Một người rất bận rộn thường được thấy là người làm việc không biết mệt mỏi cả ngày lẫn đêm để đạt được các mục tiêu của mình. Một vài người trong số đó thậm chí phấn đấu đạt được chúng tới mức thức khuya nhiều giờ, chiến đấu với quyết tâm cao độ chỉ với một lượng cafe đáng kể. Hành vi như vậy là mang tính tiêu cực. Làm việc không cần ngủ hoặc ngủ không đủ có tác động rất lớn tới khả năng tập trung, các chức năng và tổng thể sức khỏe của bạn.
Năm 1999, chiếc máy bay số hiệu 1420 của Hãng Hàng Không Hoa Kỳ rơi xuống đường băng Sân Bay Little Rock, Arkansas.[1] Không có điều gì bất thường liên quan tới chuyến bay vì những chuyến bay xuyên quốc gia như thế vẫn có thường xuyên, mọi phi công như vậy trên thế giới đều có hàng trăm lần bay trong sự nghiệp của mình. Chiếc máy bay vận hành hoàn hảo. Nhưng vụ tai nạn đã cướp đi tính mạng 11 người gồm cả phi trưởng và làm cho hơn 100 người khác bị thương. Sau một số điều tra, người ta kết luận rằng các phi công đã quá mệt mỏi tới mức không đủ tập trung tới tình hình xung quanh họ và quên kích hoạt hệ thống cản dòng, một thiết bị hỗ trợ hạ cánh cho máy bay.
Tất nhiên, không phải tất cả chúng ta đều là phi công nhưng hãy suy nghĩ về điều đó, đã bao nhiêu lần bạn nghe tới những vụ tai nạn ô tô gây chết người mà nguyên nhân là do tài xế mệt mỏi hoặc thiếu tập trung. Rất phổ biến. Người ta ước tính có tới 100.000 vụ tai nạn ô tô xảy ra hàng năm do người lái xe quá mệt mỏi.[2]
Tại sao ngày nay chúng ta ngủ ít hơn?
Con người chúng ta đã phát triển để hoạt động theo chu kì ngày và đêm. Nhiều thế kỉ trôi qua, các điều kiện thiếu ánh sáng là những dấu hiệu báo cho chúng ta biết đã tới lúc phải đi ngủ. Tuy nhiên, kể từ sau khi phát minh ra đèn điện, chúng ta đã tạo ra môi trường có thể duy trì các điều kiện về ánh sáng rực rỡ bất kể khi đó là giữa đêm hay giữa ngày. Điều gì tệ hại hơn khi người ta phát hiện ra rằng ánh sáng phát ra từ màn hình LED, điện thoại, máy tính bảng, máy tính hay TV thực sự đã làm chậm hoặc thậm chí cản trở hoạt động của melatonin, một hóc môn có trong não khiến cho ta buồn ngủ.[3] Do vậy, hoặc là do chính hành vi hay do các thiết bị của chúng ta khiến cho chúng ta ngủ ít hơn mức cần thiết để hoạt động.
Có vô số các công trình nghiên cứu về những ảnh hưởng của việc thiếu ngủ và hầu hết chúng đều nêu ra rằng việc đó cực kì có hại cho cơ thể. Các triệu chứng thiếu ngủ có thể là việc khó tập trung hay là những nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường và huyết áp cao ngày càng cao. Cùng với việc ngủ không đủ mức chúng ta cần, chúng ta đang tự đặt mình vào những rủi ro đáng kể.[4]
Các mối nguy không chỉ liên quan tới sức khỏe. Bị thiếu ngủ dù chỉ một chút cũng có tác động rất lớn và tai hại tới năng suất của bạn. Người ta đã chỉ ra rằng mất 90 phút thiếu ngủ có thể giảm sự tỉnh táo của bạn xuống tới 1/3. Nếu bạn làm việc trong môi trường áp lực và đòi hỏi cao thì việc thiếu ngủ có tác động to lớn tới hiệu suất của bạn.[5] Trạng thái tinh thần của bạn sau 4 giờ ngủ tương tự như người đang bị say rượu hợp pháp.[6]
Tuy nhiên, những người ngủ đủ 8 giờ một ngày theo chỉ định nhận thấy rằng họ vẫn có khả năng tập trung suốt cả ngày với rất ít (nếu có) bất kì sự suy giảm chức năng thần kinh của mình.
Một sự điều chỉnh nhỏ có thể xoay chuyển mọi thứ
Chỉ một điều chỉnh nhỏ, khoảng 15 cho tới 30 phút cho thói quen ngủ của bạn có thể tạo một sự khác biệt to lớn về năng lượng trong ngày tiếp theo.
Cố gắng từ từ ngủ thêm 15 phút mỗi đêm. Tiếp tục việc đó cho tới khi bạn cảm thấy hoàn toàn thư thái vào sáng hôm sau. Sau đó, bạn sẽ phát hiện chính xác bạn cần ngủ trong bao lâu để cơ thể tràn đầy năng lượng. Khi bạn tìm ra được thời gian bạn cần ngủ để có đủ năng lượng thì hãy duy trì thực hiện thời gian ngủ như vậy.
Có rất nhiều thứ bạn có thể thực hiện để cải thiện giấc ngủ của mình. Hãy đọc bài viết này nếu bạn muốn ngủ ngon hơn: 15 Cách Để Ngủ Ngon và Thức Giấc Sảng Khoái
Bạn sẽ thấy ngạc nhiên với bản thân về mức độ ảnh hưởng có được từ một điều chỉnh nhỏ tới thói quen ngủ của mình. Có một chế độ ngủ lành mạnh sẽ giúp bạn tỉnh táo, hoạt động năng suất và hiệu quả cao suốt cả ngày.
Nguồn ảnh bìa: pixabay từ pixabay.com
Tài liệu tham khảo
[1] | ^ | CNN: Phi công mệt mỏi, các nguyên nhân có thể phát sinh ra lỗi cho "Vụ Rơi Máy Bay Ở Little Rock năm 1999 |
[2] | ^ | Web MD: Những Thói Quen Ngủ: Quan Trọng Hơn Cả Bạn Suy Nghĩ |
[3] | ^ | cnet: Tránh xa những vật dụng khiến bạn thức giấc vào ban đêm |
[4] | ^ | Tin tức Sức Khỏe: Những Ảnh Hưởng Của Việc Thiếu Ngủ Cho Cơ Thể Bạn |
[5] | ^ | Raymond D. Wells DSC: Ngủ Ngon Hơn |
[6] | ^ | Đánh Giá Kinh Doanh của Đại Học Harvard: Thiếu Ngủ: Sát Thủ Của Hiệu Suất Làm Việc |