Đọc là một khả năng sâu kín của con người, và ngày nay đó là một khả năng không nhận được đủ sự chú ý. Chúng ta mong đợi mọi thứ đến với mình một cách nhanh chóng, và thông tin cũng không ngoại lệ. Ở thời điểm này, phần lớn mọi người chỉ đọc lướt thay vì thật sự đọc. Theo một nghiên cứu tiến hành bởi Trung tâm nghiên cứu Pew, [1] khoảng 26% người trưởng thành ở Mỹ không hề động tới một cuốn sách trong năm 2016.
Khi chúng ta đọc lướt mà không cần động não, ta không học hỏi theo cách giống như khi ta đọc. Những độc giả nhiệt huyết thấy giảm đi nỗi lo lắng khi họ lạc trong một quyển sách, và đọc sách gây dựng nên sự đồng cảm.[2] Có rất nhiều lý do để thường xuyên mở một quyển sách ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm bạn có thể đọc Đọc Có Mục Đích Có Thể Thay Đổi Cuộc Đời Bạn.
Đọc không cần phải là một quá trình chậm rãi. Nếu bạn nghĩ rằng việc đọc quá tốn thời gian, có lẽ bạn sẽ muốn thử đọc nhanh xem thế nào.
Bạn có thể đọc nhiều hơn 6 lần số sách nếu bạn biết cách đọc nhanh
Khi bạn đọc nhanh, bạn có thể thu nhận thông tin nhiều hơn người bình thường một cách đáng kể. Một nghiên cứu gần đây nêu ra rằng người trưởng thành bình thường có thể đọc khoảng 300 từ mỗi phút. Người đọc nhanh thành thạo có thể đọc khoảng 1500 từ mỗi phút.[3] Dành cho những người muốn theo dõi kết quả, người đọc nhanh có thể tiêu thụ gấp năm lần từ ngữ hơn người trưởng thành bình thường. Có một số người dị thường thậm chí có thể đọc nhiều hơn.
Để nhận thức được rõ điều này, ví dụ một cuốn sách trung bình có khoảng 100,000 từ. Một người trưởng thành bình thường sẽ dành khoảng 5.5 giờ để đọc một cuốn sách có độ dài như vậy. Một người đọc nhanh có thể hoàn thành cũng việc đó trong 50 phút. Điều này mở ra những khả năng đáng kể cho những người đọc nhanh để tiếp nhận một cuốn sách mỗi ngày với mức độ cam kết ít hơn một giờ, hay 7 cuốn sách mỗi tuần. Một người đọc bình thường chỉ có thể thưởng thức 1.27 cuốn sách mỗi tuần nếu họ đọc 1 giờ mỗi ngày. Hết một năm, người đọc nhanh có thể đọc hơn 365 cuốn sách, trong khi một người bình thường chỉ đọc được 66.18 cuốn.
Đây là những phương pháp giúp bạn đọc nhanh
Để đọc nhanh cần luyện tập một chút, nhưng bạn có thể bắt đầu tận hưởng lợi ích của phương pháp đọc này gần như tức thì.
1. Mục lục là thứ đầu tiên bạn nên đọc
Chúng ta rất thường xuyên bỏ qua phần mục lục khi bắt đầu đọc một cuốn sách–đặc biệt nếu ta định đọc trọn vẹn cả cuốn sách đó. Mục lục là một bản đồ dẫn người đọc đi hết cuốn sách. Vì người đọc nhanh không bị gắn với việc phải nghiền ngẫm từng từ một, biết được những ý lớn của từng chương sẽ chỉ dẫn não bộ của họ cách tiếp nhận thông tin.
Bạn sẽ không lên đường lái xe đi du lịch mà không xem trước bản đồ. Đọc không có mục đích cũng như việc lái xe mà không nhìn biển chỉ dẫn vậy. Chắc chắn rồi, bạn có thể đọc một cuốn sách mà không cần nhìn vào mục lục, nhưng bạn gần như sẽ mất tập trung hoặc lãng phí thời gian tự đặt những câu hỏi về cấu trúc mà có thể được trả lời chỉ với cái liếc nhanh vào trang đầu.
Nếu bạn cần biết thông tin cụ thể gì từ cuốn sách, phần mục lục có thể cho bạn biết chương nào có liên quan. Điều này khiến bạn có thể bỏ qua những phần không liên quan đến nghiên cứu của mình.
Trong một số trường hợp, mục lục không có nhiều chi tiết lắm, hoặc tác giả có thể dùng nó để lôi cuốn bạn đọc nhiều hơn. Nhìn qua một hoặc hai chương đầu tiên có thể mang đến cho bạn hiểu biết về cách tác giả sắp xếp kết cấu tác phẩm của họ nếu mục lục không đem lại gợi ý gì cho bạn.
2. Luôn đọc có mục đích
Sau khi bạn xác định chủ đề của chương, bạn sẽ cần giữ một câu hỏi trong đầu. Hỏi "Tác giả đang cố nói với mình điều gì?" là một cách tuyệt vời để định hình suy nghĩ của bạn. Bộ não bạn sẽ vận hành để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này khi bạn đọc.
Khi bạn đọc với một mục đích trong tâm trí, bạn sẽ có thể xử lý những thông tin có liên quan và sàng lọc những thứ không liên quan.
3. Xác định quan điểm của tác giả và đọc vừa đủ tài liệu tham khảo để hiểu
Sách thường chứa đựng những nguồn tham khảo đến các tác phẩm học thuật khác để hỗ trợ quan điểm của tác giả. Bằng việc nhìn vào những gì tác giả chọn để trích dẫn, bạn có thể biết được thêm một chút cách họ trình bày những quan điểm chính. Thông tin này có thể dẫn dắt suy nghĩ của bạn khi đọc nhanh.
Nhìn vào những tài liệu tham khảo không có nghĩa là bạn cần dừng lại để đọc từng ghi chú hoặc từng nguồn. Tài liệu tham khảo mà chỉ khẳng định lại những gì tác giả nói sẽ nhanh chóng trở nên buồn tẻ để đọc. Bạn chỉ muốn nắm lấy ý chung. Sau khi bạn có đủ thông tin để hiểu được tài liệu này bạn sẽ không thu được gì hơn nữa bằng việc tiếp tục tiếp nhận cùng loại thông tin.
Hãy nghĩ về việc đọc như cách bạn nghĩ về ăn uống. Chỉ vì buffet có đầy các loại đồ ăn ngon không có nghĩa là bạn phải ăn tất cả các món. Cũng như là bạn ngừng ăn khi no, bạn có thể bỏ qua phần tham khảo sau khi bạn có đủ thông tin để hiểu rõ khái niệm.
4. Không bao giờ đọc to thành tiếng (hoặc trong đầu)
Đọc to rất tốt để phát triển sự lưu loát cho những người mới đọc, nhưng nó chắc chắn là cách để làm bạn chậm lại. Khi trẻ em đọc thành tiếng những đoạn văn ở trường học, đó là vì mục đích cụ thể, nhưng nó không cần thiết cho việc đọc nhanh.
Khi chúng ta đọc đoạn văn thành tiếng, não bộ của ta phải làm việc vất vả hơn một chút so với khi ta đọc thầm. Hành độc đọc sử dụng những phần giống nhau của não bộ dù bạn đọc thông tin thành tiếng hay đọc thầm.[4] Sự khác biệt lớn nhất giữa đọc thầm và đọc thành tiếng là hành động nói yêu cầu não bộ của bạn vận hành thêm một bước nữa.
Vùng Broca là một phần của não bộ có liên quan đến việc chuyển hoá suy nghĩ trong đầu bạn thành những biểu lộ có ý nghĩa thông qua lời nói. Vùng Wernicke phụ trách sự lĩnh hội.[5] Nếu bạn có thể giảm thiểu tối đa việc nhẩm từ và đọc thành tiếng, thì bạn có thể loại bỏ thêm bước phải đọc và hiểu lời nói trong vùng Wernicke và rồi phát âm chúng ở vùng Broca.
Khi ta đọc thành tiếng, não bộ không chỉ nhìn thấy từ ngữ trên trang giấy, chúng còn trải qua vấn đề của việc nghe từ ngữ đó và tạo thành lời nói. Chúng ta thật sự không cần phát âm những gì ta đang đọc để hiểu chúng. Những bước thêm này có thể làm chúng ta chậm đi một cách đáng kể.
Bạn có thể để ý rằng đôi khi khi bạn đọc thành tiếng, bạn có thể gặp vấn đề để hiểu những gì bạn vừa đọc. Thậm chí có thể cần thiết phải đọc lại cùng một câu để bạn có thể xác nhận những gì bạn vừa nhìn và nói là giống nhau.
Khi bạn áp dụng phương pháp thứ ba trong danh sách này, thậm chí đọc thành tiếng còn không thực tế hơn. Phương pháp đó đòi hỏi bạn phải xem xét những phần thông tin lớn hơn các câu. Khi bạn đang đọc sách theo từng đoạn để xác định quan điểm của tác giả, việc phải đi theo từng dòng để tạo ra lời nói thật sự rất lãng phí thời gian.
Điều này cũng đầy thách thức đề áp dụng tất cả những phương pháp này vào thời gian đầu, vậy nên tôi khuyên các bạn sử dụng công cụ này: Outread, để giúp bạn đọc nhanh hơn.
Đọc nhanh giống như thưởng thức khung cảnh của khu vườn thay vì tập trung vào từng cánh hoa
Khi chúng ta đọc với một tốc độ thong thả, ta có cơ hội [trân trọng] từ ngữ theo một cách khác. Hãy nghĩ đến việc đọc từng dòng một giống như dừng lại để thưởng thức một vườn hoa đẹp với một chiếc kính lúp hoặc dành ra ba mươi phút phân tích một tác phẩm nghệ thuật ở cách ba inch (7.5cm) trước mặt bạn. Bạn có thể nghĩ rằng bạn cần nhìn thật gần, và có thể bạn sẽ thấy thứ gì đó không tưởng, nhưng bạn đang bỏ qua toàn cảnh bức tranh.
Đọc nhanh cho bạn cơ hội để nhìn toàn cảnh bức tranh để bạn có thể thấy có bao nhiêu loại hoa trong vườn hoặc các nét cọ khác nhau kết hợp lại để tạo nên một hình ảnh gắn kết như thế nào. Khi nhìn vào bức tranh toàn cảnh, bạn có thể nhận được nhiều ý nghĩa hơn từ những gì bạn thấy.
Thay vì lãng phí thời gian tập trung vào những cánh hoa của một loại hoa, bạn có thể tận hưởng cả khu vườn. Áp dụng phương pháp đọc hiểu nhanh làm bạn có thể rút ra nhiều ý lớn từ những gì bạn đọc. Bạn không chỉ nhận được nhiều thông tin hơn từ mỗi cuốn sách bạn đọc, mà bạn còn thưởng thức được nhiều cuốn sách hơn nữa.
Tài liệu tham khảo
[1] | ^ | Pew Research Center: Ai Không Đọc Sách Ở Mỹ |
[2] | ^ | HuffPost: 6 Lý Do Khoa Học Để Đọc Một Cuốn Sách Ngay Bây Giờ |
[3] | ^ | Forbes: Bạn Có Đọc Đủ Nhanh Để Thành Công Không? |
[4] | ^ | Big Think: Đối Với Não Bộ, Đọc Thành Tiếng Giống Như Đọc Cho Chính Bạn |
[5] | ^ | University of California, San Francisco: Não Bộ 101: Chủ Đề Về Khoa Học Thần Kinh |