Hẹn hò trong xã hội ngày nay khá khó khăn. Nó giống như việc dò mìn. Một khi con người ta cuối cùng cũng tìm thấy người mà họ có thể ổn định cùng thì họ sẽ mong muốn kéo dài mối quan hệ đó. Ngay cả khi mối quan hệ đó cần phải xem xét vì họ cảm thấy không hạnh phúc và phải chịu đựng sự khó chịu từ đó thì họ vẫn tự huyễn hoặc mình rằng, rồi mối quan hệ này sẽ tốt hơn vào một ngày nào đó.
Chắc chắn rằng chẳng ai muốn mình đau khổ. Nhưng tại sao rất nhiều người lại lựa chọn duy trì mối quan hệ không hạnh phúc mặc dù họ thấy nó không mĩ mãn?
Hãy suy nghĩ về cuộc sống trước khi có bất cứ người nào bước vào một mối quan hệ. Trước đó, họ có mối quan hệ tốt, tương đối hạnh phúc, tự do và được làm những việc của riêng mình.
Sau đó, họ gặp nhau và có thể yêu nửa kia của họ. Và mọi thứ đã thay đổi.
Ban đầu, mọi thứ đều tuyệt vời. Họ bắt đầu gây dựng một chiếc hộp cho riêng họ, tạo nên mối quan hệ gắn bó thân thiết.
Nhưng rồi sau đó, mọi thứ bắt đầu thay đổi vì rất nhiều lý do khác nhau. Mọi người buộc phải chịu đựng nỗi buồn, sự trầm cảm và có một cuộc sống không như ý muốn, vì sự thuận tiện và họ sợ phải rời khỏi chiếc hộp nhỏ thoải mái và ấm cúng của mình.
Họ sẽ biện minh việc ở lại vì rất nhiều lý do. Có thể vì những đứa con họ đã có với nhau hoặc vì họ có rất nhiều kỷ niệm chung. Có thể vì họ đã sống cùng nhau nhiều năm rồi và đã đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng chiếc hộp. Họ chỉ không muốn lãng phí mọi thứ mà họ đã xây dựng.
Có thể họ có suy nghĩ rằng họ vẫn có thể làm cho mối quan hệ của mình tốt đẹp hơn. Họ nhìn vào mọi thứ bên trong chiếc hộp và cho dù họ thấy căn phòng quá rộng lớn để cải thiện, nhưng họ vẫn mong muốn khắc phục những vấn đề đó. Họ tin rằng tình yêu là thứ quá khó và cần phải nỗ lực để đạt được nó. Hay họ thấy rằng họ chưa cố gắng hết sức.
Con người là những sinh vật của thói quen. Một khi bạn tìm thấy một cái gì đó phù hợp và khiến bạn cảm thấy thoải mái, bạn sẽ chiến đấu để giữ lấy nó. Đối với hầu hết mọi người thì việc duy trì mối quan hệ đó vẫn dễ dàng hơn. Mặc định là như vậy. Chiếc hộp an toàn và quen thuộc.
Vấn đề với "chiếc hộp"
Vấn đề với chiếc hộp là nó cản trở mọi người nhận thức được những điều gì xảy ra bên trong và bên ngoài mối quan hệ của họ.
Ngoài một số lý do như có con chung là lý do hợp pháp để duy trì mối quan hệ, thì mọi người cần phải đánh giá sâu hơn khi xác định lý do thực sự của việc mong muốn duy trì mối quan hệ.
Nếu mọi người chỉ nghĩ về những nỗ lực đã bỏ ra cho việc tạo ra chiếc hộp này, về những ký ức, cảm xúc và những điều đã sẻ chia trong suốt thời gian qua và ghét việc phải để tất cả những thứ đó ra đi, thì họ đang tự hi sinh những cơ hội cho mình để được hạnh phúc hơn. Đây thực sự là sự thiên lệch về chi phí chìm. Điều đó có nghĩa là khi mọi người đã dành rất nhiều công sức cho một thứ gì đó, họ sẽ không ngừng đầu tư vào nó ngay cả khi đó là sự đầu tư sai lầm. Họ không muốn lãng phí khoản đầu tư trước đó mà chính nó đã cản trỏ họ khám phá và đầu tư vào những cơ hội tốt hơn.
Nhiều người cũng đã hiểu nhầm thuật ngữ "làm việc chăm chỉ". Không ai cần phải làm việc giống như nô lệ để làm cho mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn. Đấu tranh liên tục chỉ mang lại điều tồi tệ nhất cho cả hai người. Những cuộc tranh đấu không làm cho mối quan hệ trở nên lành mạnh và đầy yêu thương được.
Mọi người có thể hỏi "nhưng làm thế nào mà bạn biết liệu mình chưa bao giờ cố gắng? Có lẽ nếu tôi cố gắng hơn, mọi thứ sẽ khác". Không ai biết được tương lai. Là con người, chúng ta khó mà biết hết những điều chưa biết. Bất cứ điều gì chưa được hoàn thành sẽ khiến chúng ta phải tự hỏi các phương cách để hoàn thành. Bản chất của chúng ta là tự hỏi, nhưng mọi người đều có sức mạnh để không bị trí tò mò dẫn dắt khi quyết định những gì tốt nhất cho bản thân mình. Ngoài ra, bạn sẽ không bao giờ biết được mình sẽ không hạnh phúc hơn nếu bản thân không bao giờ thoát khỏi mối quan hệ không hạnh phúc.
Làm sao để thoát ra khỏi "chiếc hộp"
Điều đầu tiên và quan trọng nhất cần làm khi có dự tính chấm dứt mối quan hệ là nói chuyện với nửa kia của bạn. Bất kể họ cảm thấy thế nào và cuối cùng bạn chọn sẽ làm gì thì nửa kia của bạn xứng đáng được biết trước xem bạn có hạnh phúc và có dự tính chấm dứt mối quan hệ này không. Cuộc trò chuyện quan trọng này không vui vẻ hay dễ dàng chút nào. Nhưng đó là điều đúng đắn mà bản thân bạn và nửa kia của bạn phải làm. Trung thực luôn là sự lựa chọn tốt nhất cuối cùng.
Ấn nút dừng
Đôi khi, nới lỏng mối quan hệ cũng dễ dàng hơn việc xé toạc miếng băng dán vết thương. Vì vậy, sau khi bắt đầu cuộc trò chuyện khó khăn đó, cả hai bạn có thể cần được nghỉ ngơi. Đó có thể là cách tốt nhất để cho cả hai bạn có không gian để hít thở và thực sự đánh giá lại mối quan hệ của mình.
Nghỉ ngơi không phải là giấy phép để gian lận. Đó cũng không phải là cơ hội để bạn xem xét xem ở ngoài kia có ai đó tốt hơn những gì bạn có. Thời gian nghỉ ngơi này để các bạn tự suy nghĩ và tự đánh giá. Đó là chuyến đi nghỉ mà bạn phải đi một mình. Nếu bạn tình cờ tìm được một người khác trong thời gian xa cách này, hãy chia tay nửa kia của bạn ngay lập tức. Bạn luôn mong muốn được hành động một cách chính trực.
Thiết lập thời hạn cho quãng thời gian nghỉ ngơi đó. Khi thời gian nghỉ ngơi định trước đã hết, hãy chắc chắn gặp nhau và thảo luận về các bước tiếp theo. Bạn không bao giờ muốn để cho mối quan hệ hoặc nửa kia của bạn trong tình trạng lấp lửng. Bạn, mối quan hệ của hai người và nửa kia của bạn cần phải khép cánh cửa lại.
Nói về những điều khó nói
Khi thời gian nghỉ ngơi kết thúc, hãy gặp nhau để nói về những suy nghĩ của bạn về mối quan hệ giữa hai người. Nếu bạn đã quyết định chấm dứt mối quan hệ này, đừng khiến người kia có những kỳ vọng sai lầm bằng mọi cách. Hãy tỏ rõ ý định và mong muốn của bạn là được kết thúc mối quan hệ một cách thân thiện. Đừng khiến người kia nghĩ rằng nếu anh ấy hoặc cô ấy thay đổi điều gì đó thì mối quan hệ sẽ vẫn tiếp tục.
Không đổ lỗi cho họ là nguyên nhân dẫn tới việc chấm dứt mối quan hệ. Chỉ cần cho họ biết rằng bạn không được hạnh phúc trong mối quan hệ này, chứ không phải vì bất cứ điều gì anh ấy hoặc cô ấy đã làm. Đó không phải là mối quan hệ phù hợp. Hãy giải thích một cách vững chắc nhưng chân tình.
Duy trì mối quan hệ vì tình yêu, chứ không phải vì sự sợ hãi
Quyết định kết thúc một mối quan hệ không bao giờ thực sự dễ dàng, đặc biệt nếu bạn là người hay quan tâm đến người khác.
Nếu bạn muốn có một mối quan hệ thực sự hạnh phúc, lành mạnh và mỹ mãn thì bạn phải sẵn sàng chấp nhận một số rủi ro. Duy trì một mối quan hệ vì sợ hãi, vì cảm giác tội lỗi hoặc vì bất kỳ lý do nào khác ngoại trừ tình cảm thực sự và chân thành đối với người kia đồng nghĩa với việc bạn đang gây tổn thương cho chính bản thân, nửa kia của bạn và cả mối quan hệ.
Nếu bạn thực sự yêu người bạn đời của mình, hãy can đảm ở lại. Nếu không, hãy dũng cảm rời đi.