7 tháng trước
8 Bước Để Thoát Khỏi Một Công Việc Cực Khổ
246

3793
Lượt xem
300
Lượt chia sẻ
85
Lượt bình luận

70% những người đang đi làm ghét công việc của họ, số còn lại khoảng 18% cảm thấy khổ sở và nói rằng công việc họ đang làm rất rảnh rang và cảm thấy bất mãn. Theo một cuộc thăm dò ý kiến của tạp chí Gallop vào năm 2013 ở các công sở Mỹ nổi bật lên việc tăng 28% số người cảm thấy không hài lòng với công việc so với năm 2010. Những con số chỉ ra rằng mặc dù cảm thấy không thoải mái nhưng ngày càng nhiều người tiếp tục duy trì tình trạng có hại này.

1. Là do công việc hay do bản thân bạn ?

Thông thường, có rất nhiều gánh nặng tư tưởng được mang vào trong công việc hay trong cuộc sống cá nhân của bạn. Hãy chắc chắn rằng sự thất vọng mà bạn đang trải qua thực ra là đến từ công việc và rằng bạn đã sai lầm khi quy cho công việc của bạn là nguyên nhân gây ra sự thất vọng cho bản thân. Có thể niềm đam mê cho công việc của bạn thì vẫn thế nhưng nó bị chôn vùi dưới những đấu tranh cá nhân. Thử nghĩ về thời điểm bạn có một cuộc sống tuyệt vởi, khi đó bạn cảm thấy công việc của mình như thế nào? Nếu bạn có một đời sống cá nhân tuyệt vời mà vẫn cảm thấy buồn phiền về công việc của mình thì đó chính là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn cần phải thay đổi toàn diện.

2.Giá trị, phương tiện và tầm nhìn

Bạn cần phải hiểu thật là rõ 3 lĩnh vực trên. Những giá trị của bạn là những chi tiết không thể thương lượng được về điều mà bạn đam mê. Ví dụ như, làm chủ của chính mình, làm việc trong ngành công nghiệp thực phẩm, hay làm việc với những đứa trẻ... Phương tiện là cách bạn biến những thứ ấy trở thành có thể đạt được. Đó là hệ thống phân phối những giá trị của bạn - công việc, công ty. Đặt 2 thứ này cạnh nhau và bạn sẽ có được tầm nhìn của mình: Bạn đam mê cái gì và đam mê như thế nào. Trừ khi bạn đã hoàn toàn hiểu rõ những khía cạnh này, nếu không bạn sẽ chỉ nhảy từ công việc cực khổ này sang một không việc cực khổ khác mà thôi.

3. Nghiên cứu

Một khi bạn đã có những giá trị, phương tiện và tầm nhìn rõ ràng. Bước tiếp theo chính là nghiên cứu thật kỹ càng. Hãy online và truy cập vào càng nhiều bài báo và đoạn phim video miễn phí về công việc mơ ước của mình càng tốt. Đây là một bước tuyệt vời để xác định mức độ yêu thích của bạn. Nó không chỉ khiến bạn theo đuổi ước mơ mà còn giúp bạn đánh giá một lần nữa xem liệu rằng nó có thực sự phù hợp với mình hay không.

4. Yêu cầu sự giúp đỡ

Xác định một vài nhân vật chủ chốt trong lĩnh vực mà bạn muốn nhảy vào. Điều tra trang web của công ty và tìm địa chỉ mail của những người này. Điều này đòi hỏi bạn phải lấn át được sự sợ hãi và đủ dũng cảm để thử và kết giao với những người bạn không hề biết. Điều gì có thể tồi tệ hơn được nữa? Họ có thể nói "không". Bạn chỉ việc chuyển sang người tiếp theo thôi.

5. Tận dụng và tiết kiệm

Trong khi bạn đang làm tất cả những việc kể trên. Hãy tận dụng quỹ thời gian và nguồn tiềm năng bạn đang có trong công việc hiện tại. Bạn không cần phải nói ra bí mật về việc nghỉ việc, nhưng hãy trao đổi với những người đồng nghiệp - bạn không bao giờ có thể biết được họ sẽ giới thiệu bạn với những ai đâu. Cùng lúc nó thì hãy tiết kiệm càng nhiều tiền càng tốt vì bạn cần phải dự trữ tiền bạc cho sự mạo hiểm mới của mình. Nếu bạn có một mối quan hệ tốt với sếp của mình, chắc chắn rằng bạn cũng sẽ muốn tìm hiểu xem họ kết giao với những ai. Một lời khuyên là tuyệt đối đừng qua sống phá cầu, hãy để lại cho mình một đường lui.

6. "Công việc ngoài lề"

Rất nhiều người nhảy việc thành công nhắc đến giai đoạn quyết định trong sự chuyển đổi của mình chính là "công việc ngoài lề". Một khi bạn đã nghiên cứu và thu thập thông tin bạn cần bắt đầu đặt bước đi đầu tiên cho những giấc mơ của mình, bạn có thể thực sự bắt đầu bằng cách làm một công việc bán thời gian cơ bản. Đưa tất cả những lý thuyết vào thực hành, tiến hành từng bước một. Lập một trang web, mua những trang thiết bị cơ bản cần thiết. Coi đó như là một công việc bán thời gian từ bây giờ cho đến khi thực sự có được những động lực đủ lớn.

7. Mạng lưới hỗ trợ

Một cộng đồng khích lệ chính là chìa khóa dù nó là chồng/vợ bạn, gia đình hay những người bạn của bạn. Bạn chắc chắn là sẽ đạt được điều gì đó khi thám hiểm một khu vực chưa ai chạm tới. Chia sẻ mục tiêu của bạn với một vài người bạn thân và họ không chỉ khiến bạn có trách nhiệm mà còn cho bạn một chỗ dựa khi mọi thứ trở nên khó khăn. Chỉ là hãy chắc chắn rằng bạn sẽ theo đuổi đến cùng!

8. Được công nhận có giá trị

Trước khi bạn hoàn toàn cắt bỏ sợi dây liên hệ với việc cũ bạn cần suy nghĩ về khả năng lâu dài của cuộc phiêu lưu mới này. Mục tiêu của bạn không phải là bán thật nhanh và bị thua khỏi cuộc chơi vào giữa hiệp. Những "công việc ngoài lề" chỉ mang tính quyết định khi nó có khả năng hiện thực hóa cuộc phiêu lưu của bạn. Tìm hiểu những dấu hiệu của sự thành công lâu dài. Không nhạc sĩ nào muốn được biết đến như là người "chỉ có một bài hát nổi tiếng" mà muốn là một người kỹ cựu trong ngành công nghiệp âm nhạc.

Một điều quan trọng nữa là trừ khi bạn đang có hình tài chính cực kỳ tốt và có thể trả sinh hoạt phí cho một kỳ nghỉ không lương kéo dài, nếu không bạn không nên nghỉ ngay công việc hiện tại của mình. Bạn có thể sẽ dễ hấp tấp việc hấp tấp khi cảm thấy không vui và khốn khổ nhưng bạn cần phải giữ sự sắc sảo bên mình và thật thông minh trong việc thay đổi này.