Khi xem lại các cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy các cuộc biểu tình và phản động, nơi mà những đám đông phe ủng hộ tranh cãi với phe đối lập, đổ lỗi cho nhau về cái mớ hỗn độn thấy được mà họ mang tới đất nước này.
Những người ủng hộ chỉ thấy được những chính sách tốt và nhắm mắt làm ngơ về những điều khác, và như thế cuộc tranh cãi dữ dội bắt đầu.
Bạn có bao giờ tự hỏi xem tại sao hai bên lại có sự bất đồng lớn đến như vậy không? Thay vì là sự khác biệt đơn thuần trong bối cảnh chính trị, thì sự thật là thiên kiến xác nhận (confirmation bias) mới thực sự đóng vai trò trong vấn đề này.
Lý do của cuộc đối đầu: Thiên kiến xác nhận
Thiên kiến xác nhận là một hiện tượng tâm lý, xảy ra khi người ta có khuynh hướng tìm kiếm thông tin để củng cố cho niềm tin của họ. Nó còn được gọi là thiên kiến "phe mình", được hiểu thuần túy chính là niềm tin mạnh mẽ dành cho nhóm riêng khi chúng ta đang ở trong một tập hợp các nhóm chung rộng lớn.
Thiên kiến xác nhận có tai hại chết người nào đối với chúng ta? Nó che mắt chúng ta trước con đường tìm kiếm sự thật. Sự thật đối lập với niềm tin của chúng ta. Sự thật có thể chứng minh chúng ta sai. Kết quả là, chúng ta mất đi lý trí và không nhận ra rằng bản thân không có được lý do hợp lý nào cả.
Thiên kiến xác nhận có ba loại: tìm kiếm thông tin thiên vị, diễn giải thiên vị và ký ức thiên vị. Chúng đều góp phần khiến chúng ta có đánh giá sai lệch bằng nhiều cách khác nhau.
1. Tìm kiếm thông tin thiên vị - Chỉ kiểm tra một chiều
Loại này nói đến việc mọi người có khuynh hướng kiểm tra giả thuyết của họ một cách phiến diện. Nói một cách đơn giản và trực tiếp hơn, chúng ta chỉ tìm kiếm những bằng chứng nhất quán với giả thuyết của mình. Nhiều thí nghiệm đã xác nhận hiện tượng này.
Ví dụ, trong một nghiên cứu, những người tham gia được yêu cầu đánh giá một người khác dựa trên thang đo hướng nội - hướng ngoại bằng một cuộc phỏng vấn mà họ sẽ tự thực hiện với người đó. Họ cũng được cung cấp một danh sách các câu hỏi phỏng vấn để lựa chọn. [1]
Thật thú vị là, khi người được phỏng vấn được giới thiệu là một người hướng nội/hướng ngoại, người phỏng vấn sẽ chọn những câu hỏi đoán chừng về tính cách. Khi được giới thiệu là người hướng nội, những câu hỏi như "Những điều gì làm bạn thấy khó chịu trong một buổi tiệc ồn ào?" dường như hay được hỏi, khiến cho người được phỏng vấn chỉ có một khoảng không nhỏ để đánh giá chính mình.
Việc lựa chọn câu hỏi nhằm củng cố niềm tin rằng người được phỏng vấn là người hướng nội/hướng ngoại. Và tất cả điều này xảy ra trong tiềm thức.
2. Diễn giải thiên vị - Diễn dịch theo hướng ủng hộ cho niềm tin của chúng ta
Chúng ta cũng tìm thấy sự nghiêng lệch khi diễn giải một phần thông tin theo hướng ưu ái cho niềm tin của chúng ta. Thậm chí khi được đưa cho một phần bằng chứng tương tự, những người có lập trường khác nhau có thể nhìn nhận những bằng chứng đó hoàn toàn khác nhau. [2]
Một cuộc nghiên cứu với những người cuồng nhiệt trong cả hai đảng đã được thực hiện trong suốt cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2004. Họ được xem những lời tuyên bố mâu thuẫn với nhau được viết bởi một đảng viên Đảng Cộng hòa, một đảng viên Đảng Dân chủ và một người trung lập về chính trị. Họ được thuyết phục rằng mâu thuẫn đó là hợp lý. Cuối cùng, kết quả cho thấy những người tham gia rõ ràng có xu hướng đánh giá diễn giải chính trị từ đảng đối lập với mình là mâu thuẫn, thậm chí với cùng chung một bằng chứng.
3. Ký ức thiên vị - Hồi tưởng ký ức một cách có chọn lọc để ủng hộ niềm tin
Còn được biết đến như "hồi tưởng chọn lọc”, nơi người ta nhớ về một phần thông tin có chọn lọc để củng cố cho niềm tin của mình. Có hai cách nói ở thiên kiến này, một giả thuyết là ký ức phù hợp với những dự đoán trước đó sẽ được lưu trữ dễ dàng hơn, cách khác là những thông tin bất ngờ sẽ đáng nhớ hơn. Cả hai đều được nghiên cứu xác nhận. Có một điều chắc chắn rằng tất cả chúng ta đều có ký ức chọn lọc.
Trong một nghiên cứu, những người tham gia được yêu cầu hồi tưởng về những đặc điểm của một ứng viên trong một buổi xin việc giả tưởng. Khi kể về người ứng viên đang cần tìm công việc thủ thư, người tham gia thử nghiệm hồi tưởng về những đặc điểm liên quan đến người hướng nội nhiều hơn. Mặt khác, người tham gia hồi tưởng nhiều đặc điểm hướng ngoại hơn khi họ được kể về một buổi ứng tuyển nhân viên kinh doanh bất động sản.[3]
Thiên kiến xác nhận khiến chúng ta thậm chí còn tin tưởng hơn vào những tín ngưỡng sai lầm
Đến thời điểm này, chúng ta e ngại về sự thật rằng tâm trí của chúng ta đang thiên vị. Nhưng chúng sẽ ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?
Trên nền tảng khoa học, chúng ta thường tìm kiếm một mối quan hệ nhân quả. Nếu thiên kiến xác nhận hoạt động, chúng ta dường như rơi vào cái bẫy cố chấp với những giả thuyết sai lệch.
Những nhà nghiên cứu thỉnh thoảng sẽ mắc phải lỗi thiên kiến nhận thức khi tổ chức những buổi thí nghiệm hoặc điều chỉnh dữ liệu theo các cách hướng tới việc xác nhận những giả thuyết của họ. Thường thấy rắc rối này dẫn tới rắc rối khác, nhưng có phải đó là mối quan hệ nguyên nhân không? Không cần thiết lắm, nhưng khi các nhà nghiên cứu tìm kiếm bằng chứng về mối quan hệ này, họ dường như có nhận thức sai lầm theo đúng nghĩa đen.
Khi ra quyết định trong kinh doanh, thật sự nguy hiểm nếu không có thái độ khách quan. Người ta thường không nhận thấy tầm quan trọng của thông tin về căn bản có thể ảnh hưởng đến quyết định được đưa ra khi phần thông tin đó tương phản với kết quả dự kiến của họ.
Ví dụ, khi một nhóm nhân viên điều hành lên kế hoạch cho một chiến dịch mới, họ có xu hướng thổi phồng kể cả những manh mối nhỏ nhất của thành công. Bất lợi và những hậu quả trái ngược bị đặt qua một bên và bị coi nhẹ, hoặc là họ sẽ bị sa thải như những trường hợp ngoại lệ hay đặc biệt vốn chỉ cần một chút chú ý. Những khiếm khuyết và sự mù quáng có chọn lọc trong việc ra quyết định như thế này đôi khi có thể gây thiệt hại đến cả một doanh nghiệp.
Hay thậm chí trở về với những ví dụ đời thường, giống như khi chúng ta đang có mục tiêu giảm cân. Bạn ăn theo một thực đơn ăn kiêng, và cân nặng của bạn thay đổi. Nếu nó giảm xuống như dự đoán, bạn có thể kết luận rằng nó hoàn toàn là nhờ hiệu quả của thực đơn ăn kiêng đó. Tuy nhiên, nếu sau đó cân nặng của bạn phục hồi, thiên kiến xác nhận, một cách sai lầm, có thể sẽ dẫn dắt bạn hướng tới việc phớt lờ nó thể như đó là biến động ngẫu nhiên và tin rằng thực đơn ăn kiêng đó vẫn có tác dụng hoàn hảo. Trong trường hợp này, thiên kiến xác nhận có thể khiến bạn không nhận ra những dấu hiệu quan trọng về cơ thể mình.
Để đánh bại thiên kiến xác nhận, hãy thử những thói quen này
Bây giờ chúng ta đã biết mọi người đều có hội chứng thiên kiến xác nhận, vậy làm thế nào để chống lại nó?
Thay vào đó, hãy chứng minh bản thân có sai sót
Không có triết lý hay hình mẫu nào hoàn toàn lý tưởng, và chúng ta chỉ có thể khiến nó hoàn hảo hơn bằng việc tìm ra khiếm khuyết của nó. Vì vậy khi bạn viết xuống những giả thuyết của bạn, thay vì tìm những chứng cứ theo góc nhìn ưa thích, hãy thử chủ động tìm kiếm điều ngược lại. Dũng cảm hết mình tìm những bằng chứng phản bác, điều đó sẽ cho bạn thấy những gợi ý to lớn về điểm khiếm khuyết trong quan niệm hiện tại của bạn.
Nuôi dưỡng tính xây dựng nhưng tư duy độc lập trong một nhóm
Trong việc ra quyết định nhóm, hãy tạo cơ hội cho mỗi thành viên được độc lập trình bày ý kiến cá nhân và một môi trường đáng tin cậy để thúc đẩy họ có tính xây dựng. Hãy nỗ lực phủi sạch những sự giả tạo trong suy nghĩ của nhóm sẽ khuyến khích mọi người làm điều tương tự. Hãy chào đón những người có ý tưởng đối lập! Thay vì gạt bỏ hoặc đối đầu với họ, tại sao không tận dụng những quan điểm độc đáo của mọi người để tăng thêm sự hiểu biết của chúng ta? Có nhiều quan điểm có thể giúp toàn bộ nhóm tạo ra một bức tranh rõ ràng hơn khi đưa ra quyết định.
Đây thực sự là những gì mà Abraham Lincoln đã làm bằng cách mời các chính trị gia đối thủ và hoan nghênh các cuộc tranh luận và thảo luận bất chấp những ý kiến hoàn toàn trái ngược của họ. Phương pháp tương tự cũng được sử dụng trong điều tra của cảnh sát. Các nhân chứng thường không được phép thảo luận với nhau để ngăn ngừa ảnh hưởng ngoài ý muốn (hoặc dự định) để duy trì một lời khai không thiên vị.
Dự đoán những kết quả không đoán trước được
Nếu chúng ta gặp phải những tình huống bất ngờ hoặc kết quả đáng ngạc nhiên, đừng bao giờ coi chúng chỉ là một trường hợp đặc biệt, và coi thường chúng. Chúng không phải như vậy!
Cố gắng giải thích sự xuất hiện của các sự cố bằng cách cung cấp 3 lý do có thể. Nghiên cứu đã đề xuất 3 là con số lý tưởng, vì có nhiều hơn không giúp phân tích vấn đề đáng kể.[4]
Nguồn ảnh bìa: Flaticon từ flaticon.com