10 tháng trước
Cảm Giác Lo Âu Là Gì? Các Dạng Lo Âu Và Triệu Chứng Của Kẻ Giết Người Vô Hình
461

5274
Lượt xem
17
Lượt chia sẻ
14
Lượt bình luận

Có tới 40 triệu người trưởng thành ở Mỹ gặp phải chứng rối loạn lo âu ở một số giai đoạn cuộc đời. Theo một báo cáo của Hiệp hội Lo âu và Trầm cảm Hoa Kỳ, thực tế con số trên có thể còn gấp đôi khi tính đến các trường hợp lo âu từ khắp nơi trên thế giới.

Mặc dù ảnh hưởng đến cuộc sống của rất nhiều người trên toàn cầu, nhưng lo âu vẫn là một chứng bệnh bị hiểu sai, đặc biệt là giữa hai nhóm người chính: Những người không chắc chắn liệu các triệu chứng suy nhược mà họ gặp phải có phải là dấu hiệu của lo âu hay không; và những người có bạn bè và người yêu đang sống chung với nỗi lo âu.

Dù bạn rơi vào trường hợp nào, những cơn đau đầu tiên của chứng rối loạn lo âu là đủ để khiến tâm trí chúng ta quay cuồng với những câu hỏi:

  • Như thế nào là lo âu?
  • Làm thế nào để tôi biết là tôi đang lo âu?
  • Tôi có thể làm gì để ngăn chứng rối loạn lo âu hủy hoại cuộc đời mình?
  • Tôi có thể làm gì để hỗ trợ người khác với chứng lo âu của họ?

Trong bài nay, chúng ta sẽ xem xét câu trả lời cho tất cả các câu hỏi phổ biến nhất về nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp cho chứng bệnh tâm thần bị hiểu sai nhiều nhất này.

Quan niệm sai lầm phổ biến nhất về chứng bệnh này là mọi sự lo âu đều không tốt. Sự thật là một chút lo âu cũng có thể có ích.

Ví dụ, nếu chúng ta bắt đầu lo lắng về một kỳ thi quan trọng hoặc một cuộc phỏng vấn xin việc, đó là cách cơ thể chúng ta nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta nên làm tất cả những gì có thể để chuẩn bị và đảm bảo đạt được kết quả mong muốn.

Đây là món quà tổ tiên để lại cho chúng ta, những người cần sự lo âu để kích hoạt phản ứng “chiến hay chuồn” khi phải đối mặt với tất cả các thể loại thú dữ và các tình huống nguy hiểm đe dọa sự sống của họ.

Ngày nay, những nguy hiểm chúng ta phải đối mặt không phải dạng như bị một con thú hoang xé xác, nhưng chúng ta vẫn cần phản ứng “chiến hay chuồn” để đưa ra quyết định cách tốt nhất để sống sót. Chẳng hạn, nếu tòa nhà chúng ta ở đang bốc cháy, sự lo lắng là thứ nói rằng “Này, biết gì không? Chúng ta nên ra khỏi đây!”​​​​​​​

Tuy nhiên, vấn đề phát sinh khi bộ não và cơ thể bắt đầu hành động như thể chúng ta đang ở trong một tòa nhà đang cháy ngay cả khi chúng ta hoàn toàn an toàn. Nói cách khác, khi mức độ lo lắng mà chúng ta cảm thấy không tương xứng với sự nguy hiểm (hoặc trong hầu hết các trường hợp là thiếu nguy hiểm) chúng ta gặp phải.

Khi điều này xảy ra, chúng ta phải đối mặt với cái gọi là rối loạn lo âu, có thể có nhiều dạng khác nhau.

Trong khi một số triệu chứng phổ biến có thể xảy ra với tất cả các loại rối loạn, sẽ là vô ích khi đưa cho bạn một câu trả lời bao quát như vậy cho câu hỏi quan trọng nhất: Như thế nào là lo âu?

Sự thật là các dạng rối loạn lo âu xảy ra do những nguyên nhân khác nhau, thường thì nguyên nhân nào triệu chứng đó (đôi khi chồng chéo). Nếu bây giờ chúng ta đi vào giải quyết nỗi lo âu của bạn hoặc người mà bạn quan tâm, thì sẽ rất hữu ích khi xem xét một số dạng rối loạn lo âu phổ biến nhất.

Đây là dạng rối loạn lo âu phổ biến nhất. Đó là thứ nhiều người thường nghĩ đến khi họ nghĩ về sự lo âu. Một phần năm số người Mỹ trưởng thành bị ảnh hưởng ở một số giai đoạn trong cuộc đời, trong đó GAD thường phổ biến hơn ở phụ nữ, nhưng điều đó không có nghĩa là đàn ông miễn nhiễm với nó.

Không giống như các dạng rối loạn khác có thể được kích hoạt bởi một tình huống hoặc sự kiện duy nhất, GAD thường khiến bạn cảm thấy lo lắng về nhiều vấn đề khác nhau một cách thường xuyên, thậm chí có thể mỗi ngày.

Các chuyên gia đề xuất một loạt các nguyên nhân gây GAD, từ mất cân bằng Serotonin và noradrenaline đến các sang chấn và lạm dụng hóa chất, mặc dù nó thường xảy ra với lý do không cụ thể.

Những gì chúng ta có thể chắc chắn là các dấu hiệu và triệu chứng của Rối loạn lo âu lan tỏa. Ở cấp độ thể chất, chúng có thể bao gồm:

  • Khó thở
  • Tức ngực
  • Căng cơ
  • Rối loạn nhịp tim
  • Mất ngủ
  • Run rẩy hoặc co giật

Trong khi đó, khía cạnh tinh thần và cảm xúc của GAD có thể khiến bạn cảm thấy bồn chồn và vĩnh viễn “ở trên ranh giới”, như thể cơ thể bạn đang tràn ngập adrenalin. Một số người bị GAD cũng báo cáo cảm giác chung về sự tội lỗi và tuyệt vọng, hoặc thậm chí là tức giận.

Đúng như tên gọi, một người mắc chứng rối loạn hoảng sợ sẽ có những cơn hoảng loạn thường xuyên ngay cả khi sự tấn công đó không bị châm ngòi bởi bất cứ điều gì cụ thể.

Cơn hoảng loạn có thể dữ dội, xuất hiện dường như từ hư không và làm bạn tê liệt hoàn toàn.

Mặc dù nỗi sợ hãi và căng thẳng phát sinh khi bạn trải qua một cơn hoảng loạn có thể vô cùng mạnh mẽ, nhưng cảm giác về thể chất do các tác nhân là áp đảo hơn. Những cảm giác này có thể bao gồm:

  • Cảm thấy nghẹt thở hoặc khó thở
  • Thở dốc
  • Cảm giác tim đập mạnh đến nỗi nó có thể bay ra khỏi ngực bạn
  • Đau ngực
  • Cảm giác ngứa/ghim và kim đâm
  • Chuông kêu trong tai
  • Chóng mặt
  • Cảm giác rất nóng và toát mồ hôi

Cường độ của những thay đổi vật lý này có thể đáng sợ và khiến bạn cảm thấy như có điều gì đó khủng khiếp sắp xảy ra với bạn. Tin tốt là mặc dù có vẻ như tác nhân sẽ kéo dài mãi mãi, nhưng hầu hết sẽ tan biến trong vòng hai mươi phút và kết quả là sẽ không có gì xấu xảy ra với bạn.

Đừng nhầm lẫn với sự nhút nhát đơn thuần hoặc kiểu tính cách hướng nội, Hội chứng sợ xã hội là nỗi sợ hãi đến tê liệt trước các tình huống ngoài xã hội. Điều này có nghĩa là không chỉ những dịp lớn như tiệc tùng hay tham gia vào các nhóm lớn, mà còn là những tình huống hàng ngày như đi siêu thị hoặc thậm chí nói chuyện qua điện thoại.

Các chuyên gia cho rằng dạng rối loạn này, còn được gọi là Ám ảnh xã hội, có thể được gây ra bởi sự kết hợp của cả hai yếu tố thể chất và môi trường từ sự mất cân bằng Serotonin (chất điều chỉnh tâm trạng trong não) đến tiền sử bị bắt nạt hoặc lạm dụng tình dục. Tuy nhiên, giống như hầu hết các vấn đề về sức khỏe tâm thần, một nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết rõ.

Những gì chúng ta biết chắc chắn là Hội chứng sợ xã hội biểu hiện như thế nào. Những người mắc hội chứng này thường cảm thấy vô cùng sợ hãi trong các tình huống liên quan đến việc tương tác với người khác. Điều này có thể tệ đến mức họ tránh hoàn toàn những việc đó.

Nếu bạn mắc chứng Ám ảnh xã hội và rơi vào các tình huống xã hội, bạn có thể cảm thấy choáng ngợp rằng mọi người luôn theo dõi bạn, hoặc thường xuyên lo lắng về việc làm điều gì đó đáng xấu hổ.

Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:

  • Tránh giao tiếp bằng mắt
  • Lòng tự trọng thấp
  • Cảm thấy không khỏe
  • Cảm thấy rất nóng và đổ mồ hôi
  • Run rẩy và co giật
  • Hoảng loạn

Những nỗi sợ mang tính xã hội thường được xếp vào dạng ám ảnh sợ hãi, ví dụ một số nỗi sợ được biết đến rộng rãi hơn như Claustrophobia (sợ không gian nhỏ) và Arachnophobia (sợ nhện). Bất kỳ nỗi sợ hãi dai dẳng và lảng tránh một điều gì hoặc tình huống cụ thể có thể được phân loại là ám ảnh sợ hãi, đặc biệt nếu nó ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của một người ở mức độ hàng ngày.

Mặc dù chúng ta thường nghĩ về ám ảnh là nỗi sợ hãi “phi lý”, nhưng đây không phải lúc nào cũng là từ đúng nhất để mô tả chúng. Đối với một người sống chung với chứng rối loạn này, nỗi ám ảnh thường là kết quả của một sự kiện đau thương, khiến nó - đối với họ - hoàn toàn hợp lý.

Trong trường hợp này lo âu biểu hiện như thế nào?

Tất nhiên, cảm giác choáng ngợp nhất là cảm giác sợ hãi tuyệt đối khi phải đối mặt với đối tượng hoặc tình huống gây sợ hãi, ngay cả khi đó chỉ là hình ảnh, video hoặc ai đó nói về nó. Sự sợ hãi này có thể tự biểu hiện bằng thể chất, thường ở dạng hoảng loạn, với nhiều triệu chứng giống như được liệt kê ở trên.

Trong trường hợp nỗi ám ảnh tồi tệ đến mức nó hạn chế khả năng hoạt động và tận hưởng cuộc sống của một người như ám ảnh sợ xã hội hoặc agoraphobia (sợ không gian mở), nó cũng có thể dẫn đến trầm cảm và các vấn đề dài hạn khác.

Rất may, ngày nay người ta biết nhiều về PTSD hơn so với vài năm trước. Hiện nay nó được coi là một trong những rối loạn lo âu bất ổn nhất.

Đúng như tên gọi, PTSD được gây ra bởi việc trải qua một sự kiện vô cùng đau thương hoặc căng thẳng, thường khiến người đó phải trải qua chứng giấc ngủ kinh hoàng và/hoặc những hồi tưởng.

Với số lượng lớn nhân viên quân sự được báo cáo mắc PTSD, thật hấp dẫn khi nghĩ rằng nó chỉ ảnh hưởng đến những người đã phục vụ trong chiến tranh, mặc dù chuyện không phải vậy. PTSD có thể ảnh hưởng đến những người đã trải qua nhiều tình huống căng thẳng khác nhau bao gồm:

  • Lạm dụng tình dục
  • Bạo lực gia đình
  • Tấn công khủng bố
  • Tai nạn giao thông đường bộ
  • Tấn công và cướp giật

Cùng với trải nghiệm sống động về chính sự kiện đau thương đó, các triệu chứng của PTSD cũng bao gồm:

  • Mất ngủ
  • Hyperarousal (liên tục đề phòng các mối đe dọa)

  • Khó tập trung
  • Trở nên cô lập và rút lui như một cơ chế đối phó để tránh cảm giác đau đớn của PTSD

Rối loạn lo âu có thể điều trị được, và có rất nhiều điều bạn có thể làm để ngăn chặn sự lo âu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Ở đây, chúng tôi sẽ xem xét một số hoạt động, chiến lược và kỹ thuật chống lo âu phổ biến nhất mà bạn có thể áp dụng từ hôm nay.

1. Hạn chế cafein và đồ uống có cồn​​​​​​​

Cả hai chất này có thể dẫn đến gia tăng lo âu và thậm chí gây ra hoảng loạn.

2. Thử trà hoa cúc​​​​​​​

Trà hoa cúc có đặc tính làm dịu tuyệt vời có thể khiến bạn cảm thấy bình tĩnh và thư giãn, và thậm chí giúp bạn ngủ.

3. Tập thể dục​​​​​​​

Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của hoạt động khi nói đến việc chống lại sự lo âu.

Nếu rối loạn lo âu xã hội đồng nghĩa với bạn không thể đi tập gym, bạn luôn có thể bắt đầu bằng việc đi bộ nhẹ nhàng, đi xe đạp thậm chí là tập yoga tại nhà.

Điều đó có nghĩa, bất cứ điều gì đưa bạn ra ngoài hít thở không khí trong lành sẽ mang bạn đến một thế giới tốt đẹp. Bất kỳ cơ hội nào bạn có thể nắm lấy để ra ngoài trời sẽ thúc đẩy tâm trạng của bạn và khiến bạn mệt mỏi hơn một cách tự nhiên. Điều này sẽ rất hữu ích nếu sự lo âu của bạn gây ra cho bạn chứng mất ngủ và các vấn đề về giấc ngủ khác.

4. Thử các bài tập hít thở, yoga và/hoặc thiền​​​​​​​

Có một lý do mà rất nhiều chuyên gia sức khỏe tâm thần khuyên bạn nên tập hít thở và thiền để chống lo âu - chúng cực kỳ hiệu quả.

Youtube có đầy các video cung cấp các kỹ thuật hít thở và thiền, nếu bạn cảm thấy thích nó, bạn có thể sẽ muốn tìm một nhóm thiền hoặc yoga gần nhà. Bạn sẽ có cơ hội tìm thấy những người khác tham gia với cùng lý do như bạn và xây dựng một mạng lưới hỗ trợ có giá trị của những người thực sự “hiểu được”.

5. Nói chuyện với bác sĩ của bạn

Tùy thuộc vào dạng lo âu mà bạn đang đối phó, một số bác sĩ có thể kê đơn thuốc mạnh có thể làm giảm lo âu. Tất nhiên, không phải ai cũng muốn đi theo con đường dùng thuốc, nhưng điều đó không thể ngăn bạn lên lịch hẹn.

Trên thực tế, đối với nhiều người, đi gặp bác sĩ có thể là cơ hội đầu tiên họ có được để cởi mở về vấn đề của họ. Điều này có thể là một sự trợ giúp lớn. Bác sĩ cũng có thể giới thiệu các hình thức điều trị khác, chẳng hạn như trị liệu.

6. Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT)​​​​​​​

Có hiệu quả cao trong việc giải quyết các rối loạn lo âu, CBT là phương pháp trị liệu tiếp cận một cách trực tiếp, thực tế giúp bạn phát triển các kỹ năng và chiến lược hữu ích để quản lý và giảm tác động của sự lo âu để bạn có thể có một cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn.

Mặc dù sự lo âu như một nỗi kinh hoàng toàn diện xé nát cuộc sống của mọi người, thậm chí tệ hơn thì nó cũng không thể giết chết bất kì ai (một cách vật lý). Điều đó nói lên rằng nó có thể kiểm soát cuộc sống của bạn đến mức giết chết mọi sự thích thú hoặc thỏa mãn mà bạn sẽ có được khi còn sống.

Nhưng không nhất thiết phải như vậy.

Khác xa với việc trở thành một kẻ giết người vô hình khiến bạn bị nhốt trong chính ngôi nhà của mình (hoặc tệ hơn là trong tâm trí của chính bạn), sự lo âu có thể được kiểm soát, giảm bớt và thậm chí bị loại bỏ hoàn toàn.

Một ngày, một bước, một khoảnh khắc, bạn đều có thể giải thoát bản thân khỏi những lo âu và bắt đầu thực sự tận dụng tối đa cuộc sống theo cách mà bạn chưa từng mơ tới.

Nguồn ảnh bìa: pixabay từ pixabay.com