4 tuần trước
15 Cách Thông Minh Để Tiếp Cận Những Mối Quan Hệ Cá Nhân Tại Nơi Làm Việc
383

4301
Lượt xem
193
Lượt chia sẻ
37
Lượt bình luận

Một khi bạn đã bắt đầu cuộc sống chuyên nghiệp, cho dù đó là sau khi tốt nghiệp đại học hay trung học, bạn sẽ phải chuyển sang làm việc. Nếu có thể, thật tốt khi bạn gặp một nhà tuyển dụng dễ thuyết phục. Nói cách khác, một người sở hữu một kiến thức văn hóa đa dạng và phù hợp với nhu cầu của nhân viên là điểm mấu chốt.

Nhưng, ngay cả khi bạn không đạt được công việc mơ ước của mình ngay lập tức, có rất nhiều cách để cải thiện kinh nghiệm của bạn tại nơi làm việc khi bạn bước lên bậc thang sự nghiệp.

Trong các phần tiếp theo chúng ta sẽ xem qua các cách để thu hút các mối quan hệ của bạn trong công việc, bao gồm 15 cách để tiếp cận hiệu quả với các mối quan hệ giữa các cá nhân tại nơi làm việc.

1. Bắt đầu một cách thận trọng

Tùy thuộc vào việc nơi đó là một công ty khởi nghiệp, một doanh nghiệp nhỏ, công ty hay tập đoàn, điều quan trọng là phải nhận thức được môi trường xung quanh bạn.

Hãy chú ý đến việc bạn cởi mở về bản thân như thế nào, đặc biệt là cuộc sống cá nhân của bạn. Bạn không muốn tạo ấn tượng không tốt, vì vậy hãy cẩn thận việc bạn chia sẻ bao nhiêu và chi tiết như thế nào khi bắt đầu một mối quan hệ hay chuyện con cái.

Bạn phải đạt đến một mức độ thoải mái nhất định và giao lưu với các nhân viên còn lại để có thể tham gia vào các cuộc trò chuyện công khai. Một hướng đi tốt là tham gia vào cuộc nói chuyện nhỏ.

2. Quan sát xung quanh bạn

Sẽ có lúc chúng ta được đề bạc để làm lãnh đạo hoặc lãnh đạo một nhóm triển khai dự án.

Cố gắng đừng sôi nổi hoặc cố gắng quá mức trong cuộc họp hoặc sự tác động giữa các nhân viên với nhau. Điều cuối cùng bạn muốn làm là trở thành người làm chủ mọi cuộc trò chuyện và mọi mối quan hệ.

Lúc đầu bạn hãy cứ ngồi quan sát, và cứ quan sát nhiều hơn nữa, bạn sẽ học được rất nhiều điều khi lắng nghe người khác nói về bản thân họ.

3. Tích cực lắng nghe

Điều này có vẻ dư thừa, nhưng nó là điều cần thiết để thực hành nghệ thuật lắng nghe người khác.

Cách để phát triển kỹ năng giao tiếp và kết nối với những người khác trong công việc đó chính là việc lắng nghe. Nó không chỉ giúp bạn hiểu những gì cấp trên hoặc đồng nghiệp của bạn đang cố gắng truyền đạt; đó còn là về việc hiểu được điều cốt lõi và phán đoán các tình huống.

Các câu nói ví dụ như "Tôi có thể hiểu được những gì bạn đang nói" hay "Tôi công nhận cái nhìn sâu sắc của bạn". Học cách đồng cảm và liên hệ với những người mà bạn thân thiết.

4. Hợp nhất tất cả thông tin phản hồi

Khi bạn học cách lắng nghe người khác và để cho họ nói hết những suy nghĩ của họ, thì bạn đang trên đường trở thành một người biết cách giao tiếp tuyệt vời.

Một trong những việc khó khăn nhất để thực hiện là hợp nhất được tiếng nói của mọi người. Đừng nói lớn tiếng hoặc cố gắng đưa ra câu trả lời hay nhất. Hợp nhất tiếng nói của mọi người là lắng nghe tất cả các đề xuất và phát họa thành một bức tranh toàn cảnh. Khi tất cả mọi người cảm thấy mình là một phần của quá trình lúc đó sẽ có sự gắn kết tuyệt vời.

5. Đừng bao giờ đưa ra phán xét ​​​​​​​

Là một con người có lòng trắc ẩn không bao giờ đưa ra bất kỳ phán xét nào về bất cứ ai.

Chỉ bởi vì họ có một màu da hay bộ quần áo nào đó hoặc các đặc điểm thể chất không giống khuôn khổ hay những người bình thường khác.

6. Biết kìm chế cảm xúc

Căng thẳng liên quan đến công việc là điều tất cả chúng ta phải giải quyết vào lúc này hay lúc khác. Cho dù bạn làm việc trong khu vực công hay tư nhân, bạn sẽ gặp phải những người gây ức chế hoặc đồng nghiệp khó tính. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là bạn thật cởi mở.

Luôn luôn tìm hiểu rõ cảm xúc của một người nào đó và chúng từ đâu mà có. Tốt hơn là giải quyết ổn thỏa những cuộc trò chuyện này trước khi làm ai đó bị đả kích hoặc có phản ứng tiêu cực. Yêu cầu nói chuyện riêng và nhận phản hồi. Khi bạn làm điều này, nó thực sự cho thấy bạn quan tâm đến điều gì và bạn là một chuyên gia thực thụ.

7. Giúp đỡ người khác

Có lòng trắc ẩn và đồng cảm với người khác là để tập cho mình một thái độ cao thượng.

Mặc dù vậy, hãy cẩn thận về việc bạn muốn giúp ở mức độ nào với các đồng nghiệp tại văn phòng; nó có thể gây nguy hiểm cho bản chất của mối quan hệ công việc của bạn và vai trò của bạn.

Tốt nhất là tách chuyện cá nhân ra khỏi công việc và giúp đỡ bằng cách sử dụng khả năng phán đoán.

8. Mở rộng tầm nhìn của bạn

Một khi bạn đã làm việc trong một công ty hoặc một tổ chức, mọi thứ có thể lặp đi lặp lại và nhàm chán. Đôi khi chúng ta cần nhớ rằng chúng ta là con người và cần phải có một số trách nhiệm nhất định.

Thông thường chúng ta muốn cố gắng thay đổi mọi thứ bằng cách giới thiệu những khả năng tốt nhất của chúng ta hoặc có lẽ là những phát minh của chúng ta, nhưng chúng ta cần phải thực tế. Sự thay đổi không xảy tức thì, mà đó là một quá trình dài.

Hãy lùi lại và nhìn vào bức tranh lớn, và, đặt tất cả các quân bài mà bạn đang có trên bàn để có thể có cái nhìn tổng quan. Đôi khi chúng ta tiếp cận các tình huống trong cuộc sống từ quan điểm sai lầm.

9. Hãy lạc quan

Đây có lẽ là một trong những điều mà bạn đã nghe đi nghe lại rất nhiều.

Khi chúng tôi đề nghị có một thái độ tích cực nó không có nghĩa là bạn cần giả vờ như vậy, bạn cũng không cần phải che giấu cảm xúc của mình. Đây không phải là cái chúng ta nói đến trong tình huống này. Nhìn chung, bạn hãy cố gắng trung thực với cảm nhận của bản thân, bởi vì cuộc sống sẽ lao theo những đường cong mà trong đó chúng ta không thể kiểm soát được bản thân mình.

10. Hãy thích nghi với các chuẩn mực văn hóa

Bất cứ khi nào bạn ở xung quanh những người khác trong không gian làm việc chuyên nghiệp, đừng đặt ra những giả định để cố gắng hiểu họ ngay lập tức.

Một số nền văn hóa không khuyến khích tiếp xúc cơ thể, trong khi những nền văn hóa khác có thể được. Luôn lịch sự, tôn trọng và đặt câu hỏi. Nó không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý muốn của người khác, mà còn cho thấy rằng bạn quan tâm đến sự khác biệt văn hóa.

Bạn không muốn mắc sai lầm vì quá thân thiện hoặc quá mềm lòng. Chỉ cần quan sát cách mọi người phản ứng với cách tiếp cận của bạn và để họ dẫn đường cho một cuộc gặp gỡ và chào hỏi lần đầu.

11 . Thể hiện sự chuyên nghiệp

Cách mà bạn tương tác và ứng xử với những người quanh bạn sẽ là điểm mấu chốt của việc thăng tiến trong công việc hoặc mất việc. Sẽ không có vấn đề gì khi luôn tôn trọng và chuyên nghiệp đối với người khác.

Bạn sẽ có cơ hội trong cuộc sống và trong công việc, vì vậy hãy thể hiện một nguồn năng lượng tuyệt vời và tích cực khi đối mặt với nghịch cảnh.

12. Tham gia vào các hoạt động

Khi bạn là một phần của công ty, thường có cơ hội tham gia vào các hoạt động được tổ chức bên ngoài công ty.

Đôi khi nó là cơ hội để bạn khám phá những điều mới mẻ và để làm quen với mọi người trong một môi trường khác. Thêm vào đó, bạn sẽ có cơ hội được người khác nhìn nhận ở một khía cạnh khác.

Mặc dù bạn đã hết giờ làm việc, hãy giữ cho mình luôn chuyên nghiệp và thiết lập các ranh giới. Bạn muốn bị tổn thương, nhưng không đặt mình vào vị trí ấy. Sử dụng trực giác và ý thức của bạn để đánh giá những tình huống này.

13. Nhận biết công ty của bạn

Với điện thoại thông minh hoặc máy tính xách tay, bạn có trong tay một kho thông tin trực tuyến. Giống như việc bạn sẽ làm trước khi phỏng vấn xin việc, hãy tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng để làm quen với những gì công ty bạn làm và nhận diện thương hiệu của nó thông qua các phương tiện truyền thông hoặc mạng xã hội.

Thay vì chỉ tập trung vào làm công việc của mình và hoàn thành nhiệm vụ, hãy xem doanh nghiệp đang làm gì. Đơn giản là để bạn biết rõ bạn thực sự thuộc về tổ chức nào. Hiểu biết về những liên doanh khác mà công ty tham gia cũng như những gì bạn có thể tìm hiểu trực tiếp.

14. Học cách giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là một kỹ năng bạn sẽ có được bằng kinh nghiệm và bằng cách mắc lỗi. Hơn nữa, không chỉ bạn sẽ phạm sai lầm mà đôi khi bạn cũng sẽ thất bại. Điều này là bình thường và là một phần trong vòng quay xã hội!

Học cách chịu trách nhiệm cho hành động và quyết định của bạn. Đồng thời, đừng đổ lỗi cho người khác về những điều sẽ xảy đến. Khi bạn tiến lên bằng sự chân thành và trách nhiệm, người giám sát hoặc cấp trên của bạn sẽ chú ý đến tính trung thực của bạn.

Một trong những món quà tuyệt vời nhất trong cuộc sống là thất bại và một khi bạn trải nghiệm, bạn bắt đầu có một cách nhìn khác về cách thăng tiến trong công việc.

15. Làm một số cuộc thăm dò

Nếu bạn biết mã hóa, máy tính, ngôn ngữ hoặc các kỹ năng có ích khác, hãy chắc chắn thể hiện chúng vào đúng thời điểm.

Khi bạn mới bắt đầu tại một công ty, tốt nhất là thể hiện hết tất cả các khả năng của bạn. Nó giống như bài xì phé: đừng để người khác thấy nếu bạn tin rằng bạn có bài tốt. Dành thời gian để làm quen với công ty và tổ chức của bạn trước khi thể hiện kỹ năng của mình.

Bạn sẽ biết khi nào nên thể hiện những tài năng tuyệt vời của mình, vì vậy hãy tiến hành thận trọng.

Phần kết luận

Học cách hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp của bạn là một quá trình suốt đời. Theo thời gian, bạn cũng sẽ trở nên hiệu quả và khéo léo hơn sau khi tích lũy kinh nghiệm trong công việc.

Hãy thể hiện sự khiêm nhường, hiểu biết, nhân ái và chánh niệm và những phần thưởng sẽ đến!

Nguồn ảnh bìa: rawpixel từ unsplash.com

Không tìm thấy nội dung