2 tuần trước
15 Mục Tiêu Cá Nhân Giúp Bạn Nổi Bật Hơn So Với Đồng Nghiệp Trong Công Việc
407

4755
Lượt xem
211
Lượt chia sẻ
59
Lượt bình luận

Thật dễ dàng để hòa nhập vào trong đám đông ở nơi làm việc. Phần lớn các công nhân chọn cách ẩn danh, đặc biệt là nếu họ làm việc trong một môi trường lớn và ảo. Đi làm mỗi ngày và đóng góp vừa đủ để đáp ứng được nhu cầu công việc của bạn thì sẽ dễ dàng hơn là việc để lại ấn tượng lâu dài với đồng nghiệp.

Thật không dễ dàng để được nổi bật. Bằng cách thiết lập những mục tiêu cá nhân cho công việc, bạn có thể cố gắng làm việc để được chú ý, điều này sẽ thúc đẩy bạn thăng tiến trong công việc mà bạn mơ ước.

Đừng giải quyết các việc tầm thường hay vô danh. Hãy ước mơ lớn và nối bật giữa đám đông. Dưới đây là 15 mục tiêu cá nhân để giúp bạn nổi bật trong các đồng nghiệp.

1. Tập cách tự làm chủ

Tự chủ là nhận thức rõ ràng kĩ năng, điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Khi bạn đã xác định được điều làm bạn nổi bật và điều bạn đam mê nhất, hãy sử dụng những nhận thức đó để phát triển kĩ năng của bạn.

Sử dụng nhận thức về điểm yếu của bạn để xác định các lĩnh vực cần cải thiện. Bằng cách rèn luyện sự tự nhận thức của bạn trong các lĩnh vực này, bạn sẽ chứng tỏ bạn có khả năng tự điều chỉnh sự phát triển và tăng trưởng của mình.

2. Biết ơn những thứ mà bạn đang có

Hãy dành một chút thời gian và suy ngẫm về việc bạn đã làm việc chăm chỉ như thế nào để có được vị trí như ngày hôm nay.

Đã bao nhiêu lần bạn nộp đơn vào công việc của bạn? Bạn đã trải qua bao nhiêu cuộc phỏng vấn? Bạn đã dành bao nhiêu thời gian vào công việc này?

Bạn đã làm việc chăm chỉ để có được ngày hôm nay. Hãy biết ơn tất cả những công việc khó khăn mà bạn đã thực hiện để có được vị trí như ngày hôm nay.

Bằng cách tỏ lòng biết ơn, bạn mở ra cho mình cơ hội để đón nhận những điều tiếp theo.

3. Hào hứng đón chờ những điều sắp tới

Giữ vững lập trường hoàn hảo để có thể tích cực làm việc hướng tới mục tiêu của bạn là hành động tỏ lòng biết ơn đối với tình huống hiện tại của bạn, và cảm thấy phấn khích cho những gì sắp tới.

Hãy mong đợi những điều tốt đẹp hơn sẽ đến. Tiên liệu là bạn sẽ hoàn thành mục tiêu cá nhân và bạn đang làm việc để hướng tới công việc mơ ước của bạn. Hãy cởi mở để đón nhận những gì sắp tới theo cách của bạn.

4. Tìm kiếm những điều khác nhau

Với cương vị là đồng nghiệp của nhau, tất cả chúng ta đều mang đến những điều khác nhau cho môi trường làm việc nhóm. Người hướng nội mang suy nghĩ sâu sắc đến các vấn đề phát sinh hiện tại và người hướng ngoại thì giỏi trong các cuộc họp và thảo luận sôi nổi. Chỉ số loại Myers-Briggs là một phép đo tuyệt vời về sự khác biệt giữa các tính cách với nhau và mang đến một đánh giá thú vị về tính cách của nhóm bạn khi tương tác với nhau.

Nếu có thể, hãy yêu cầu đồng nghiệp của bạn thực hiện bài trắc nghiệm MBTI để bạn có thể tìm hiểu thêm về những điểm tương đồng và khác biệt của mình; hoặc nhận ra sự khác biệt trong tính cách của nhóm bạn và đánh giá cao việc mỗi người đều đóng góp các giá trị khác nhau cho nhóm.

5. Tận dụng những điểm mạnh khác nhau của các thành viên trong nhóm

Khi bạn tìm hiểu thêm về các tính cách khác nhau trong nhóm của mình, bạn có thể làm việc chiến lược hơn với đồng nghiệp. Một số đồng nghiệp giống như những người hướng nội, những người thích dành thời gian để xem xét thông tin trước khi đưa ra quyết định. Các đồng nghiệp khác có thể đại diện cho những người hướng ngoại, những người xuất sắc trong các cuộc thảo luận nhóm và tạo điều kiện thuận lợi cho các bài thuyết trình.

Khi bạn xác định được những điểm mạnh khác nhau của đồng nghiệp, bạn có thể lập kế hoạch cho các dự án và làm việc nhóm theo từng điểm mạnh khác nhau.

6. Quản lý xung đột một cách hiệu quả

Nếu xung đột nảy sinh giữa bạn và đồng nghiệp khác, hãy dành thời gian để đánh giá cách bạn giải quyết tình huống hơn là phản ứng trong lúc nóng giận.

Yêu cầu một cuộc họp riêng với đồng nghiệp khác và trình bày sự thật một cách khách quan. Bắt đầu một cuộc trò chuyện thực tế để thảo luận về vấn đề xung đột và sau đó tìm ra giải pháp cùng có lợi.

Làm như vậy sẽ cho đồng nghiệp và sếp của bạn biết bạn có khả năng xử lý các cuộc thảo luận trong sự bình tĩnh.

7. Là một người "chủ động"

Tình nguyện cho các dự án mới và nhiệm vụ đặc biệt. Hãy là người đầu tiên đưa tay lên.

Nếu sếp của bạn đang tìm kiếm ai đó để bước lên, hãy là người đầu tiên tình nguyện. Nó cho thấy bạn tham gia và cho bạn cơ hội học hỏi các kỹ năng mới.

8. Nói "không" khi cần thiết

Điều này có vẻ mâu thuẫn với điều trước, nhưng không!

Nếu bạn gần như kiệt sức hoặc có nhiều chuyện xảy ra trong cuộc sống cá nhân, hãy chọn nói không với công việc bổ sung nếu bạn cần.

Hãy nhận biết trạng thái tinh thần của bản thân. Nếu bạn không có khả năng đảm nhận nhiều hơn, hãy nói không hơn là nói có và không thể hoàn thành công việc hoàn hảo.

Nếu cần thiết, hãy chia sẻ với sếp của bạn một cách riêng tư, rằng đây không phải là thời điểm thích hợp để bạn đảm nhận công việc này nhưng bạn có ý định quay lại ngay khi có thể.

9. Thể hiện sự khiêm nhường

Mọi thứ không thể hoàn hảo mọi lúc. Nếu bạn phạm sai lầm, thừa nhận nó.

Hãy cho sếp của bạn hoặc đồng nghiệp biết rằng bạn đã phạm sai lầm và bạn muốn sửa nó. Nói với họ rằng bạn đã học được từ trải nghiệm này và bạn sẽ làm những điều khác để tiến về phía trước.

Rèn luyện sự khiêm tốn để bạn có thể thể hiện sự sẵn lòng làm mọi việc một cách tốt hơn.

10. Cân bằng cuộc sống và công việc

Ưu tiên việc chăm sóc bản thân để bạn phân bổ thời gian ra khỏi văn phòng cho việc tập thể dục, sức khỏe và dinh dưỡng của bạn.

Sắp xếp thời gian trước hoặc sau khi làm việc để chăm sóc bản thân. Đề xuất các cuộc đi bộ trong ngày hoặc thử tổ chức một lớp thể dục nhóm vào bữa trưa. Mời các đồng nghiệp cùng thử tham gia một lớp yoga mới.

Cho đồng nghiệp thấy rằng bạn đã cân bằng cuộc sống để bạn có thể thể hiện bản thân tốt nhất khi làm việc.

11. Giữ lời hứa

Nếu bạn cam kết hoàn thành một dự án vào một thời điểm nhất định, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ làm những gì bạn đã nói bạn sẽ làm khi bạn nói bạn sẽ thực hiện nó.

Không cam kết hoàn thành một dự án bằng khung thời gian không thực tế. Nếu bạn không thể hoàn thành, bạn chắc chắn sẽ làm tổn hại đến danh tiếng của bạn và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến những người khác về những kỳ vọng của họ về khả năng của bạn.

Thay vì cam kết nhiều hơn những gì bạn có thể thực hiện, hãy cam kết với những gì bạn có khả năng hoặc ít hơn một chút để bạn có thể thực hiện được những lời hứa của mình.

12. Tìm ra câu trả lời của bản thân

Thay vì nhanh chóng hỏi đồng nghiệp hoặc sếp của bạn khi bạn có thắc mắc, hãy cố gắng hết sức để tìm câu trả lời cho riêng mình.

Xem lại chính sách của công ty, những tiền lệ tốt nhất và các tình huống trước đó. Sử dụng tư duy phê phán để xác định cách xử lý tình huống tốt nhất và chứng minh rằng bạn có thể đưa ra quyết định hợp lý khi yêu cầu.

Sau khi thực hiện nghiên cứu của bạn, hãy trình bày tình huống cho sếp của bạn và chia sẻ cách bạn sẽ xử lý tình huống. Yêu cầu hướng dẫn để xem bạn có đi đúng hướng không. Bằng cách làm như vậy, bạn sẽ chứng minh được bản thân mình.

13. Tìm sự giúp đỡ

Nếu một tình huống phát sinh vượt quá khả năng của bạn và bạn phải yêu cầu giúp đỡ hoặc hướng dẫn, hãy làm điều đó với sự khiêm tốn.

Yêu cầu sếp hoặc đồng nghiệp giúp đỡ nhưng không làm họ tổn thương lòng tự trọng. Hãy cho họ biết rằng bạn biết ơn sự giúp đỡ của họ vì họ sẵn sàng chia sẻ kiến thức của họ. Đề nghị được hỗ trợ cho họ nếu nó cần thiết trong tương lai và trả ơn.

14. Đề nghị giúp đỡ

Nếu bạn thấy một đồng nghiệp đang gặp khó khăn, hãy đề nghị giúp đỡ họ. Đưa ra sự giúp đỡ của bạn sẽ thể hiện khả năng của bạn để làm việc như một người làm việc theo nhóm.

Nếu nơi làm việc của bạn thuê một nhân viên mới, hãy đề nghị sếp để bạn hướng dẫn họ kinh nghiệm làm việc. Hãy để sếp của bạn biết rằng bạn vui mừng khi có sự hiện diện của nhân viên mới.

Điều đó sẽ thể hiện được sự chuyên môn trong thâm niên nghề nghiệp của bạn và sự quan tâm của bạn trong việc bồi dưỡng tinh thần đồng đội và nhuệ khí cho công ty.

15. Nghỉ ngơi

Hãy dành một vài phút bất cứ khi nào bạn có thể cho sự nghỉ ngơi. Trong phòng tắm, phòng cà phê, hoặc trên tàu điện ngầm trên đường đi làm, hãy hít thở sâu và tập trung tâm trí của bạn.

Làm chậm nhịp tim của bạn và điều chỉnh nội tâm của bạn. Nhắc nhở bản thân rằng công việc có thể gây căng thẳng nhưng chúng ta không nên để căng thẳng ảnh hưởng đến chúng ta. Quay trở lại trạng thái ban đầu bất cứ khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi.

Kết luận

Hãy áp dụng danh sách các mục tiêu cá nhân này để thăng tiến nhanh hơn trên con đường sự nghiệp. Hãy để hành động của bạn to hơn lời nói.

Chứng minh với sếp và đồng nghiệp của bạn rằng bạn không có ý định ổn định công việc với những thứ tầm thường; bạn có ý định nổi bật giữa đám đông và sẽ làm như vậy bằng cách thực hiện các mục tiêu cá nhân và tích cực làm việc hướng tới công việc mơ ước của bạn.

Nguồn ảnh bìa: Unsplash từ unsplash.com