Đã bao giờ bạn tiếp tục theo đuổi một điều gì đó dù cho nó không còn có giá trị với bạn nữa? Có thể đó là một chương trình đại học hay một công việc không có triển vọng nhưng bạn không dám từ bỏ. Cũng có thể là bạn luôn giữ một mối quan hệ chỉ vì bạn đã hứa rằng sẽ gắn bó thật lâu. Đôi khi, chúng ta biện minh cho việc duy trì một điều gì đó bằng việc nhìn vào những nỗ lực mà ta đã cố gắng cho tình trạng của mình.
Nhiều người quyết định làm một công việc nào đó vì nó có ích cho quá trình rèn luyện của mình. Khi đầu tư thời gian và tiền bạc để có một tấm bằng, chúng ta nghĩ rằng mình nên sử dụng nó. Có thể bạn ghét công việc của bạn, nhưng bạn chỉ nghĩ được rằng mình sẽ lại kiếm những vị trí tương tự với trách nhiệm và một mức lương như vậy hoặc có thể tốt hơn một chút. Dường như bạn cảm thấy bị bế tắc bởi những quyết định của mình, nhưng bạn không cần phải như vậy.
Dù làm bất kể điều gì, hãy làm nó vì bạn yêu nó
Nguồn ảnh: Source
Khi cố gắng tìm ra bí quyết để lựa chọn nghề nghiệp, bạn dễ bị ảnh hưởng bởi loại công việc và kiểu đào tạo mà bạn đã trải qua. Nhìn chung, bạn nhận được tấm bằng hoặc chương trình đào tạo ở một lĩnh vực mình yêu thích thì bạn sẽ tìm được một công việc trong lĩnh vực đó.
Nếu bạn quyết định bỏ việc, khả năng cao là bạn sẽ tìm được những công việc tương tự với mức lương và trách nhiệm tương đương. Bạn hầu như không cân nhắc xem liệu bạn vẫn thích việc bạn làm hay không - bạn thấy bị bắt buộc phải tiếp tục con đường sự nghiệp này mặc cho cảm xúc của bạn là gì.
Đây là lý do khiến mọi người bị bế tắc trong những công việc mà họ không thích. Thay vì nghĩ về những điều khiến bạn trở thành phiên bản tốt nhất và hạnh phúc nhất của chính mình, bạn có thể bị cám dỗ nhằm duy trì tình trạng này. Nhiều người trong chúng ta làm vậy bởi chúng ta sợ lãng phí những nỗ lực của mình.[1]
Những người khác thì cảm thấy rằng sự kiên trì của họ cuối cùng cũng sẽ có giá trị, và việc thay đổi định hướng sẽ không phù hợp với những gì họ tạo ra về chính họ và việc kinh doanh của họ.[2] Họ sẵn sàng chấp nhận chi phí chìm vì họ tin rằng tình hình sẽ được cải thiện.
Đừng bị mắc kẹt bởi những chi phí chìm
Nguồn ảnh: Source
Sự ngụy biện cho chi phí chìm được hiểu là bạn phải tiếp tục con đường đó vì bạn đã đầu tư quá nhiều vào con đường phát triển sự nghiệp hoặc những nỗ lực của bản thân. Chúng ta có thể lo sợ bị thua lỗ nên ta tránh khả năng được lợi hơn bằng việc thay đổi hướng tiếp cận.[3]
Nếu bạn đang phân vân cách để lựa chọn sự nghiệp cho mình, và bạn kiếm một công việc chỉ vì nó tận dụng được những thứ bạn đã được học, rồi sau đó bạn có thể lo về chi phí chìm nhiều hơn là niềm hạnh phúc và thành công trong tương lai của mình. Không dám từ bỏ sự nghiệp mà bạn không được toại nguyện có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị mắc kẹt trong bẫy "đầu tư cho công việc", một sự thay đổi của ngụy biện cho chi phí chìm.[4]
Các doanh nghiệp cũng rơi vào con đường này vì họ đã dành nhiều thời gian và tiền bạc vào những dự án, kế hoạch. Ví dụ, một doanh nghiệp có thể vay tiền để mở một chi nhánh khác. Họ lý luận rằng vì công việc kinh doanh đang rất thuận lợi ở cơ sở 1, thì việc thành công ở cơ sở 2 là điều chắc chắn.
Sau khoảng một năm, họ nhận ra rằng cơ sở 2 đang bị cạn kiệt tài chính, và cách duy nhất để ngừng lại đó là giảm chi phí để cho một cơ sở tiếp tục hoạt động. Những con số không biết nói dối, nhưng mặc cho những chứng cứ thuyết phục đó, họ vẫn gặp khó khăn trong việc cắt giảm những mất mát. Vị doanh nhân đó luôn đau đáu về những nỗ lực, thời gian và cảm xúc đã đổ vào cơ sở 2 này.
Từ quan điểm của một người ngoài cuộc, ta có thể dễ thấy rằng vị thương nhân trong ví dụ trên hoặc bất kỳ ai đó mắc kẹt trong một sự nghiệp không có hứa hẹn hãy nên thử nghiệm một điều gì đó mới mẻ. Càng khó hơn khi không bận tâm đến chi phí chìm nữa nếu ta đối mặt với chính mình.
Bạn không phải là người chỉ giỏi một thứ
Chỉ vì bạn đăng ký một khóa học nào đó ở trường không có nghĩa là bạn sẽ học môn đó cả đời. Khi muốn tìm ra cách để quyết định sự nghiệp của mình, bạn hãy tự hỏi bản thân những câu dưới đây:
- Bạn thích làm gì? Nếu bạn đam mê công việc của mình, thì nó sẽ không giống như một gánh nặng nữa.
- Kỹ năng gì là cần thiết cho công việc này? Ta thường nghĩ tới bằng cấp hoặc chương trình đào tạo sơ cấp như một lựa chọn mặc định, nhưng đôi khi đó lại không phải là lựa chọn tốt nhất. Nếu bạn cần thay đổi một điểm cốt yếu, thì những kỹ năng có thể chuyển đổi mà bạn có là gì, và bạn cần đào tạo thêm kỹ năng gì để thành công? [5]
- Bạn có phát triển được gì từ công việc này không? Hiện nay, trung bình nhân viên gắn bó với công ty khoảng 4.2 năm trước khi nhảy việc.[6] Loại kỹ năng gì bạn xây dựng được từ công việc hiện tại? Bạn có thể thúc đẩy sự phát triển của mình như thế nào để tới vị trí mà bạn đạt được một sự nghiệp như mong ước?
- Bạn có nhiều cơ hội để làm việc với những người khác nhau không? Xây dựng một mạng lưới quan hệ hiệu quả là một trong những điều bạn có thể làm thật chuyên nghiệp. Không chỉ hạnh phúc hơn nơi công sở, bởi nếu bạn quyết định thay đổi công việc, bạn sẽ có cả một mạng lưới quan hệ vững chắc. [7]
- Trong 3 năm nữa công việc này có thể tạo ra những cơ hội gì? Xem xét về những kỳ vọng của bạn về mức thu nhập trong ba năm tới. Công việc này có cho bạn những gì bạn muốn không? Nếu không, nó giúp bạn tiến tới mục tiêu cuối cùng như thế nào?
- Công việc này có thể giúp bạn trở thành người bạn muốn không? Được truyền cảm hứng từ công việc bạn làm có thể làm bừng sáng cả những ngày tăm tối nhất. Bạn thấy công việc này có ý nghĩa chứ?[8] Nó có mang bạn lại gần hơn tới phiên bản tốt nhất của chính bạn?
Biết khi nào giữ và khi nào buông
Nguồn ảnh: Source
Bạn không thể hồi phục lại những chi phí chìm, nhưng bạn không cần phải kéo dài mãi vòng lặp mất mát này. "Tôi đã dành rất nhiều thời gian cho việc này rồi" không phải là lời bao biện tốt để tiếp tục rơi vào con đường đó nữa.
Quyết định chuyển hướng không có nghĩa là bạn thất bại. Chẳng có ý nghĩa gì khi cứ tiếp tục đầu tư vào thứ không phù hợp với bạn. Mặc dù bạn có thể cảm thấy mình đã lãng phí một trải nghiệm hoặc bị mất thời gian, nhưng hãy tin rằng bạn đã học được những điều có giá trị sau khi trải qua quá trình đó. Nó không theo những gì bạn mong muốn không có nghĩa là bạn mất mát hoàn toàn.
Thành công và theo đuổi ước mơ không loại trừ nhau. Sử dụng những gì bạn biết để tiếp tục phát triển, và đừng nản chí nếu bạn phải thay đổi hướng đi.
Tài liệu tham khảo
[1] | ^ | Psychology Today: Không Bận Tâm Đến Chi Phí Chìm: Bí Quyết Thoát Khỏi Quá Khứ |
[2] | ^ | Ryan Doody: Sự Ngụy Biện Cho Chi Phí Chìm Không Phải là Sự Ngụy Biện |
[3] | ^ | Learning Loft: Tại Sao Kiên Trì Có Thể Ảnh Hưởng Tới Sự Nghiệp Của Bạn |
[4] | ^ | Lifehacker: Đừng Để Cái Bấy Đầu Tư Cho Công Việc Ngăn Bạn Thay Đổi Sự Nghiệp Của Mình |
[5] | ^ | The Muse: 8 Bước Cho Một Thay Đổi Sự Nghiệp Hoàn Toàn Thành Công |
[6] | ^ | Bureau of Labor Statistics: Bản Tóm Tắt Thời Gian Dành Cho Một Công Việc Của Nhân Viên |
[7] | ^ | CareerShifters: Bí Quyết Để Thay Đổi Sự Nghiệp Khi Bạn Không Biết Phải Làm Gì |
[8] | ^ | Forbes: Năm Cách Để Chỉ Ra Nếu Bạn Cần Thay Đổi Công Việc |