9 tháng trước
Sự Nguy Hiểm Của Câu Nói "Hãy Cẩn Thận" Đối Với Trẻ
379

4549
Lượt xem
16
Lượt chia sẻ
4
Lượt bình luận

Bất cứ khi nào trẻ rời khỏi nhà ra ngoài chơi, các bậc cha mẹ thường cảm thấy cần thiết phải bảo vệ chúng được an toàn. Theo bản năng, họ thường dặn chúng phải cẩn thận. Các bậc cha mẹ thường làm điều này để con họ lưu ý cảnh giác, tránh cho chúng không bị thương. Đó là một phản ứng mang tính phản xạ nhằm yêu cầu bọn trẻ "hãy cẩn thận" trước khi đi chơi. Khi chúng đi xe đạp cùng với bạn bè, các bậc bố mẹ thường bảo chúng "phải cẩn thận". Khi chúng chạy quanh sân, trèo cây, sử dụng các dụng cụ sắc nhọn trong giờ làm đồ thủ công; bản năng của các bậc cha mẹ mách bảo họ cần phải nói với tụi trẻ là "hãy cẩn thận".

Cha mẹ là những người che chở, bảo vệ cho những đứa con. Để ngăn trẻ tự làm thương mình, các bậc cha mẹ thường cố gắng sử dụng ngôn ngữ đề phòng đối với con cái để chúng có thể ý thức cảnh giác. Vấn đề là cụm từ "hãy cẩn thận" rất mơ hồ và được sử dụng thường xuyên đến mức trẻ đã trở nên miễn nhiễm với nó.

Việc nói "Hãy cẩn thận" với trẻ đã trở thành thói quen

Vì trẻ hẵng còn nhỏ nên cha mẹ phải có nghĩa vụ bản năng là trông chừng chúng và giữ chúng được an toàn. Nhưng khi trẻ trưởng thành thì chúng đòi hỏi tự do hơn một chút. Cha mẹ không thể theo dõi mọi cử động của chúng được nữa. Khi sự giám sát trở nên ít đi, các bậc cha mẹ thường tìm những biện pháp khác để trông chừng chúng.

Một số bậc cha mẹ yêu cầu trẻ phải thận trọng bằng cách đề xuất một số giải pháp thay thế. Họ có thể bảo con họ đi bộ thay vì chạy ra ngoài đường. Luôn luôn phải nhìn cả hai bên đường. Rồi hãy đứng lại để cho xe ô tô đi qua thay vì cố gắng vượt trước đầu xe.

Các bậc cha mẹ khác lại sử dụng biện pháp đi đường tắt bằng cách nói "hãy cẩn thận" với các con của mình.

Có một lý do mà cha mẹ theo thói quen, thưởng bảo con mình hãy cẩn thận. Bởi ngay từ khi chúng ta còn nhỏ, đó cũng chính là điều mà chính chúng ta đã được yêu cầu. Do đó, cụm từ này có vẻ như cách làm bình thường để cảnh báo trẻ. Ở nhà, bố mẹ bạn sẽ luôn nói với bạn là "hãy cẩn thận" khi bạn bơi ở bể bơi, hay ra ngoài chơi trò red-over cùng bạn bè mình (red-over là trò chơi truyền thống mà trẻ em nước ngoài hay chơi). Các giáo viên cũng sẽ bảo bạn "hãy cẩn thận" khi chạy ra ngoài chơi vào giờ ra chơi.

Có vẻ như không có gì sai khi nói cụm từ đó. Bởi vì nó luôn được truyền tải với những ý định tốt. Đó là lý do tại sao chúng ta theo thói quen thường bảo tụi nhỏ phải cẩn thận khi tham gia các hoạt động nguy hiểm.

Nhưng ngôn ngữ đề phòng như cụm từ "hãy cẩn thận" chỉ hữu ích khi được giải thích chính xác. Thuật ngữ đơn giản "hãy cẩn thận" chưa được cắt nghĩa bao giờ.

“Hãy cẩn thận” có thể có ý nghĩa quá nhiều tới mức nó chẳng còn ý nghĩa gì nữa

Cụm từ này hàm chứa rất nhiều ý nghĩa đến nỗi nó trở nên vô nghĩa. Vì không có bất kỳ chi tiết hay hướng dẫn cụ thể nào nên những đứa trẻ không biết chúng cần phải cảnh giác cái gì. Chúng cần được giải thích về những điều chúng cần phải cẩn thận và tại sao lại như thế. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng không hành động thận trọng?

Nếu không có những lời giải thích chuẩn xác, trẻ có thể bắt đầu nhận thức mọi thứ đều là mối đe dọa. Chúng có thể hiểu ý nghĩa của cụm từ mơ hồ "hãy cẩn thận" này là cẩn thận với mọi thứ xung quanh chúng. Mọi thứ đều là mối nguy hiểm đối với chúng. Với giá trị được khắc sâu trong tâm trí chúng từ khi còn nhỏ, chúng có thể lớn lên với suy nghĩ rằng không có thứ gì là an toàn cả.

Chúng có thể trở nên hoang tưởng và nhu mì. Chúng sẽ ít tham gia các hoạt động thể chất bởi vì chúng sợ gặp phải khả năng chấn thương sắp xảy đến. Chúng không bước ra ngoài vùng an toàn của chúng bởi vì nó quá đáng sợ.

Chơi an toàn đồng nghĩa với việc quan sát từ bên lề

Trẻ em cần có sự tự do để tự mình mắc một số lỗi và học hỏi từ đó. Nếu bạn khiến cho chúng tin rằng không có thứ gì là an toàn cả thì chúng sẽ tin rằng cách duy nhất để tồn tại và sống sót là tránh rủi ro bằng mọi cách có thể.

Mặc dù an toàn là điều quan trọng nhưng việc né tránh rủi ro này có thể gây bất lợi cho sự phát triển của chúng. Khi chúng được bao bọc "an toàn" thì chúng có thể bỏ lỡ vô số cơ hội trải nghiệm và học tập.

Bằng cách luôn thận trọng, trẻ sẽ trưởng thành thông qua việc, chỉ tham gia vào các hoạt động mà chúng biết hoàn toàn chắc chắn và không có rủi ro. Nhưng trên thực tế là không có gì là chắc chắn cả. Cái gì cũng luôn có một số mức độ rủi ro, bất kể mức độ thận trọng của bạn tới đâu.

Để vươn lên trong cuộc sống, bạn phải chấp nhận rủi ro. Về cơ bản, các cơ hội luôn đồng nghĩa với những rủi ro. Có thể có một cơ hội là không có rủi ro. Nhưng cũng có khả năng là nó vẫn có. Là người "quá cẩn thận" sẽ khiến chúng bỏ lỡ nhiều cơ hội. Điều này có thể cản trở chúng đạt được thành công. Thành công không bao giờ đến với những người quá sợ hãi theo đuổi nó.

Nếu trẻ em được nuôi dạy phải luôn lo sợ những điều chưa biết và không bao giờ chịu bất kỳ rủi ro gì thì chúng có thể phải chịu số phận là có một cuộc sống tầm thường. Chúng không bao giờ có tham vọng phấn đấu cho bất kì sự vĩ đại nào cả. Thay vào đó, chúng sẽ mất cả cuộc đời, ước ao mình có được sự quyết tâm hơn, rồi hối tiếc tất cả những cơ hội mà chúng chưa bao giờ nắm lấy.

Hãy hướng dẫn, chứ đừng cảnh báo

Hãy để bọn trẻ biết cách hành động một cách thận trọng nhưng đừng khiến chúng sợ bị ngã. Chúng cần học cách đứng dậy, tự phủi bụi và tiến về phía trước.

Khi nhắc chúng phải cẩn thận, hãy cụ thể hơn. Hãy giải thích tình huống đang gặp phải và chính xác những gì chúng cần phải cẩn thận. Đừng khiến cho chúng có cảm giác nguy hiểm mơ hồ và thiếu sót. Nói với chúng, lý do tại sao hoạt động này có nguy hiểm nhưng không được giới hạn sự lựa chọn của chúng. Vẫn cho phép chúng tham gia vào hoạt động đó. Cho phép chúng được tự mình khám phá những ranh giới và phát triển ý thức cảnh giác của chính mình.

Như bạn đã biết vào thời điểm này thì nói cụm từ "hãy cẩn thận" quá là mơ hồ.

Không có gì sai khi nói cụm từ  "hãy cẩn thận" nếu ý định của bạn là trong sáng. Nhưng trẻ em cần thêm thông tin. Chúng cần phải biết cụ thể những gì chúng cần phải cẩn thận và những gì có thể xảy ra nếu chúng không cẩn thận.

Sau đây là những cụm từ bạn có thể nói với con mình có ý nghĩa giải thích thêm một chút.[1]​​​​​​​

Nói những câu có nhiều ý nghĩa hơn:

  1. Hãy tập trung vào những việc con đang làm nhé!
  2. Coi chừng những người khác và cho họ nhiều không gian nhé!
  3. Chơi với nhau đi. Hãy chắc chắn rằng mọi người đều được vui vẻ nhé!
  4. Hãy đi từ từ và cẩn thận khi tới gần ____ nhé!
  5. Hòn đá đó có vẻ nặng đấy, con có thể nhấc nó lên không?
  6. Hãy nhìn xung quanh trước khi ném đồ con nhé!
  7. *Khi leo núi* Con có thấy an toàn không?
  8. Hãy chắc chắn rằng con có khoảng không phía trước, trước khi chạy ra với cây gậy trong tay nhé!
  9. Con hãy chống một đầu gậy trên mặt đất.
  10. Con đừng có chạy ra sát gờ bể bơi đấy nhé!
  11. Xem các bạn con kìa, chúng có thể không trông thấy.
  12. Nếu đồ chơi của con bị rơi ra đường, con hãy gọi người lớn ra lấy giúp nhé!
  13. Nói với bạn bè con nếu con không thích cách họ chơi nhé!
  14. Trong khi leo trèo, con hãy chú ý để không bị trượt ngã nhé!
  15. Hãy từ từ thôi con!

Để chúng ngã, sẽ tốt hơn cho chúng

Tụi nhỏ không luôn nghe lời bạn. Chúng cần phải học một số bài học cho bản thân. Cho chúng tự do để làm điều đó. Những đứa trẻ sẵn sàng chấp nhận rủi ro là những đứa sau này sẽ phấn đấu để thành công trong cuộc sống của mình.

Tài liệu tham khảo

[1]^Liên Minh Trẻ Em & Thiên Nhiên: Khi nào bạn cần kiệm lời "hãy cẩn thận”