6 tháng trước
9 Điều Bạn Cần Phải Làm Để Thoát Khỏi Áp Lực Công Việc
285

4452
Lượt xem
303
Lượt chia sẻ
95
Lượt bình luận

Tôi đoán rằng có rất nhiều độc giả - Người đã hoặc chưa đọc bài này không có ý định từ bỏ công việc hay nghề nghiệp hiện tại của họ. Có thể khi bạn đọc bài viết này, bạn cũng giống như họ, bởi vì bạn đang phải lao đầu vào một đống công việc hiện tại; bạn chẳng có kế hoạch nào cả. Khi còn trẻ, bạn không biết đam mê của mình là gì hoặc là khi ấy bạn thiếu tầm nhìn xa, không có người định hướng. Nhưng đừng lo lắng, không bao giờ là quá muộn bạn ạ! Đừng để công việc làm cuộc sống của bạn ngày càng trở nên tồi tệ, "ngày mai sẽ là một ngày khác". Vì vậy hãy tập trung vào những điều tích cực. Làm theo 9 cách sau sẽ giúp bạn thoát khỏi được những cảm xúc tiêu cực mà công việc đem đến cho bạn:

1. Bạn biết mình tuyệt vời thế nào

Khi không vui hay cảm thấy bế tắc, chúng ta có thể thất vọng về bản thân mình, cảm thấy không có cách nào để giải quyết vấn đề hay nghĩ theo hướng tiêu cực. Đừng làm như vậy! Tất cả chúng ta, bạn và tôi,chúng ta đều đặc biệt, duy nhất và tài giỏi. Vì vậy đừng để bất kì ai tác động đến bạn theo hướng ngược lại. Đặc biệt là chính bạn, đừng tự ti nữa nhé!

2. Tập trung vào những điều quan trọng trong cuộc sống

Có thể bạn sẽ bắt đầu chơi tennis hay xem trận đấu bóng rổ trên tivi, đọc quyển sách yêu thích hay bắt đầu một sở thích mới. Gạt bỏ những điều không hay bằng những điều tích cực khác. Những thứ quan trọng mà bạn đang làm hay sắp sửa làm. Hãy chuyển sự quan tâm đến những điều tốt đẹp.

3. Biết ơn những gì bạn có

Khi bạn đang bế tắc với công việc thì sẽ rất khó để cảm thấy những điều tuyệt vời khác trong muôn mặt cuộc sống. Mọi người thường mang cảm xúc khó chịu khi từ cơ quan về nhà và bắt những người thân phải chịu đựng tâm trạng tồi tệ đó cùng mình. Khi bạn làm điều đó, vô tình bạn làm khổ cả những người thân và bạn bè một cách vô cớ. Hãy để mọi công việc lại cơ quan, đừng mang nó theo về nhà. Khi bạn vừa về đến nhà lại có một núi công việc đang chờ sẵn rồi, phải chuẩn bị bữa tối, kiểm tra hóa đơn, chăm sóc người thân trong gia đình. Hãy dành nhiều năng lượng hơn vào cuộc sống của chính mình, cảm xúc của bạn sẽ tích cực hơn đấy!

4. Tìm ra niềm đam mê của bạn

Bạn có thích nấu ăn không? Có thể bạn sẽ tìm thấy một công việc kinh doanh ăn uống. Bạn thích chơi guitar chứ? Bạn có thể dạy guitar hoặc tham gia vào một ban nhạc. Bạn có thích đọc sách không? Bạn có thể mở một website và truyền cảm hứng cho người khác. Nhiều người nghĩ rằng những đam mê của họ tách biệt với công việc và cuộc sống nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Một ngày nào đó, khi bạn tìm thấy niềm đam mê của mình, bạn có thể tìm ra cách để kiếm tiền từ chính niềm đam mê ấy. Chỉ cần có lòng quyết tâm và chút sáng tạo.

5. Viết ra những điều bạn mong muốn trong ​​​​​​​công việc

Khi tôi còn ngồi trên ghế nhà trường, thời gian đó tôi vẫn chẳng có định hướng nào cho nghề nghiệp tương lai của mình cả. Một ngày, tôi đọc được một cuốn sách trong đó nêu ra những mong muốn trong cuộc sống và nghề nghiệp với nội dung: "Trong tương lai bạn muốn có một công việc như thế nào? Và sau đó tôi liệt kê ra những điều này: "Lịch trình công việc", "Có nhiều kỳ nghỉ", "Mình sẽ dạy người khác", "Mình sẽ dành thời gian cho con cái". Một cách đơn giản giúp tôi tập trung vào những điều có ý nghĩa. Và thật may, một năm sau tôi đã tìm được mục đích công việc mà tôi sẽ theo đuổi dựa vào những mục tiêu mà tôi xây dựng dựa trên mong muốn của chính tôi. Và bạn thấy đấy, bạn cũng có thể làm giống như tôi.

6. Lập kế hoạch

Bạn hãy thử hình dung: Nếu bạn có một chiếc ô tô và muốn đến một nơi bạn chưa từng đến, bạn sẽ làm gì? Đầu tiên, bạn phải có địa chỉ nơi bạn muốn đến, sau đó nhập địa chỉ muốn đến vào địa chỉ GPS của bạn. Nó sẽ hướng dẫn bạn đi tiếp. Vậy đấy, bạn cũng cần phải làm điều tương tự với nghề nghiệp tương lai của bạn. Nếu bạn không biết nơi bạn muốn đến và sẽ đến đó bằng cách nào, bạn sẽ phải loay hoay chán chê, và thậm chí bị "lạc đường". Vì thế hãy lập một kế hoạch chi tiết cho mình bạn nhé!

7. Tưởng tượng

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sâu trong tiềm thức con người không thể phân biệt sự khác nhau giữa tưởng tượng và thực tế. Vì vậy nếu bạn nhắm mắt lại và tưởng tượng rằng bạn đang hạnh phúc và hài lòng với nghề nghiệp hiện tại, tiềm thức sẽ nghĩ nó là một cảm giác thật sự, và nó sẽ hiện ra rõ nét hơn. Thật hạnh phúc biết bao khi mỗi  sáng thức dậy bạn không phải chờ đợi để đi làm. Hãy để những cảm xúc tích cực như thế song hành cùng với bạn, trong ngập tràn vui vẻ và yêu đời sẽ khiến bạn thực sự sống có ý nghĩa.                       

8. Hành động

Đừng có ngồi đâu cũng phàn nàn về công việc, tôi biết có rất nhiều người có thói quen này, tôi luôn muốn nói với họ: "Đừng ngồi đó, hãy làm gì có ích đi!". Kêu ca, càm ràm chẳng giải quyết được vấn đề gì cả, chỉ có làm mọi việc tồi tệ hơn mà thôi. Tiêu cực, tiêu cực và ngày càng trở lên tồi tệ, hãy lên mạng và tìm một công việc khác. Lại bắt đầu đi xin việc hoặc là bắt đầu tự kinh doanh. Khi đã đến lúc hãy từ bỏ công việc bạn đang làm và bắt đầu với công việc mới, hi vọng mới.

9. Đừng từ bỏ hi vọng

Bạn nên nhớ rằng, ông trời chẳng tuyệt đường ai bao giờ. Có rất nhiều người thành công trong công việc, có những người khác thì lại không. Người ta cũng phải phấn đấu rất nhiều năm trong cuộc đời để đến được cái đích vinh quang. Đó là thành tựu trong nghề nghiệp. Nếu bạn gặp khó khăn và từ bỏ thì chắc chắn bạn sẽ chẳng bao giờ đến được đó đâu. Vì vậy hãy quyết tâm thay đổi nếu biết chắc sớm muộn gì điều đó cũng xảy ra.

Tôi biết bạn có động lực. Lời khuyên của tôi dành cho bạn chỉ muốn bạn không còn phải tiếp tục chịu đựng những áp lực khủng khiếp từ công việc hiện tại. Còn hành động và quyết định là hoàn toàn ở bạn. Hãy đối diện với những vấn đề và tiếp tục cuộc đua, hài lòng và tin tưởng với những gì bạn đã làm. Chúc bạn luôn may mắn!