3 tháng trước
6 Điều Bạn Cần Biết Để Có Một Cuộc Đàm Phán Hoàn Hảo
288

3206
Lượt xem
187
Lượt chia sẻ
39
Lượt bình luận

Vì mọi người thường chắc chắn về quan điểm, niềm tin và tư tưởng độc nhất của riêng họ nên không có gì phải thắc mắc khi chúng ta thường đi đến những xung đột về ý kiến và quyết định.

Thậm chí trong đầu của chính chúng ta cũng có những suy nghĩ xung đột với nhau để đưa tới một tình huống cuối cùng có lợi cho đôi bên trong cuộc sống của chúng ta và đây là lúc đàm phán xảy ra. Đây là một nghệ thuật tìm kiếm một quyết định cùng có lợi cho nhau để mong muốn và nhu cầu của cả hai bên đều được cân nhắc. 

Tại sao cần có kĩ năng đàm phán tốt?

Đàm phán ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta nhiều hơn chúng ta có thể nhận thấy: Đàm phán về vấn đề của chính phủ, các vấn đề pháp lý, sự kiện quốc tế và trong các mối quan hệ trong nước. Vì vậy, phát triển kĩ năng đàm phán trong cuộc sống cá nhân và sự nghiệp của bạn sẽ giúp bạn tiến xa trong việc cải thiện mối quan hệ với những người xung quanh bạn và sẽ dẫn bạn đến những kết quả và tình huống hài hòa hơn.

Đây là cách đàm phán diễn ra trong cuộc sống hằng ngày của bạn

Lấy mối quan hệ làm ví dụ – khi một người khác quá đan xen vào cuộc sống hằng ngày của bạn thì dĩ nhiên sự bất đồng ý kiến là không thể tránh khỏi. Có thể bất đồng về bất cứ thứ gì từ cách tiêu tiền, nơi để sống hay cách quyết định nghề nghiệp cụ thể cũng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Trong những trường hợp này thì kĩ năng đàm phán tốt là cần thiết để đạt được kết quả tốt nhất cho cả hai người.

Bạn đã từng cảm thấy không hài lòng trong các cuộc họp ở công ty chưa? Mọi người đều có những quan điểm, lập trường khác nhau và tất cả họ đều muốn kết quả tốt nhất cho chính họ. Đây là thời điểm hoàn hảo để đàm phán và giải quyết sự bất đồng ý kiến và vấn đề một cách bình tĩnh và hiệu quả.

Bạn được đề nghị một công việc mà bạn yêu thích nhưng mức lương lại không hoàn toàn như điều bạn mong đợi. Bạn có thể bắt đầu phân vân liệu rằng có nên chấp nhận công việc đó hay thậm chí có thể thương lượng với nhà tuyển dụng để thay đổi mức lương lên mức lý tưởng hơn.

Thậm chí đi tới một ngôi chợ nhộn nhịp và tấp nập cũng có thể đem đến kinh nghiệm đàm phán khi chúng ta trả giá để có được giá thấp hơn và cố gắng lấy được giá tốt nhất có thể.

Vậy làm thế nào để trở thành một người đàm phán giỏi?

1. Hiểu tình huống

Hiểu biết là sức mạnh vì vậy nếu bạn nổ lực tìm hiểu tình hình thì bạn ngay lặp tức có năng lực đàm phán tốt hơn người khác. Tìm hiểu cả hai bên trước khi tiến hành đàm phán sẽ giúp bạn đưa ra kết quả tốt nhất cho cả hai bên và bạn sẽ không bị bất ngờ bởi bất kì sự việc không biết nào khác.

Hãy nhớ rằng khi tham gia vào cuộc đàm phán, điều tốt nhất là trong tư tưởng phải tìm ra điều tốt nhất cho cả hai bên chứ không phải để thắng. Điều này sẽ trải đường giúp bạn bình tĩnh hơn để đưa ra quyết định.

2. Làm rõ mục tiêu của chính bạn

Rất quan trọng để hiểu rõ mục tiêu của bạn là gì và cái nào sẽ là kết quả tốt nhất cho bạn. Bằng cách làm điều đó, bạn sẽ không bị thắng thế quá dễ dàng bởi một người có sức thuyết phục đặc biệt nếu họ dường như hoàn toàn sợ hãi. 

Làm một danh sách về tất cả những điều bạn muốn có trong quyết định cuối cùng. Phá vỡ giao dịch là quan trọng nếu đó là vì sự hạnh phúc ưu tiên của bạn và rất cần thiết để nghĩ về lý do tại sao bạn muốn điều bạn muốn.

3. Tự chuẩn bị cho tình huống

Kinh nghiệm sống khiến chúng ta hiểu rằng chúng ta không luôn có được điều chúng ta muốn. Đàm phán ngụ ý rằng đây là một tình huống có sự liên quan những người khác có mong muốn và nhu cầu khác nhau và những ai sẽ ủng hộ họ. 

Hãy liệt kê ra những kỳ vọng của các bên đối tác muốn cùng với của bạn và cố gắng ưu tiên chúng vào mức độ bạn coi trọng ở mỗi hạn mục – có được danh sách "thực tế " này có thể giúp bạn đối mặt với tình huống mà các bên khác đang bắt đầu nắm quyền kiểm soát quá nhiều.

4. Kĩ năng lắng nghe là chìa khóa trong đàm phán

Khi bạn đắm chìm trong cuộc thảo luận, điều đầu tiên bạn nên làm là hiểu được điều bên còn lại muốn. Có thể sẽ khó lòng lắng nghe ý kiến đối lập nhưng hãy nhớ rằng mỗi bên đều cần cơ hội như nhau để nói lên quan điểm của họ.

Hãy làm rõ điều bạn muốn một cách bình tĩnh và đảm bảo rằng bạn phải lắng nghe điều họ nói để không có bất kì sự nhầm lẫn hay hiểu nhầm nào.

5. Đàm phán phải đem lại kết ​​​​​​​quả tốt nhất có lợi cho đôi bên

Một kết quả có lợi cho đôi bên đạt được khi cả hai bên cảm thấy họ lấy được điều tích cực trong suốt quá trình đàm phán. Điều này không luôn có nghĩa rằng bạn đã đồng ý mọi thứ trên danh sách ban đầu của bạn nhưng cả hai bên sẽ cảm thấy quan điểm của họ được xem xét và kết quả phán ánh điều này.

Sự thoả hiệp và các đề nghị thay thế luôn cần được xem xét để hiểu lẫn nhau và bây giờ bạn có thể xem xét lại danh sách ưu tiên bạn đã đã chuẩn bị.

6. Thực hiện quyết định của bạn

Khi quyết định của bạn được thông qua và quan trọng hơn là hai bên hiểu rõ về nó, rất tốt để tiến tới hành động theo kế hoạch được chia sẻ. Hãy nhớ cố gắng thường xuyên tự cập nhật lại tiến trình và điều này phải hướng tới sự đúng đắn và đồng thuận. 

Dưới đây là một vài lời khuyên để giúp đàm phán được thuận lợi 

Nếu đàm phán thất bại đặc biệt là trong thiết lập một mối quan hệ mà có cảm xúc tồn tại và rủi ro cao, nó có thể dẫn tới tranh luận và điều này ảnh hưởng cốt lõi cuộc sống của bạn. Dưới đây là một vài bí quyết để đàm phán được thuận lợi và hiệu quả.

  • Lắng nghe và lịch thiệp là chìa khóa có được sự tôn trọng từ người khác trong tình huống này.
  • Nhận thức về thái độ của cảm xúc, nghĩa là cố gắng thông minh về xúc cảm trong cuộc thảo luận.
  • Cởi mở và chân thật đưa ra các lý lẽ đúng đắn và đanh thép tại sao bạn muốn hay phản đối. Đưa ra bình luận về đề nghị của họ theo cách ôn hòa. Điều quan trọng là cả hai bên hiểu được quan điểm của nhau. 
  • Hãy dành thời gian thư giãn nếu bạn cảm thấy căng thẳng hoặc đi dạo. 
  • Với việc nói trước, bạn sẽ thả "neo" cho phần còn lại của cuộc thảo luận vì vậy sẽ tạo ra thuận lợi cho bạn để bắt đầu đàm phán.
  • Cố gắng nhận ra điều đạt được với nhau vì điều này xây dựng tư tưởng rằng cả hai bên cùng cố gắng đạt được mục tiêu tương tự nhau. Khi điều này được thiết lập, bạn có thể giải quyết trong khoảng bạn đang cố gắng thỏa hiệp. 


Nguồn ảnh bìa: Unsplash.com từ pexels.com