3 tuần trước
17 Mẹo Để Vượt Qua Cuộc Phỏng Vấn Bằng Điện Thoại Và Tìm Được Công Việc Xứng Đáng
413

6523
Lượt xem
149
Lượt chia sẻ
29
Lượt bình luận

Có một thứ đang cản đường bạn và công việc mơ ước của bạn: một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Cuộc phỏng vấn bằng qua màn hình là cơ hội để các công ty khoanh vùng danh sách các ứng viên có đủ điều kiện ứng tuyển hay không.

Vì vậy, nhiều ứng viên tự loại họ khỏi cuộc phỏng vấn qua điện thoại bởi không có sự chuẩn bị trước hoặc không thực hiện nghiêm túc buổi phỏng vấn này. Một cuộc phỏng vấn qua điện thoại không nên cản trở bạn sống cuộc sống mà bạn hằng mơ ước.

Dưới đây là 17 lời khuyên giúp bạn vượt qua lần phỏng vấn kế tiếp:

1. Có sự chuẩn bị

Nếu bạn đang đọc bài viết này, khả năng là bạn đang bận rộn hơn là bạn biết hay tưởng tượng. Ngay cả khi bạn lên lịch hoặc nhận lời phỏng vấn qua điện thoại, vẫn có khả năng bị kẹp giữa các cuộc họp.

Để thể hiện một cách tốt nhất, tràn đầy năng lượng và nhiệt tình, tôi khuyên bạn nên chuẩn bị và dành ra cho mình ít nhất một giờ trống trước và 30 phút sau cuộc phỏng vấn.

Bạn có thể sử dụng thời gian đó để chuẩn bị tinh thần, tập hợp danh sách các câu hỏi, tập trả lời các câu hỏi và đảm bảo bạn cảm thấy thoải mái và sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn.

2. Tác phong chuyên nghiệp

Không có gì bí mật khi nói rằng chúng ta sẽ thực hiện tốt hơn khi chúng ta có tác phong chuyên nghiệp. Khi bạn có một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, hãy ăn mặc thoải mái và giúp bạn có một khởi đầu tốt.

Mặc dù bạn sẽ có thể thực hiện cuộc phỏng vấn tại nhà hoặc một địa điểm riêng tư nào đó, hãy chắc chắn rằng bạn đang ăn mặc thật chuyên nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn được đánh giá là nhiệt tình và có sự chuẩn bị.

Phòng trường hợp, người phỏng vấn yêu cầu kết nối với bạn thông qua Zoom, Google Hangout hoặc Skype, bạn đã sẵn sàng.

3. Gửi lý lịch và thư xin việc của bạn trước cuộc gọi

Để lịch sự, hãy gửi sơ yếu lý lịch và thư xin việc của bạn trước cuộc phỏng vấn bằng hình ảnh. Bạn không bao giờ biết người phỏng vấn bạn đã có một ngày bận rộn hay sự thay đổi kế hoạch buộc anh ấy hoặc cô ấy phải làm việc tại nhà thay vì văn phòng nơi cá nhân có quyền truy cập vào tập tin của mình.

Nhiều lần trong sự nghiệp của mình, một sự thay đổi vào phút cuối hoặc sự hợp tác với các nhân viên hỗ trợ đã khiến tôi phải vật lộn vào những phút cuối để tìm một sơ yếu lí lịch của ứng cử viên. Thật là xấu hổ khi lạc mất một sơ yếu lý lịch và phải yêu cầu người được phỏng vấn gửi lại nó.

Bạn có thể loại bỏ những rắc rối cho người phỏng vấn và kiếm thêm điểm bằng cách gửi lại cả hai tài liệu trước cuộc gọi của bạn. Một tin nhắn đơn giản là đủ, chẳng hạn như "Tôi rất mong chờ cuộc nói chuyện với bạn sau một giờ nữa và tôi đang gửi lại sơ yếu lý lịch của mình để đảm bảo nó nằm ở đầu hộp thư đến của bạn."

4. Tìm hiểu người sẽ phỏng vấn bạn

Một khi cuộc phỏng vấn của bạn được sắp xếp, hãy chắc chắn để tìm hiểu người sẽ thực hiện nó.

Bạn sẽ muốn tìm kiếm người đó trên Google và kiểm tra tài khoản mạng xã hội của họ. Khi bạn tìm hiểu người phỏng vấn, hãy cố gắng hiểu được nhân cách và sở thích nghề nghiệp của họ.

Khi bạn xác định được những sở thích đó, hãy nhớ chúng trong cuộc phỏng vấn, nhưng đừng xoáy sâu vào chúng, bởi vì bạn sẽ không muốn làm cho người phỏng vấn thấy khó chịu. Hãy đi theo sự dẫn dắt của anh ấy hoặc cô ấy. Nếu người phỏng vấn thích thú với câu hỏi hoặc ý kiến của bạn, bằng mọi cách, hãy tiếp tục cuộc trò chuyện.

Tôi luôn ấn tượng khi một người nào đó mà tôi hẹn phỏng vấn có cơ hội tìm hiểu điều gì đó về tôi trước. Điều này làm tôi hứng thú và là điều quan trọng trong công việc của tôi.

5. Tìm hiểu thông tin công ty

Ngoài việc tìm hiểu người phỏng vấn, hãy chắc chắn rằng bạn tìm hiểu cả công ty bạn ứng tuyển.

Hỏi những người mà bạn quen biết nếu họ biết bất kỳ ai làm việc hoặc đã làm việc cho tổ chức này. Thực hiện tìm kiếm công ty trên Google và chú ý tìm hiểu nhiều hơn trang đầu tiên của phần tìm kiếm.

Nếu có các đánh giá về công ty trên Yelp, hãy xem xét cẩn thận những điều đó và tìm kiếm các xu hướng cũng như các đánh giá được đăng gần đây. Mặc dù các bài đánh giá mới rõ ràng là nguyên nhân khiến tạm dừng các đánh giá cũ hơn - tùy vào bản chất của chúng - cũng có thể có vấn đề.

6. Kiểm tra danh sách nhân viên hoặc phần
"Giới thiệu" trên trang web của công ty

Một phần khi bạn tìm hiểu về một công ty là đánh giá xem bạn có biết nhân viên hoặc thành viên hội đồng quản trị có liên quan đến công ty hay không.

Hầu hết các tổ chức liệt kê nhân viên hoặc thành viên hội đồng quản trị của họ trong phần "Giới thiệu" hoặc "Nhóm của chúng tôi" trên trang web. Trước một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, hãy kiểm tra những phần này để xác định xem bạn có biết ai đó làm việc cho công ty không. Nếu có, hãy liên hệ với người đó để yêu cầu một cuộc phỏng vấn qua điện thoại để tìm hiểu thêm về công ty.

7. Hãy nhớ phỏng vấn là một con đường hai chiều

Việc đại diện công ty muốn tìm hiểu về bạn với tư cách là người được phỏng vấn cũng nhiều như việc bạn muốn tìm hiểu về tổ chức.

Cố gắng tìm tòi thông tin về công ty, về công việc mà bạn đang ứng tuyển cũng như người quản lý mà bạn sẽ báo cáo. Bạn cũng sẽ muốn đặt câu hỏi để đánh giá quá trình phỏng vấn.

Ngoài ra, vì văn hóa rất quan trọng và sẽ cho phép hoặc làm chậm khả năng thực hiện công việc của bạn, nên hãy đặt câu hỏi để đánh giá văn hóa công ty, chẳng hạn như "Nhân viên của công ty nói họ thích gì nhất khi làm việc cho tổ chức?" "Nhân viên nói không thích gì nhất?" hoặc "Công ty làm gì để tạo ra và duy trì văn hóa lành mạnh nơi làm việc?"

8. Khai thác các câu hỏi trước khi phỏng vấn

Trước khi phỏng vấn, hãy khai thác một danh sách các câu hỏi về công ty, vị trí mà bạn đang ứng tuyển, cơ hội phát triển trong công ty, ứng viên lý tưởng cho vị trí này, v.v. Điều này sẽ cứu bạn khỏi những rắc rối khi phải nghĩ về câu hỏi tại chỗ trong cuộc phỏng vấn.

Tôi thấy rằng một khi tôi trở nên lo lắng, sẽ khó khăn hơn rất nhiều để đưa ra các câu hỏi tại chỗ, và các cuộc phỏng vấn có thể gây lo lắng khi không có chuẩn bị.

9. Đứng trong buổi phỏng vấn

Tôi đào tạo các nhà lãnh đạo và, thật tình cờ, các sinh viên tốt nghiệp trở thành diễn giả.

Tôi khuyên họ nên đứng trong suốt các cuộc phỏng vấn qua phương tiện truyền thông. Tôi thấy rằng nó giúp người nói truyền đạt tốt hơn, và nó giảm sự dẫn tới việc quá thoải mái trong một cuộc phỏng vấn và nói điều gì đó không phù hợp.

Cũng như vậy, tôi khuyên người được phỏng vấn đứng ít nhất là một phần của cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

10. Để người phỏng vấn nói chuyện

Mặc dù bản chất là bạn đặt câu hỏi trong một cuộc phỏng vấn nhưng bạn không nên chi phối cuộc trò chuyện.

Hầu hết mọi người thích nói về bản thân và công ty mà họ đại diện, và công việc của bạn như một người được phỏng vấn là phải tìm sự cân bằng giữa việc để người phỏng vấn nói chuyện và đưa vào xen kẽ các câu hỏi khi thích hợp.

Tôi không khuyên bạn giữ im lặng - bạn muốn người phỏng vấn tìm hiểu về bạn nhưng bạn nên đảm bảo rằng người phỏng vấn có nhiều cơ hội để làm việc mà hầu hết mọi người làm tốt nhất: nói về bản thân và công việc của họ.

11. Tránh làm việc riêng

Tất cả chúng ta đều bận rộn, và hầu hết chúng ta đều có những danh sách việc cần làm không thể hoàn thành.

Khi chúng ta có nhiều ngày đáo hạn và nghĩa vụ, thông thường là ta muốn tận dụng mọi thời điểm rảnh rỗi.

Khi tiến hành hoặc tham gia một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, hãy sẵn sàng nhất có thể. Điều này nghĩa là hạn chế làm việc riêng, như là trả lời email, tin nhắn hay tin nhắn mạng. Hoặc có thể là tra cứu về công ty trong cuộc phỏng vấn.

Dù việc riêng đó có ý nghĩa gì đối với bạn, đơn giản là đừng làm điều đó, đặc biệt là trong khi đang phỏng vấn.

12. Tiến hành phỏng vấn qua điện thoại ở nơi có ít tiếng ồn

Một chủ đề chung trong suốt bài viết này là hầu hết chúng ta có cuộc sống bận rộn. Vì vậy, rất là tự nhiên khi ai cũng có nhiều việc để làm.

Nếu bạn có điều kiện để thực hiện một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ nhà hoặc văn phòng riêng nơi có ít tiếng ồn, hãy tận dụng. Bạn cũng có thể thuê một không gian làm việc chung hoặc hỏi một người bạn cho bạn mượn văn phòng của người đó.

Dù bạn làm gì, hãy chọn một nơi ít có tiếng ồn và ít người. Người phỏng vấn bạn không cần phải cố gắng để nghe những gì bạn đang nói hoặc nói thi với tiếng ồn xung quanh.

Khi tôi đang phỏng vấn một ứng cử viên và bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn xung quanh, tôi dần thấy nản và sự tập trung của tôi có thể chuyển từ việc nói chuyện với ứng viên thành im lặng bởi vì tiếng ồn. Đừng ép người phỏng vấn của bạn phải chọn.

13. Hãy đúng giờ

Đừng để người phỏng vấn chờ đợi. Điều này vừa thô lỗ vừa không chuyên nghiệp, và nó có thể làm hại bạn.

Nếu bạn có thể làm theo lời khuyên trước đó của tôi và không sắp xếp các cuộc hẹn khác trong vòng một giờ trước cuộc phỏng vấn qua điện thoại, bạn sẽ không cần phải vội vã vì cuộc phỏng vấn của mình.

Nếu bạn thấy rằng mình sẽ đến trễ, hãy chắc chắn nói trước cho người phỏng vấn ít nhất 15-20 phút trước khi bắt đầu cuộc gọi.

14. Tập trung vào cách bạn có thể và sẽ giúp

Hãy đối mặt với điều này: mọi người đều có bản chất là yêu chính mình.

Khi bạn bước vào một cuộc phỏng vấn mà chỉ tập trung vào việc bạn có thể giải quyết vấn đề của nhà tuyển dụng như thế nào, bạn sẽ tự chia cắt mình và việc ứng cử của bạn.

Hãy suy nghĩ về những thử thách mà bạn có khả năng giải quyết và sau đó, chia sẻ về việc bạn tham gia vào nhóm sẽ mang lại lợi ích gì cho công ty, chứ không chỉ riêng bạn.

15. Thực hiện cuộc phỏng vấn một cách nghiêm túc

Đừng cho rằng bạn sẽ có cơ hội gặp mặt trực tiếp với đại diện công ty. Đừng hạ thấp tiêu chí sẽ được đánh giá trong các cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Tôi đã từng ứng tuyển vào một vị trí ở Bờ Đông khi sống ở Bờ Tây. Trong khi cuộc phỏng vấn đầu tiên của tôi là trực tiếp thì cuộc phỏng vấn của tôi với một nhà lãnh đạo cấp cao là qua điện thoại. Tôi tham gia vào cuộc phỏng vấn với suy nghĩ nó sẽ dễ dàng hơn tưởng tượng.

Kể từ lúc nhà lãnh đạo phỏng vấn trên điện thoại với tôi, tôi đã rất căng thẳng. Tôi phải nhanh chóng điều chỉnh lại để giải quyết những câu hỏi với cường độ dồn dập cho tôi.

Cho tới nay, hơn sáu năm sau đó, cuộc phỏng vấn qua điện thoại đó vẫn là một trong những cuộc phỏng vấn khó khăn nhất tôi từng có. May mắn là, tôi vẫn được mời làm việc, nhưng trải nghiệm vẫn nổi bật như là một bài học kinh nghiệm.

16. Gửi một lời cảm ơn

Lòng tốt bị đánh giá thấp. Chúng ta sống trong một xã hội nơi hầu hết mọi người đều quá bận rộn.

Khi phải đối mặt với áp lực mạnh mẽ sẽ có thể dễ dàng đánh giá thấp vai trò của lòng tốt. Nhưng khi ai đó chia sẻ một phần trong ngày với bạn bằng cách đưa cho bạn một cuộc phỏng vấn, bạn nợ người đó và chính bạn một lời cảm ơn sau cuộc phỏng vấn.

Lời cảm ơn có thể thông qua email, thư từ hoặc một tấm thiệp. Vì vậy, rất ít người làm điều này nên những người làm như vậy sẽ nổi bật hơn.

Hãy trở thành một cá nhân ghi nhớ những cử chỉ tốt bụng và sự lịch sự chuyên nghiệp này.

17. Hãy tích cực

Năng lượng thực sự lan truyền. Nếu bạn không tin tôi, hãy cân nhắc việc khóa mình lại trong phòng trong một giờ với những người đang buồn bã. Khi bạn rời khỏi phòng, bạn sẽ buồn bã ngay cùng với họ. Điều tự nhiên là bạn phản chiếu người khác ngay cả khi bạn không nhận ra mình đang thế.

Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại tiếp theo của bạn, hãy phản chiếu sự tích cực, cả về vị trí lẫn công ty và quan trọng nhất là bộ kỹ năng của bạn. Người phỏng vấn sẽ tiếp nhận năng lượng và sự tích cực của bạn và điều đó sẽ mang lại thiện chí.

Tôi không thể nói với bạn bao nhiêu lần tôi đã phỏng vấn các ứng viên giao tiếp không có hứng thú hoặc sự nhiệt tình. Vượt qua cuộc phỏng vấn đã khó, chưa kể tôi cứ nghĩ về việc sẽ thế nào nếu làm việc với người đó hàng ngày.

Tích cực không chỉ giúp bạn cảm thấy tốt hơn mà còn giúp cả người phỏng vấn bạn.

Nếu bạn đã đọc bài viết này và muốn thêm các mẹo khác, vui lòng tweet liên kết đến bài viết này và đề cập tới điều bạn tin rằng tôi đã bỏ lỡ. Sử dụng hashtag #AceIt khi bạn làm thế.

Nguồn ảnh bìa: Unsplash từ unsplash.com