Chủ nghĩa hoàn hảo thường được biết đến với việc tin rằng bạn muốn sự hoàn hảo hoặc nỗi ám ảnh muốn thứ gì đó phải đúng một cách chính xác, thì người theo chủ nghĩa hoàn hảo có thể biểu lộ theo vài cách tinh vi như sau:
- phải kiểm tra thứ gì đó thêm một lần nữa
- trì hoãn với suy nghĩ rằng đây không phải là thời gian hoàn hảo để bắt đầu điều gì đó
- luôn là người đầu tiên phát hiện ra lỗi
Điều này thật ra phản ánh nhiều thứ hơn chúng ta nghĩ và có thể là một điều tốt lành hoặc là tồi tệ.
"Chủ nghĩa hoàn hảo là thứ gì đó nhiều hơn cả thúc đẩy bản thân cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu; đó là sự phản ánh của bản thân từ bên trong và bị vướng mắc bởi nỗi lo lắng", theo Thomas S. Greenspon, nhà tâm lý học và tác giả của một bài báo gần đây về "thuốc giải cho chủ nghĩa hoàn hảo", xuất bản bởi Tâm Lý Học Trong Trường Học. [1]
Nói cách khác, chủ nghĩa hoàn hảo là kết quả của trạng thái không thoải mái, lo âu và nghi ngờ hơn là một mong muốn đơn giản để làm mọi thứ được tốt.
Tâm lý đằng sau chủ nghĩa hoàn hảo
Tại sao một số người lại theo chủ nghĩa hoàn hảo? Có vài lý do tại sao nhân cách này lại mạnh mẽ hơn ở một số người hơn là ở những người khác và đó là vì một tư duy tâm lý nhất định.
Trong khi một số người coi lỗi lầm là một bài học, người theo chủ nghĩa hoàn hảo coi đó như khuyết điểm của cá nhân. Họ tự làm mình bị tổn thương tinh thần và cảm nhận cảm giác thất bại – cũng chính là nỗi sợ thất bại mà chủ nghĩa hoàn hảo bắt nguồn từ đó.
Một nguồn khác của chủ nghĩa hoàn hảo là vấn đề của cái tôi. Nhiều người muốn mọi thứ thật hoàn hảo vì họ tư duy kiểu quan tâm đến việc người khác nghĩ gì về họ – rằng họ sẽ bị đánh giá tiêu cực nếu thứ gì đó không đạt được một tiêu chuẩn nhất định.
Những trải nghiệm thời ấu thơ cũng có thể cho phép chủ nghĩa hoàn hảo phát triển trong tính cách của bạn đặc biệt nếu bạn học được từ cha mẹ hoặc người bảo hộ rằng bạn không thể được yêu thương nếu bạn không hoàn hảo. Điều này ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của bạn trong công việc và các mối quan hệ khi trưởng thành.
Và đương nhiên, những quy tắc nghiêm khắc thời còn đi học có thể dạy bạn khi còn trẻ rằng tuân theo quy tắc là rất quan trọng và bạn có thể bị tổn hại nếu phá bỏ quy tắc hoặc không tuân theo chúng.
Chủ nghĩa hoàn hảo âm thầm làm bạn rối tung lên như thế nào
Nhiều người cảm thấy dễ chịu hơn khi trở thành người theo chủ nghĩa hoàn hảo nhưng việc chủ nghĩa hoàn hảo tạo ra sự hoàn hảo là một sự lầm tưởng phổ biến.
Một sự bất lợi là thời gian sẽ bị lãng phí nếu dồn vào việc làm thứ gì đó trở nên hoàn hảo và thật ra nó làm bạn kém năng suất hơn.
Dành nhiều thời gian hơn cho thứ gì đó thường có thể trở thành sự ảo tưởng – chúng ta nghĩ ta đang cải thiện thứ gì đó nhưng thời gian đó không nhất thiết sẽ là thời gian chất lượng và có thể làm giảm năng suất của bạn.
Ví dụ, bạn đang làm một dự án quan trọng cho bộ phận chiếm đến 15% doanh số của công ty và bạn mất 4 tháng để hoàn thành nó. Trong khi một đồng nghiệp khác hoàn thành một dự án khác trong một tháng mà chỉ chiếm 7% tổng doanh số của công ty. Dù không tăng thêm được doanh số, nhưng đồng nghiệp đó có thời gian để hoàn thành thêm các dự án khác và mang lại tổng cộng 21% doanh số.
Đây là ví dụ của tư tưởng rằng thất bại nhanh chóng vẫn tốt hơn thành công quá chậm. Khi bạn thất bại nhanh chóng, bạn học hỏi được rất nhiều trong một thời gian ngắn để chuẩn bị cho thành công trong tương lai đến sớm hơn và đây là những gì chủ nghĩa hoàn hảo có thể không làm được.
Cách thay đổi tư duy chủ nghĩa hoàn hảo của bạn
Nếu bạn thấy rằng chủ nghĩa hoàn hảo đang ngăn bạn lại, thì có lẽ đã đến lúc để thay đổi thói quen và cách nghĩ của chính bạn rồi đấy. Có vài phương pháp bạn có thể áp dụng để thay đổi lối tư duy chủ nghĩa hoàn hảo và cải thiện để thành công trong cuộc sống.
Từ bỏ lối tư duy "Có tất cả hoặc không có gì"
Một lối tư duy phổ biến khi nói đến chủ nghĩa hoàn hảo là bạn muốn làm thứ gì đó thật tốt hoặc không làm gì cả. Nhưng vấn đề ở đây là sự phủ nhận tầm quan trọng của quá trình. Việc đạt được điều tuyệt vời đến từ trải nghiệm và hiểu biết nhận được từ quá trình này mang đến cho bạn cơ hội để chỉnh sửa và vận dụng chúng cho thành công trong tương lai. Điều này vô tình làm giảm khả năng thất bại nói chung bất kể những gì tư duy chủ nghĩa hoàn hảo cố gắng phủ nhận.
Hãy nhớ quy tắc 80/20 và 70%
Đôi khi khá dễ dàng để bỏ qua bản chất của điều gì đó khi nói đến chủ nghĩa hoàn hảo nhưng một khi bản chất khá rõ ràng dù bạn có đang làm gì, thì việc đó không cần đến 100% sự hoàn hảo. Chỉ 70% là tất cả những gì cần thiết để việc đó trở nên tuyệt vời và sự chỉnh sửa có thể được làm sau. Bằng cách này bạn sẽ thấy được kết quả một cách rõ ràng hơn và điều này giúp bạn nhìn ra được những vấn đề tiềm tàng.
Quy tắc 80/20 là một quy tắc hay để nhớ – chỉ 20% nỗ lực của bạn có thể mang lại 80% kết quả. Bất cứ chút nào nhiều hơn thế cũng sẽ không mang lại sự khác biệt lớn, thêm vào đó nó làm bạn mất thời gian để chỉnh sửa những chi tiết mà bạn có thể làm sau.
Chủ động hỏi xin phản hồi tích cực
Phản hồi là ác mộng tồi tệ nhất của mọi người theo chủ nghĩa hoàn hảo và trong khi thật lý tưởng nếu nhận được cả phản hồi tích cực lẫn tiêu cực, đây là điều người theo chủ nghĩa hoàn hảo sẽ gặp vướng mắc vì vốn đã nhận biết được những khiếm khuyết và thiếu sót. Do đó, thường xuyên hỏi xin phản hồi tích cực có thể giúp chống lại vấn đề này và làm tinh thần quen với sự cân bằng của ý kiến.
Lọc ra những thứ "phải có" từ những thứ "thật tốt nếu có"
Nhiều ý tưởng có thể rất tuyệt vời trừ khi chủ nghĩa hoàn hảo là sự sụp đổ của bạn. Sự sắp xếp theo ưu tiên là chìa khoá ở đây nhưng người theo chủ nghĩa hoàn hảo có thể gặp khó khăn để bỏ ra những ý tưởng họ nghĩ nên được thêm vào. Tuy nhiên, đây là sự phá hỏng chất lượng công việc hay dự án của bạn và có thể làm bạn tụt lại phía sau hoặc tăng thêm áp lực cho bản thân bạn.
Trước khi bạn bắt đầu bất kỳ dự án nào, hãy đảm bảo rằng bạn lập ra một danh sách những thứ "phải có" và "thật tốt nếu có". Dành cho những thứ "phải có" sự ưu tiên tuyệt đối và chỉ bao gồm những thứ "thật tốt nếu có" nếu thời gian cho phép.
Ăn mừng những thành công nho nhỏ mỗi ngày
Tư duy của người theo chủ nghĩa hoàn hảo thường hướng về sự tiêu cực nên việc viết ra 3 thành công hàng ngày có thể giúp chỉnh tư duy này về hướng tích cực. Bất kỳ điều gì nhỏ từ "Hôm nay mình đã dậy sớm hơn cả đồng hồ báo thức" cho đến "Mình đã gặp một người mới rất thú vị" có thể làm tâm trí bạn nghĩ về những mặt tích cực và phân tâm khỏi sự tiêu cực.
Một nghiên cứu giải thích tại sao những điều này là do một số chất hoá học nhất định tương tác với hệ thống phần thưởng của não bộ gây ra, cho phép chúng ta nhận được cảm giác hoàn thành trọn vẹn. Cảm giác này tạo động lực cho ta lặp lại quá trình lần nữa để đạt được nó. Việc nghĩ đến những mặt tích cực hàng ngày, dù nhỏ thế nào, thật sự có thể luyện tập não bộ của bạn trở nên tích cực hơn.
Đặt ra những mục tiêu thực tế
Đặt ra những mục tiêu phi thực tế là một đặc điểm rõ ràng của người theo chủ nghĩa hoàn hảo và cuối cùng thì mang đến cảm giác thiếu sót vì thật khó có thể đạt được điều đó. Ví dụ bạn là một diễn viên với mục tiêu trở thành ngôi sao Hollywood trong vòng một năm hay bạn muốn có một cuốn sách xuất bản thành công trong vòng 6 tháng nữa và bạn chưa hề viết chữ nào – dù điều này có thể xảy ra, gần như là bạn sẽ thất bại ở hiện thực.
Có mục tiêu là một điều thật tuyệt vời nhưng nếu chúng ở quá cao thì có thể gây ra cảm giác mất động lực và thiếu thốn. Vậy nên hãy dùng khao khát đó để bằng mọi cách cải thiện bản thân, nhưng không phải đến mức làm bản thân bạn thấy kém cỏi.
Tập trung vào bức tranh toàn cảnh
Bạn không thể luôn dập tắt con người theo chủ nghĩa hoàn hảo trong bạn (đó là chủ nghĩa hoàn hảo) nhưng bạn có thể trở thành một "người theo chủ nghĩa hoàn hảo lành mạnh". Bạn có thể làm điều này bằng cách giữ một bức tranh toàn cảnh trong tâm trí. Bất cứ khi nào bạn bắt đầu chú tâm vào một khía cạnh hoặc chi tiết của dự án, hãy hỏi bản thân nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng nhiều như thế nào. Nếu nó chỉ đóng góp khoảng 2% thì bạn cần bỏ nó đi. Đây là một ví dụ của chi phí cơ hội, có khả năng mất đi những con đường khác hoặc lựa chọn khác chỉ vì tập trung vào một ý tưởng.
Lùi lại trước khi nhảy vào vấn đề có thể tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian và làm bạn tự do tập trung vào một kết quả tốt hơn.
Tài liệu tham khảo
[1] | ^ | Psychology in the Schools: Có Thuốc Giải Cho Chủ Nghĩa Hoàn Hảo Không? |