6 tháng trước
7 Điều Quan Trọng Mà Công Việc Đầu Tiên Đã Dạy Chúng Ta
355

8340
Lượt xem
326
Lượt chia sẻ
112
Lượt bình luận

Bước vào ngưỡng cửa nghề nghiệp lần đầu tiên sẽ giúp ta học được nhiều bài học nhưng nó cũng không kém phần đáng sợ. Hầu hết chúng ta có việc làm khi còn khá trẻ và sự nhận thức được rằng chúng ta sẽ dành gần hết cuộc đời mình để cống hiến trực tiếp cho một người nào đó không phải là bản thân chúng ta, không phải là điều dễ dàng có thể chấp nhận.

Vấn đề là, công việc đầu tiên của chúng ta cho dù có kỳ quặc đến đâu chăng nữa cũng sẽ lưu lại trong ta; nó sẽ dạy ta những điều mà chúng ta không bao giờ học được ở nơi khác, và đến một chừng mực nào đó nó sẽ uốn nắn chúng ta thành hình mẫu mà chúng ta sẽ trở thành trên bước đường nghề nghiệp sau này. Dưới đây là 7 bài học quan trọng mà bạn sẽ học được từ công việc đầu tiên của bạn.


people skills

1. Kỹ năng con người (People Skills) chiếm 90% của mọi công việc

10% còn lại gồm có những kỹ năng thực sự mà bạn học ở trường hoặc tích lũy được trong suốt quá trình làm việc. Vấn đề là, không phải chúng ta ở mãi trong một cái bong bóng; chúng ta sẽ phải giao thiệp với mọi người khá thường xuyên.

Biết cách giao tiếp hiệu quả cũng như nói chuyện có duyên, sẽ là phần khó nhất của công việc (đối với một số người trong chúng ta). Thậm chí khi bạn làm việc ở nhà như một người độc lập, bạn vẫn phải trả lời và tương tác với người thật.

2. Bạn cần phải đi trước hai bước

Thành công của chúng ta trong công việc - bất kể là việc gì - thì ít phụ thuộc vào những khoảnh khắc, thời điểm hay dự án hiện tại, mà nó phụ thuộc nhiều vào những thứ kế tiếp. "Nhìn xa trông rộng" là thứ ta sẽ học rất sớm, cho dù đó là lường trước nhu cầu của một khách hàng trước khi họ lên tiếng hay là đoán trước yêu cầu sắp tới của sếp.

Nếu công việc đầu tiên dạy cho chúng ta bất cứ thứ gì, thì một trong những cách nhanh nhất để tự làm nổi bật bản thân trong công ty là luôn dẫn đầu. Đừng ngồi đợi chỉ bảo phải làm việc gì, và cũng đừng gánh vác hết mọi việc, nhưng nếu bạn có cơ hội để nhảy vào một nhiệm vụ đang cần hoàn thành mà không cần ai phải chỉ thị, nhiều khả năng bạn sẽ được khen thưởng.

3. Đừng (quá) sợ mắc sai lầm

Chúng ta đều biết rằng con người học hỏi từ những sai lầm. Khoa học lại cho ta biết chúng ta có lẽ học tốt hơn từ những thắng lợi. Tôi nghi ngờ là sự thật nằm đâu đó ở chính giữa 2 điều trên.

Khi bạn phải đối mặt với vấn đề trong công việc, gần như chắc chắn thỉnh thoảng bạn sẽ mắc lỗi. Đó chính là "đường cong học tập"; sếp thông cảm rằng bạn vẫn còn đang làm quen với công việc. Vấn đề là, học là chuyện cả đời. Bạn sẽ mắc những sai lầm. Khiếp sợ chúng, hoặc luôn luôn hành động thận trọng để tránh xa chúng sẽ khiến cuộc sống bạn khó khăn hơn.


business

4. Làm quen với sự đơn điệu

Ngoại trừ vài trường hợp ngoại lệ, hầu hết những công việc ngoài kia chán ngắt một cách đau khổ. Có thể có những thay đổi nhỏ trong suốt quá trình, nhưng trong khoảng thời gian chính, công việc của chúng ta chỉ gồm những hoạt động lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác.

Quan trọng là bạn phải biết học cách tìm ra lợi thế của một cuộc sống có thể đoán trước; bạn sẽ phải tìm những cách riêng để thỉnh thoảng thay đổi mọi thứ và xen một vài sắc thái mới vào giờ làm việc của bạn.

5. Bạn sẽ làm việc với những người mà bạn không thích

Đây có lẽ là bài học quan trọng nhất từ công việc đầu tiên của chúng ta. Thật là một sự cám dỗ khi chúng ta nghĩ rằng sau khi chấp nhận công việc, bạn sẽ được làm chung với những người cùng chung chí hướng và có nhiều điểm tương đồng với bạn. Điều này khác xa sự thật. Trong thực tế, đôi khi bạn có thể cảm giác là bạn thà "làm việc với cái đầu gối" còn sướng hơn.

Tôi đã bắt đầu công việc đầu tiên vào năm tôi 11 tuổi tại một công ty chuyên cho thuê. Họ cho thuê bàn ghế, lều trại, thiết bị điện và hàng tá những thứ khác mà tôi không thể kể ra hết. Dường như hầu hết những nhân viên khác làm ở đó nhìn giống như từng ở tù ra, ăn mặc như thủy thủ và hút thuốc liên tục. Không cần phải nói, chúng tôi không có cuộc dã ngoại nào với nhau, và nếu có, tôi cũng sẽ viện lý do thật hay để ở nhà.


job security

6. Chấp nhận rằng công việc nào cũng rủi ro

Đối với hầu hết chúng ta, được nhận vào làm việc là một lý do tốt để ăn mừng. Đó là đỉnh điểm của một quá trình phỏng vấn mất thời gian, chờ đợi và lo lắng, có thể kéo dài hàng tháng. Không may là, những gì xảy ra tiếp theo cũng không có gì chắc chắn.

Trừ khi bạn là con gái rượu của giám đốc điều hành, nếu không công việc của bạn không có gì là đảm bảo. Và sự ổn định tài chính của bạn cũng vậy. Không nên xem bất cứ điều gì là hiển nhiên - đây là một trong những bài học quan trọng nhất trong cuộc sống mà bạn sẽ học.

7. Được nhận vào làm việc chỉ mới là bước khởi đầu

Vậy là bạn đã tìm được việc làm. Điều đó thật tuyệt vời nhưng bạn vẫn chưa biết chút gì về những thứ mà bạn cần biết về công việc và quan trọng hơn là cách hòa nhập vào văn hóa của công ty.

Có nhiều người bạn cần biết tên và có nhiều thủ tục của công ty bạn cần phải nhớ. Chỉ vì bạn đang làm việc ở đó không có nghĩa là bạn đứng ngang hàng với những đồng nghiệp mới; bạn cần phải tốn thời gian và công sức để biến mình thành một mảnh ghép giá trị. Hãy tìm ra sức mạnh của bản thân và những kỹ năng nào bạn có thể phô diễn mà người khác không thể để làm cho bạn trở nên thực sự có giá trị.