Bạn có thực sự biết làm thế nào để cho sếp biết rằng bạn là người xứng đáng được thăng chức? Đây là sáu chiến thuật để bạn có thể thực hiện ngay bây giờ. Đây không phải là những cách "mì ăn liền", mà nó cần bạn phải chuẩn bị kỹ càng trước từ nhiều tuần và nhiều tháng. Bạn sẽ phải ở một vị trí rất mạnh khi thời điểm đến, và bạn cần phải dẫn đầu cuộc đua này.
1. Nói chuyện với quản lý trực tiếp về các kế hoạch của bạn
Việc đánh giá hiệu suất làm việc là một dịp tuyệt vời để nói về hướng phát triển của bạn trong tương lai, và những công việc bạn muốn xin vào làm. Lưu ý là bạn không nên xin được thăng chức trong thời điểm này. Tuy nhiên, bạn có thể nói chuyện về cách mà bạn nhìn nhận hướng phát triển của công việc:
- Nói về vai trò hiện tại và tương lai của bạn trong những dự án mới.
- Nhắc khéo quản lý của bạn về quá trình tích lũy kỹ năng thường xuyên của bạn.
- Nhấn mạnh rằng lối làm việc của bạn hoàn toàn phù hợp với chiến lược của đoàn thể.
- Suy nghĩ về những lĩnh vực mà bạn có thể hoàn thiện hơn, sau đó hỏi xin phản hồi từ quản lý.
Đừng mất thời gian nói về mối quan hệ tuyệt vời mà bạn đã xây dựng được với quản lý hay ca ngợi về các khoản thưởng.
2. Cải thiện kỹ năng làm việc với con người của bạn
Không có gì bí ẩn ở đây cả. Bạn cần có một mối quan hệ làm việc tốt với tất cả mọi người trong ban của bạn, và thậm chí trong các khu vực khác nữa. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải tham dự tất cả những sự kiện liên quan đến công việc hay làm việc với những đồng nghiệp có quan điểm khác hẳn bạn. Việc nhiều người biết đến bạn trong công ty sẽ giúp bạn thăng chức. Điều này cũng hoàn toàn hữu ích nếu bạn muốn theo đuổi một nhánh công việc khác hợp với kỹ năng của bạn hơn.
“Giao tiếp – mối liên hệ giữa con người – là chìa khóa dẫn đến thành công về mặt cá nhân lẫn sự nghiệp.” – Paul J.Meyer.
3. Hãy đúng giờ và nhanh nhẹn lên
Không có ấn tượng nào tệ hại với sếp hơn việc thấy nhân viên của mình đi trễ và về sớm hơn những người khác. Những người luôn canh chừng đồng hồ sẽ rất hiếm khi được cân nhắc thăng chức. Một trong những chiến lược hiệu quả nhất là luôn luôn xuất hiện sớm hơn 5 phút và làm việc thêm 5 đến 10 phút trước khi dọn dẹp đi về. Đây sẽ là một cách đầu tư thời gian rất thông minh đối với bạn.
Bạn có thể sẽ cần phải chuẩn bị từ đầu đến cuối những chính sách và dự án mà công ty đang làm việc cùng. Điều này có nghĩa là phải học những tài liệu hợp đồng và làm mới kiến thức của bạn về kế hoạch marketing. Cho họ thấy bạn luôn cập nhật kiến thức mới nhất. Hãy gửi email những tin tức mới nhất cho đồng nghiệp, và cả sếp nữa!
4. Tuân theo quy định ăn mặc của công ty
Việc ăn mặc phù hợp với vị trí bạn sắp được nhận là một ý rất hay. Hãy nhìn cách mà những người quản lý cao nhất ăn mặc, và bắt chước họ. Đầu tư vào sự đĩnh đạc và tao nhã luôn là một lựa chọn thông minh. Đây cũng sẽ là một cách để bạn bớt phải lo nghĩ khi được thăng chức – ít ra thì tủ quần áo của bạn cũng đã được chuẩn bị rồi!
5. Nghiên cứu quy trình đăng ký kỹ càng
Có thể vị trí bạn đang nhắm tới sẽ được quảng cáo kèm với cả một quy trình tuyển dụng bắt buộc dài loàng ngoằng. Hãy nghiên cứu những tài liệu này cẩn thận, và tuân theo các bước này kĩ càng như thể bạn là một người ngoài đang đăng kí vậy. Không có gì đảm bảo rằng khi bạn là một người trong công ty thì bạn sẽ được "cho qua" trong quá trình chọn lọc. Trên thực tế, các cuộc nghiên cứu đã cho thấy rằng chỉ có 33% nhân viên trong công ty được nhận vào công việc họ muốn. Thường thì cuộc đua giữa những người ngoài công ty sẽ căng thẳng hơn, và bạn không được phép tự thỏa mãn với bản thân mà chủ quan đâu.
6. Rèn luyện kỹ năng
Luôn luôn đăng ký học các lớp kỹ năng sẽ hỗ trợ bạn với công việc của mình ngay khi có cơ hội. Hãy chú ý đến những kỹ năng phù hợp với điều kiện được thăng chức của bạn.
Bạn có thể sẽ phải nghiến răng đăng kí các khóa team-building đòi hỏi sẽ tiêu hao nhiều năng lượng của bạn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khóa học khác về IT, quan hệ khách hàng, kỹ năng marketing, và kĩ năng tài chính sẽ rất hữu ích với bạn khi bạn muốn mở rộng hồ sơ của mình.
Làm như thế sẽ cho cấp lãnh đạo thấy rằng bạn không muốn yên vị, mà bạn thực ra lại là người phù hợp nhất để được thăng chức. Không có gì là sai trái nếu bạn thường xuyên nhắc khéo quản lý của mình về những khóa học bạn đã hoàn thành. Điều này có thể là một cách đơn giản để cho họ biết rằng bạn đang hoàn thiện bản thân vì công việc.
7. Hãy chuẩn bị cho người kế vị của bạn
Nếu có thể, hãy chọn một đồng nghiệp đầy tiềm năng nhưng vẫn cần được mài giũa của bạn. Ý tưởng ở đây là hãy chăm sóc cho người này, sao cho khi bạn được thăng chức thì đây sẽ là người thế chỗ bạn. Bạn sẽ muốn tránh trường hợp bạn đột nhiên trở thành một người không thể thiếu được trong bộ máy làm việc. Hãy chỉ ra một người thừa kế phù hợp – người biểu hiệu những khả năng phù hợp với sự giám hộ của bạn – để giúp cho việc thăng chức của bạn.
8. Học cách giao tiếp
Việc "giấu nghề" và không để lại ấn tượng gì sẽ không hữu ích gì cho bạn cả. Bạn sẽ bị gạt đi trong danh sách những người nên được thăng chức nếu bạn làm như thế. Đóng vai một nhân viên thụ động sẽ không giúp bạn tiến xa trên con đường công danh của mình được.
Đây là lý do vì sao bạn cần phải năng động lên. Hỏi những câu hỏi thích hợp và đề nghị những điều cần thiết khi ở trong các cuộc họp hay khóa huấn luyện. Ngoài việc làm tốt công việc được giao, đây là cách rất tốt để giữ cho profile bạn luôn đẹp. Nếu không, sẽ chẳng ai biết là bạn đang làm gì cả. Kĩ năng giao tiếp luôn là điều quan trọng nhất.
“Trí thông minh, kiến thức hay kinh nghiệm đều rất quan trọng và có thể giúp bạn tìm một công việc, tuy nhiên khả năng giao tiếp mạnh là cái sẽ giúp bạn được thăng chức” – Mireille Giuliano.
Hãy theo 8 bước đơn giản này để cho sếp của bạn thấy rằng bạn là một người đầy tiềm năng. Nếu bạn có thể áp dụng tất cả những điều này, bạn sẽ không bao giờ cần phải nịnh nọt quản lý của mình cả, và sẽ rất hiển nhiên rằng bạn là một người xứng đáng để được thăng tiến nhất. Bây giờ thì, bạn định bắt đầu với chiến lược nào?
Nguồn ảnh bìa: Job Expo/City of Marietta, GA từ Flickr