2 tháng trước
3 Điều Bạn Làm Chắc Chắn Dẫn Đến Một Mối Quan Hệ Thất Bại
524

6013
Lượt xem
129
Lượt chia sẻ
7
Lượt bình luận

Tôi vừa mới phạm sai sót trong mối quan hệ - "bước chân sơ sẩy". Ước gì tôi có thể nói với các bạn rằng tôi giao tiếp luôn đúng mực, nhưng lỗi của tôi là đang tạo ra một tình huống gượng gạo ở hiện tại và ảnh hưởng tới sau này. Nghiên cứu các mối quan hệ và trau dồi sự tự nhận thức bản thân đã giúp tôi cắt bớt một vài thói quen đáng thất vọng trong tiềm thức của mình. Tôi hy vọng bạn có thể ứng dụng những hiểu biết này trong cuộc sống để có những mối quan hệ lành mạnh và hạnh phúc hơn.

Dù chúng ta đang tương tác với bạn bè, đồng nghiệp, hoặc một người đặc biệt nào đó hay không, thì có một vài lời khuyên dành cho mối quan hệ mà tất cả chúng ta nên luôn luôn ghi nhớ trong đầu. Dưới đây là ba điều phá hỏng mối quan hệ mà chúng ta hay làm một cách vô thức.

1. Đưa ra ý kiến phản hồi khi chưa được cho phép

Đã bao nhiêu lần bạn cảm thấy rằng mình cần đưa ra lời khuyên dù cho không ai hỏi? Lỗi giao tiếp này thường xuất phát từ tình yêu và sự quan tâm. Khi bạn yêu ai đó, bạn muốn tốt cho họ và điều đó hoàn toàn bình thường. Nhưng sự thôi thúc để thốt ra những lời nhận xét tự nguyện thường phản tác dụng.

Cũng như trong phim "Ted 2", Ted tranh luận với vợ mình vì cô ấy muốn anh đi tìm việc. Mục đích của việc này là tốt vì họ thật sự phải chi trả hoá đơn, nhưng cô vợ đã phớt lờ sự căng thẳng của Ted và bỏ qua việc liệu anh ấy có cần lời khuyên của cô hay không. Những bình luận với chủ ý tốt này kết thúc với việc biến thành cuộc cãi vã.

Điều này xảy ra thường xuyên trong các mối quan hệ khi chúng ta tha thiết muốn giúp đỡ người bạn đời để tiến bộ mà không hề nghĩ liệu họ có cần lời khuyên từ ta không. Có câu nói "Thật thà là thượng sách", nhưng đôi khi chúng ta lại đi quá giới hạn. Nếu bạn thấy bản thân nói "Em nghĩ anh nên [x]" hoặc "[x] của anh thật tệ", thì hãy cẩn thận. Có thể bạn đang chuẩn bị đưa ra một lời khuyên không được mong đợi đấy.

Tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn nhận xét về trang phục của một người lạ mặt. Họ có thể ngay lập tức trở nên phòng vệ vì họ không hề hỏi ý kiến của bạn, và bạn cũng không có sự cho phép để đưa ra nhận xét. Hầu hết mọi người thường không thấy phiền khi nghe điều gì đó tích cực về lựa chọn trang phục của họ, nhưng nếu bạn đang đưa ra một lời phê bình, thì có vẻ như bạn đang xúc phạm họ. 

Cách tiếp cận đúng: Nếu bạn cảm thấy việc đưa ra nhận xét cho ai đó là quan trọng, thì bạn có hai lựa chọn làm thế nào để tiếp cận vấn đề. Bạn có thể xin phép họ để đưa ra ý kiến, hoặc bạn có thể tìm cách để đảm bảo rằng họ có thể tiếp nhận phản hồi mang tính xây dựng từ bạn. 

Cách xin phép ai đó để đưa ra nhận xét không phải luôn luôn có hiệu quả vì người đó có thể nói rằng họ không hứng thú để nghe chúng. Nếu họ không muốn nghe những gì bạn phải nói, liệu bạn có muốn nói ra không? Thậm chí nếu kết quả không như bạn nghĩ, việc xin phép trước cũng giúp bạn tránh xúc phạm người nghe. 

Việc có ai đó hỏi xin nhận xét từ bạn có thể mất nhiều thời gian hơn, nhưng nó mang đến kết quả tốt hơn. Tôi thích lời khuyên về cách đưa ra nhận xét này vì người tiếp nhận vốn đã chú trọng đến việc lắng nghe những gì bạn phải nói ra. 

Ví dụ, hãy tưởng tượng rằng người bạn thân nhất của bạn mới mua một cặp kính mới. Bạn có thể nói rằng mình vừa đọc một bài báo về loại kính phù hợp nhất cho mỗi hình dáng khuôn mặt khác nhau. Bạn nhấn mạnh rằng khi đọc bài báo này, bạn nhận ra gọng kính bạn vừa chọn cho mình không hề phù hợp với mặt. Lời bình luận và hiểu biết bạn có được từ việc tìm tòi nghiên cứu chủ đề đó có thể sẽ làm người bạn kia hỏi "Cậu nghĩ thế nào về cặp kính này của tớ?". Khi họ hỏi nhận xét của bạn, họ đã cho phép bạn nói ra ý nghĩ của mình.


Nguồn ảnh: Source

2. Thờ ơ với cảm xúc của họ khi họ cần bạn

Cảm xúc của chúng ta trồi sụt thất thường suốt cả ngày, và không may là chúng ta không thể lúc nào cũng vui vẻ. Ta có thể bị áp lực công việc, buồn vì một điều gì đó đã xảy ra, hoặc mệt mỏi vì không đạt được điều ta muốn. Nỗi buồn lớn nhất trong tất cả đến từ cảm giác người nên hiểu ta nhất lại không thể nhận ra nỗi khổ của ta.

Hãy tưởng tượng người yêu bạn trở về nhà sau một ngày mệt mỏi ở công ty. Bạn nghe anh ấy hoặc cô ấy kể chuyện, và ngay lập tức bạn bắt đầu đưa ra lời khuyên. Bạn nghĩ rằng bạn đang giúp đỡ họ bằng cách cố gắng giải quyết vấn đề. Bạn có thể nói kiểu "Em không nghĩ đấy là công việc phù hợp với anh", hoặc "Sếp anh xấu tính thật".

Bạn không chỉ vừa mắc phải lỗi đầu tiên trong một mối quan hệ qua việc đưa ra nhận xét khi chưa được phép, mà bạn còn bỏ qua cả nhu cầu của người yêu. Có thể có thời điểm người yêu bạn muốn than phiền hoặc giải quyết vấn đề, nhưng khi họ vừa về đến nhà, có lẽ họ chỉ muốn một ai đó có thể lắng nghe họ.[1]

Cách tiếp cận đúng: Tôn trọng cảm xúc của người yêu bằng cách lắng nghe họ. Sử dụng phương pháp lắng nghe chủ động[2] và tránh việc cố gắng giải quyết vấn đề giúp họ ngay lập tức. Kể cả nếu vấn đề có vẻ nhỏ nhặt đối với bạn, hãy kiềm chế đừng tầm thường hoá cảm xúc của họ. Bạn có thể giúp họ tìm ra quan điểm sau này, nhưng đầu tiên, hãy chấp nhận suy nghĩ và cảm xúc của họ.

Thay vì bật chế độ đưa ra lời khuyên hoặc cố tìm ra mặt tốt đẹp ngay lập tức ở trong hoàn cảnh khó khăn của họ, đơn giản là hãy hỏi xem họ cảm thấy thế nào. Nếu họ sẵn sàng mở lòng, hãy lắng nghe. Bạn có thể xác nhận bằng những hành động phi ngôn ngữ hoặc bằng cách diễn giải những gì họ vừa nói. Tránh sự thôi thúc phải đưa ra nhận xét! Tôi biết điều này rất khó khăn vì bạn quan tâm đến họ. 

Bạn sẽ có cảm giác tốt hơn nhiều khi ai đó hỏi "Em có sao không?" khi bạn bị ốm, hơn là nghe "Lần sau em nên mặc ấm hơn". Ai muốn lời khuyên kiểu này khi đang bị ốm chứ?

Chúng ta đều cần thời gian để cho phép cảm xúc lặng xuống trước khi ta sẵn sàng đón nghe những lời nhận xét. Hãy nhớ rằng cho đến khi họ cho phép bạn nhận xét, họ sẽ không thấy chúng có ích đâu.

3. Tuyệt nhiên không hề đưa ra lời nhận xét

Không đưa ra nhận xét hữu ích nào cũng là một lỗi cực kì sai trong mối quan hệ. Những vấn đề trên kia liên quan đến việc đưa ra quá nhiều thông tin, còn ở đây vấn đề là do có quá ít thông tin.

Tưởng tượng người yêu tìm đến bạn để nghe gợi ý xem nên đi đâu vào ngày kỷ niệm của hai người. Thay vì kể ra một vài lựa chọn, bạn trả lời với câu nói "Em không biết", hoặc "Đâu cũng được. Em đồng ý với bất cứ nơi nào anh chọn".

Bạn nghĩ bạn đang thể hiện mình rất thoải mái linh động, nhưng đó không phải là thông điệp bạn đang gửi đến người yêu. Họ tìm đến bạn vì họ muốn lắng nghe ý kiến của bạn, và bạn lại bảo họ rằng bạn không quan tâm hoặc không muốn chịu trách nhiệm đưa ra quyết định.[3] Bạn không cần phải đưa ra một câu trả lời chắc chắn, nhưng họ muốn thấy rằng bạn sẵn sàng để tâm vào vấn đề.

Bạn muốn nghe nhận xét vì bạn thật sự cần sự giúp đỡ cho vấn đề của mình. Khi bạn muốn nhận được gì đó, bạn có thể cũng đang làm việc để loại bỏ áp lực cho bản thân. Khi ai đó không thể cho bạn nghe ý kiến, họ đặt gánh nặng phải đưa ra quyết định lại cho bạn.[4]

Cách tiếp cận đúng: Khi ai đó hỏi xin nhận xét của bạn, hãy dành chút thời gian để xem xét yêu cầu của họ. Bạn không phải giải quyết vấn đề cho họ, nhưng bạn có thể giúp họ nghĩ về tình huống đó theo một cách mới.

Thay vì nói với người bạn đời rằng bạn không quan tâm các bạn nên đi đâu vào ngày kỷ niệm, bạn có thể nói "Em không chắc, nhưng lâu rồi chúng ta chưa ăn đồ Ý. Có lẽ ta có thể tìm một nhà hàng đồ Ý mà chưa bao giờ thử trước đây". Bằng cách trả lời như thế này, bạn cho người bạn đời thấy rằng các bạn ở cùng phe, và bạn sẵn sàng giúp tìm cách giải quyết vấn đề.

Nhớ rằng, vấn đề không phải nằm ở câu trả lời bạn đưa ra cho họ. Vấn đề là thái độ của bạn với mối quan tâm của họ.

Khi bạn bắt đầu nhận ra những vấn đề này, bạn sẽ ít gặp sự bất đồng và xung đột hơn

Tại thời điểm này, có lẽ bạn đang sợ hãi khi nghĩ lại những lúc chủ ý tốt của bạn đi chệch hướng, nhưng bạn không cô đơn đâu. Tôi ước mình có thể nói với bạn rằng tôi chưa bao giờ đưa ra lời khuyên một cách tự nguyện, phớt lờ cảm xúc của ai đó để giải quyết vấn đề, hoặc không đưa ra nhận xét hữu ích khi được hỏi, nhưng tôi đã làm tất cả những việc này rồi.

Chúng ta không thể thay đổi những gì đã xảy ra, nhưng ta có thể dùng những lời khuyên này để đảm bảo rằng mọi người trong cuộc sống của ta cảm thấy họ có khả năng giải quyết vấn đề bằng khả năng lắng nghe và đưa ra nhận xét của ta khi họ cần chúng.

Tài liệu tham khảo