5 ngày trước
Uống Cà Phê Đúng Cách Để Tăng Năng Suất Làm Việc
360

4375
Lượt xem
157
Lượt chia sẻ
8
Lượt bình luận

Chúng ta có một mối quan hệ nửa ghét nửa yêu đối với chất cafein. Ai cũng biết tiêu thụ quá nhiều sẽ dẫn tới sụt giảm hiệu quả và đau đầu, nhưng chúng ta cũng biết nó có thể là một loại chất tăng lực tuyệt vời vào những lúc cần thiết. Kể cả nếu bạn chỉ dùng một lượng nhỏ cafein, thì cơ thể bạn cũng sẽ chuyển hóa hết khỏi cơ thể trong vòng 8-14 giờ, dẫn tới việc bạn cảm thấy trì trệ và thậm chí đôi khi như bị ốm vậy.[1]


Nhưng bạn nghĩ sao nếu tôi nói rằng việc tiêu thụ cafein một cách có chiến lược, thay vì uống luôn miệng theo thói quen, có thể cung cấp cho bạn một kho năng lượng dự trữ, mà có thể nói là, bạn có thể dùng đến bất cứ khi nào mình thích?

Hãy uống cafein một cách có chiến lược

Chris Bailey, tác giả cuốn sách Dự án Tăng năng suất (The Productivity Project), cũng đã phát chán với những tác dụng kéo dài của cafein, nhưng lại không muốn từ bỏ nó. Thế là ông quyết định thử làm điều gì đó: ông dùng cafein trước khi làm bất kì một khối lượng công việc quan trọng nào. Ví dụ như ông sẽ dùng cafein trước khi đi thuyết trình, viết một bài báo quan trọng, hay chỉ là rà soát một việc quan trọng trong danh sách việc cần làm của mình. Bất kể công việc là gì, ông luôn đảm bảo đó là một việc quan trọng và đòi hỏi nhiều sự tập trung cùng năng lực trí não.

Mục đích của thử nghiệm này rất đơn giản: làm thế nào để tận dụng tối đa lợi ích của cafein trước khi sự sụt giảm năng lượng xảy ra? Hãy tận dụng khoảng thời gian trước khi tác dụng của cafein sụt giảm.


Cafein ngăn não bạn hấp thu một chất hóa học gọi là adenosine. Chất này kích hoạt báo động trong não cho bạn biết rằng mình đang mệt mỏi. Trong khi cafein ngăn não bạn hấp thu chất này, thì adenosine lại tiếp tục tích lũy dần cho đến khi cafein rốt cuộc cũng để cho não bạn hấp thu được nó. Thế là tại thời điểm đó, đột nhiên bạn cảm thấy mình mệt mỏi như bị một đoàn tàu đâm phải và tất cả những gì bạn muốn làm chỉ là lăn ra ngủ mà thôi.

Nhưng nếu bạn uống cà phê hay bất kì đồ uống chứa cafein nào đó một cách có chiến lược, bạn có thể tận dụng tốt hơn khoảng thời gian khi não bạn không nhận được những tín hiệu gây mệt mỏi đó. Trên thực tế bạn thậm chí có thể nghỉ ngơi ngắt quãng trước khi sự sụt giảm đó ập tới.

Những thứ bạn không được uống

Trước khi bạn bắt đầu mua hàng đống đồ uống có đường bổ sung cafein hay lùng sục trên ứng dụng di động của Starbucks để tóm được một li frappuccino có bổ sung cafein, thì hãy cùng làm rõ vài quy tắc cơ bản trước đã. Bạn không được dùng những thức uống có đường hay có cồn được bổ sung cafein. Những loại thức uống này luôn đi kèm với kiểu sụt giảm riêng của chúng, nên việc uống chồng chất chúng lại với nhau sẽ chỉ làm cơn tấn công của adenosine đến sớm hơn và mạnh hơn, cuối cùng làm cho bạn cảm thấy tồi tệ hơn nữa mà thôi.

Thay vào đó hãy chọn trà xanh hay trà pha từ bột trà xanh (matcha). Những loại trà có chứa cafein tự nhiên này cũng chứa đầy các chất chống oxi hóa có thể giúp làm chậm và điều hòa sự sụt giảm tác dụng của cafein.

Khi nào nên nạp cafein

Hiện tại bạn có thể đang uống một tách cà phê rồi, nhưng hãy cẩn thận đừng sử dụng cafein như một giải pháp tạm thời mọi lúc. Mục tiêu của chúng ta là nắm lấy lợi thế của khoảng thời gian năng suất cao do cafein tạo ra, chứ không phải tiếp tục tiêu thụ nó cho đến khi bạn đã hết ngày làm việc và cần đi ngủ. Cũng tương tự như vậy, điều quan trọng là tránh dùng cafein càng xa càng tốt nếu bạn sắp làm việc gì đó cần sự sáng tạo; nó đã được chứng minh là làm hại đến chức năng não phải của bạn.

Nếu nó phù hợp với thời khóa biểu hằng ngày của bạn, hãy tiêu thụ cafein trong khoảng từ 9h30 sáng tới 11h30 sáng. Đây là lúc cafein có tác động mạnh nhất đến mức năng lượng của bạn, bởi đó thường là thời điểm trong ngày mà bạn tự nhiên cảm thấy một chút cảm giác trì trệ. Và hãy luôn nhớ tránh xa cafein trong vòng 8 giờ trước khi đi ngủ để nó không ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.

Mẹo của Chuyên gia: Vì bạn biết rằng sự sụt giảm tác dụng của cafein thường sẽ khiến bạn cảm thấy buồn ngủ khoảng 8-12 giờ sau khi uống, hãy lên kế hoạch dùng một tách cà phê lớn khoảng mười hai tiếng trước một chuyến bay qua đêm. Bạn sẽ ngủ ngon như một em bé.

Những ai có thể dùng cafein

Rõ ràng là nếu bạn muốn uống cà phê hay trà có cafein, thì chúng tôi sẽ không cố ngăn cản bạn. Nhưng sẽ là có ích khi chú ý rằng nó có ảnh hưởng khác đến những đối tượng nhất định.

Cafein đã được cho thấy là khiến cho những người hướng nội làm việc kém đi ở những công việc cần định lượng và phải hoàn thành dưới áp lực thời gian, bởi vì những người hướng nội được kích thích bởi môi trường xung quanh nhiều hơn; liều kích thích thêm vào từ cafein có thể đẩy người hướng nội đi quá giới hạn và mất kiểm soát.[2]

Cũng thú vị không kém, người ta đã phát hiện hiệu ứng trái ngược lại một cách chính xác đối với những người hướng ngoại. Nếu bạn là một người rất cởi mở và hòa đồng, việc dùng cafein trước một công việc quan trọng có thể sẽ rất hoàn hảo cho bạn.

Đối với những người trung tính, tức là rơi vào đâu đó giữa hai thái cực trên, việc tiêu thụ cafein một cách có chiến lược sẽ là một sự lựa chọn tốt nhất. 

Điều gì là tốt nhất cho bạn?

Một vài điều trong chiến lược liên quan tới việc thử nghiệm. Bạn có thể thấy tách cà phê java lúc 6 giờ sáng chỉ giúp bạn tỉnh táo đến 10 giờ sáng, nhưng đó là khi bạn có một nguồn chất đạm đặc biệt nào đó để giúp bạn vượt qua thời gian còn lại. Những người khác có thể phát hiện ra rằng mình nên uống cà phê trễ hơn - có thể lúc 9h30 sáng khi mức cortisol của họ hạ thấp theo tự nhiên - và điều đó thay đổi cả một ngày của họ. Bất kể bạn khám phá ra cách nào là tốt nhất cho mình, mục tiêu cuối cùng là hẹn giờ cho cơn sụt giảm của bạn.

Cá nhân tôi, tôi thích đi ngủ vào khoảng 10h30 tối. Tôi muốn đảm bảo rằng mình sẽ dùng cafein trước đó 12 giờ để đến lúc đó mình có thể nhảy ngay lên giường và chìm vào giấc ngủ. Một khi bạn đã tìm ra thời khóa biểu nào là phù hợp nhất cho mình, bạn sẽ kinh ngạc về sự khác biệt mà một tách cà phê có thể tạo ra đấy.

Tài liệu tham khảo