5 tháng trước
Các Kiểu Giao Tiếp Phi Ngôn Ngữ Mà Bạn Không Thể Phớt Lờ
385

4816
Lượt xem
31
Lượt chia sẻ
5
Lượt bình luận

Hầu hết mọi người đều biết "cái nhìn" dường như rất phổ biến với các bà mẹ. Ngay từ nhỏ, khi chúng ta ra ngoài và làm điều gì đó không tốt, tất cả điều bạn cần lúc này là cái nhìn chằm chằm của mẹ bạn để ngăn cản bạn làm điều đó. Bạn ngay lập tức biết rằng bạn sẽ bị cấm không được ra ngoài khoảng hai mươi năm– mà thậm chí mẹ bạn không cần nói lời nào! Đó là sức mạnh giao tiếp không dùng lời nói.[1]

Liệu rằng bạn có nhận ra nó hay không thì vài thứ vẫn xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Và khi bạn khám phá nhiều hơn về nó, bạn có thể tạo ra sự tương tác xung quanh bạn tốt hơn.

Giao tiếp phi ngôn ngữ thực ra giúp bạn bày tỏ bản thân tốt hơn

Cả thế giới đã bị sốc khi vụ bê bối tình dục của Bill Clinton với Monica Lewinsky được chứng minh – sau khi ông ta cương quyết phủ nhận vụ bê bối này! Nhưng nhiều dấu hiệu đã cho thấy ông ta đang nói dối, như việc ông ta chạm vào mũi của mình nhiều hơn mức bình thường ba lần. Đấy là bởi vì khi người ta nói dối, căng thẳng sẽ làm tăng huyết áp và lần lượt khiến các dây thần kinh xung quanh mũi bị kích thích hay cảm thấy ngứa ngáy.[2]

“Những biểu hiện rất nhỏ” là những biểu cảm xuất hiện thoáng qua vài phút trên gương mặt và khác các loại biểu cảm gương mặt khác và hầu như không thể làm giả.[3] Hiểu được giao tiếp không dùng lời nói có thể giúp bạn không chỉ tương tác và giao tiếp với người khác tốt hơn mà còn cải thiện được khả năng để bày tỏ cảm xúc bản thân.

Có nhiều kiểu giao tiếp phi ngôn ngữ khác nhau và vài loại có thể dễ dàng bị lãng quên

Các cuộc nghiên cứu về giao tiếp phi ngôn ngữ bắt đầu với sự xuất bản của Những biểu hiện cảm xúc ở người và động vật của Charles Darwin năm 1872. Kể từ đó, các chuyên gia cho rằng một phần quan trọng của cuộc đối thoại và tương tác của chúng ta không dựa vào lời nói:

1. Động tác của bàn tay truyền tải nhiều thông tin

Hành động bàn tay đặt trên má hay vuốt cằm cho thấy rằng người đó đang đắm chìm trong suy nghĩ. Cắn móng tay hay hành động nghịch tóc cho thấy sự lo lắng hay sự bất an.


2. Biểu cảm gương mặt có thể được hiểu khác nhau

Loại này chiếm đa số trong giao tiếp phi ngôn ngữ.

Hãy xem xét có bao nhiêu kiểu cười khác nhau mà bạn đã từng nhìn thấy; sự khác nhau của nụ cười có thể cho thấy sự hạnh phúc, sự nhớ nhung, hồi tưởng, sự khó chịu hay thậm chí sự buồn bã.

Hạ thấp đầu và gương mặt hướng xuống dưới có thể hiểu là người đó đang trốn tránh thứ gì đó hoặc đơn giản là mắc cỡ, ngại ngùng.


3. Tư thế có thể thể hiện thái độ của một người

Cách một người giữ tư thế khi đứng hay ngồi thể hiện nhiều điều.

Khoanh tay trước ngực có thể ám chỉ sự phòng thủ. Vắt chéo chân khi ngồi hay đứng cho thấy sự lo âu.


4. Giao tiếp bằng mắt nói lên điều một người đang suy nghĩ

Người ta nói rằng đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Có nhiều thứ mà đôi mắt có thể tiết lộ ra – thậm chí là không có khả năng giao tiếp bằng mắt cũng nói lên nhiều điều.

Mọi người có xu hướng nhìn lên trên và hướng qua phải khi họ không trung thực và họ ngước mắt lên trên qua bên trái khi họ đang nhớ điều gì đó. (Điều này có thể ngược lại với những người thuận tay trái.)


5. Những biểu cảm số (digital expressions) và biểu tượng cảm xúc (emojis) có thể làm tin nhắn trở nên xúc cảm.

Truyền thông xã hội đã khai sinh ra một hình thức mới của giao tiếp không dùng lời nói. Làn sóng mới này bao gồm các biểu tượng cảm xúc (emoticons) mà mọi người sử dụng đến việc cố tình đăng những dòng trạng thái cập nhật hay những bức ảnh để tạo phản ứng.

Mọi người có thể chắc chắn hiểu được họ cảm thấy như thế nào mà không dùng lời nói chỉ bằng một cú nhấn chuột đơn giản để thể hiện một khuôn mặt đang cười hay đang buồn.


Để tương tác với người khác tốt hơn, hãy thử những kỹ xảo nhỏ trong giao tiếp này

Đầu tiên, nếu bạn nhận thức nhiều hơn về những dấu hiệu không dùng lời nói xung quanh bạn, điều này ngay lặp tức sẽ cải thiện sự tương tác của bạn. 

Cũng có nhiều thứ nhỏ nhặt bạn có thể làm để giao tiếp tốt hơn mà thậm chí không cần nói một lời.

Hãy chú ý tới những điệu bộ, cử chỉ nhỏ nhặt của bạn

Hãy xem xét ngôn ngữ cơ thể của bạn thể hiện như thế nào.

Ví dụ, khi bạn gặp ai đó lần đầu tiên thì bạn có cười không? Nếu có thì nụ cười của bạn nói lên điều gì? Một cái bắt tay chắc nịch cùng sự giao tiếp bằng mắt và một nụ cười đáng tin cậy sẽ giúp bạn tự tin hơn.

Hãy nhận biết bất kì sự mâu thuẫn nào trong ngôn ngữ cơ thể

Liệu rằng với bản thân hay với người khác, lời nói luôn hòa hợp với biểu hiện của cơ thể?

Hãy xem các các nghĩa khác nhau khi bạn nói “Tôi vẫn ổn” với một nụ cười toe toét và khi bạn nói câu này với một tiếng thở dài lớn. Nói câu này với một nụ cười ấm áp sẽ cho thấy sự chân thành và bạn thực sự cảm thấy "ổn, tốt". Nếu câu nói đi kèm với sự thở dài hay tâm trạng chán ngán thì nó cho thấy điều ngược lại. 

Đừng hiểu nhầm sự căng thẳng với sự không trung thực

Bao nhiêu lần bạn biết về người mà đọc rất nhiều tin nhắn và nhận nhiều cuộc điện thoại, đơn giản bởi vì người ở đầu dây bên kia đang có một ngày căng thẳng và vì vậy họ trở nên giận dữ? 

Rất dễ đọc vị sai người khác hay bị hiểu nhầm khi đang căng thẳng, vì vậy hãy nhận thức về điều này khi bạn đang có một ngày đầy khó khăn. Lần tới, lúc bạn nhận tin nhắn hay email khi bạn bị căng thẳng, có lẽ cách tốt nhất là trì hoản sự phản hồi của bạn cho đến khi bạn bình tĩnh hơn.

Chú ý những phản ứng của người khác

Chú ý nhiều hơn về giao tiếp phi ngôn ngữ với người khác sẽ có thể giúp bạn tương tác với người khác thành công hơn.

Ví dụ, nếu bạn đi cùng ai đó đang đan tay vào nhau, hành động của họ cho thấy họ cảm thấy dễ bị tổn thương hay không đang thoải mái. Sau đó hãy xem xét việc bạn có thể làm để họ cảm thấy thư giản, thoải mái hơn.

Hãy luyện tập những kỹ xảo nhỏ này mỗi ngày và mọi lúc khi bạn đang nói chuyện với người khác và bạn cũng sẽ giỏi hơn trong việc giao tiếp với ngôn ngữ cơ thể của chính bạn.

Nguồn ảnh bìa: Flaticon từ flaticon.com

Tài liệu tham khảo