Đã qua rồi cái thời chúng ta có thể giam mình trong văn phòng và né tránh mọi người. Ngày càng có nhiều công ty đang hướng tới không gian kế hoạch mở và thúc đẩy tính minh bạch, công việc tập thể và giao tiếp. Là một người hướng nội, một trong số những thử thách lớn nhất tôi đã có trong sự nghiệp của tôi là làm việc với rất nhiều người. Kiểu hòa nhập của tôi chính là mời tất cả mọi người vào chung một phòng để tất cả có thể đọc những cuốn sách yêu thích của mình mà không phải nói chuyện với nhau.
Nhưng điều đó không thực tế trong thế giới này, đặc biệt là khi hệ thống hiện tại được thiết lập cho những người hướng ngoại như Susan Cain, tác giả của cuốn Im lặng, nói rằng,
Thật thú vị, hôm nay, tôi điều hành các khóa tu, sự kiện và hội thảo và dành nhiều ngày với hàng trăm người - đào tạo nhiều người về tư duy, lãnh đạo và kinh doanh. Nếu tôi đã biết những gì tôi biết hôm nay khi nói về kỹ năng giao tế, đặc biệt là người hướng nội, cuộc sống của tôi sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Cho dù bạn là người hướng nội hay hướng ngoại, nếu bạn là một người khát khao phát triển và phấn đấu leo lên nấc thang sự nghiệp, trong bài đăng này, tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những kỹ năng quan trọng nhất mà bạn cần phải có để tạo ra không chỉ một sự nghiệp thành công mà còn đầy mãn nguyện.
Nhận thức về giọng nói và hành vi của chính bạn
Bất cứ khi nào tôi nghe thấy những cuộc trò chuyện từ việc cứu những con vịt qua đường đến chiến tranh, tội phạm và khủng hoảng kinh tế, tôi luôn mang nó trở lại sự tự nhận thức. Vào cuối ngày, cho dù nó là về thành công sự nghiệp hay khủng hoảng lớn trên thế giới, nó luôn bắt đầu với chúng ta - con người. Là con người, chúng ta có sức mạnh và lợi thế để làm những việc mà các loài khác trên thế giới không thể làm. Và đó là sự tự nhận thức - đưa nó trở lại bước thực tế đầu tiên chúng ta có thể thực hiện.
Tự nhận thức là vũ khí của những người lãnh đạo thế hệ tiếp theo, những người đã thức tỉnh và những người nắm giữ trái tim dẫn đầu. Nó nói về việc có trí thông minh cảm xúc (EQ) và việc hiểu làm thế nào hiện thực bên trong của chúng ta (giá trị, niềm tin và suy nghĩ) có thể ảnh hưởng đến hiện thực bên ngoài (hành động và phản ứng từ người khác).
Chúng ta đang nghe các phương tiện truyền thông, tin tức và những nguồn khác lâu đến nỗi chúng ta quên việc nghe giọng nói nội tâm, trực giác, sự rõ ràng trực quan và sự kết nối với Chúa, nếu bạn muốn. Vì vậy khi chúng ta bắt đầu chú ý đến suy nghĩ của mình, chúng ta trở nên tự nhận thức. Và khi chúng ta trở nên tự nhận thức, thay vì phản ứng, giờ đây chúng ta đã đưa ra những lựa chọn về cách chúng ta phản ứng với các tình huống.
Như Viktor Frankl đã nói,
“Ở giữa nhân tố kích thích và sự phản hồi có một khoảng trống. Trong khoảng trống đó, ta có quyền được lựa chọn cách ta phản hồi. Trong cách ta phản hồi có sự trưởng thành và tự do của chính ta.”
Tự tin để chấp nhận thử thách
Tôi thấy nhiều người bị mắc kẹt trong vòng lẩn quẩn thiếu tự tin và muốn đạt được mục tiêu. Tôi cảm thấy rằng sự tự tin bị đánh giá quá cao một chút ngày nay. Vâng chúng ta cần nó để thành công và vâng điều đó sẽ giúp chúng ta tạo ra rất nhiều cơ hội nhưng hãy tạm dừng và quay trở lại những điều cơ bản.
Nó xuất phát từ đâu? Sự thiếu tự tin có thể hình thành từ việc con người khi còn nhỏ đã bị rập khuôn bởi những người xung quanh rằng chúng ta không đủ tốt, không thể nhận thức được hoàn toàn về công việc mà chúng ta đang làm, chủ động tạo ra những câu chuyện trong đầu chúng ta mà không có lợi cho chúng ta và không thành thạo trong một phạm vi cụ thể. Quan trọng nhất, khi chúng ta nói chúng ta không có sự tự tin, hầu hết thời gian chúng ta tự so sánh mình với người khác bằng cách giảm thiểu bản thân và tin rằng họ hoàn hảo.
Vậy sẽ ra sao nếu chúng ta tạm quên đi toàn bộ áp lực của việc cần phải có sự tự tin, và thay vào đó chỉ tập trung vào nhiệm vụ trước mặt và thực sự giỏi về nó? Sự tinh thông cần thời gian và sự tinh thông cần thực hành. Nhưng bằng cách hành động và tạo ra sự thực hành nhất quán, chúng ta cũng phát triển sự tự tin trong thời gian đó. Mọi người đều được lợi cả, phải không? Vâng, đúng là thế.
Giao tiếp qua lời nói và hành động
Các phương thức giao tiếp được dạy đã dẫn chúng ta đi xa. Tuy nhiên, chúng ta hiện đang ở thời điểm mà mọi người đang yêu cầu tính xác thực, dễ bị tổn thương và nói lên cảm nhận bằng trái tim. Đây là cơ hội cho chúng ta để bắt đầu thay đổi cách chúng ta giao tiếp với những người khác để tất cả chúng ta có thể trở nên chân thành hơn với nhau và kết nối nhiều hơn từ trái tim của mọi người. Và sự giao tiếp đó không chỉ là giao tiếp bằng lời nói, cử chỉ hay giọng điệu, mà còn là cách giao tiếp đầy năng lượng.
Có thể bạn đã biết, chúng ta được tạo ra từ năng lượng và sự rung cảm mà chúng ta cảm nhận được từ những người khác là tần số điện từ được phát ra từ trái tim. Trở lại năm 1993, một nghiên cứu khoa học xã hội đã được thực hiện trong đó 4000 thiền giả tập trung để thiền định, và tỷ lệ tội phạm ở Washington DC đã giảm 23,3%.
Nhìn chung trên thế giới, có nhiều người thực hành thiền chánh niệm hơn bao giờ hết. Ngày càng có nhiều người sống ẩn dật và đi lên rừng. Chúng ta đang trở nên đồng cảm hơn và chúng ta bắt đầu cảm nhận nhiều hơn. Điều đó có nghĩa là khi chúng ta gặp gỡ những người khác, dù là trên mạng hay ngoài đời thực, chúng ta đã truyền đạt một lượng lớn thông tin thông qua năng lượng của chúng ta trước khi những từ ngữ được nói ra.
Nhưng năng lượng đó xuất phát từ đâu? Cảm xúc của chúng ta.
Như bạn đã biết, suy nghĩ của chúng ta tạo ra cảm giác, cảm giác tạo ra cảm xúc và cảm xúc tạo ra năng lượng, và sau đó dẫn đến hành vi của chúng ta. Do đó, một phần lớn trong giao tiếp của chúng ta dựa vào suy nghĩ của chúng ta. Vì vậy khi chúng ta giao thiệp với những người khác, điều quan trọng là chúng ta phải ở trong tâm trí phù hợp để mà chúng ta có thể truyền tải một thông điệp phù hợp thông qua cả lời nói và hành động.
Lắng nghe để thấu hiểu
Dale Carnegie, tác giả của cuốn Đắc Nhân Tâm, nói rằng mọi người thích nói chuyện - đặc biệt là về chính họ. Mọi người muốn được nghe. Khi chúng ta hoàn toàn chú tâm và lắng nghe kĩ càng với ý muốn là để thấu hiểu, đó chính là một trong những cách nhanh nhất để được lòng mọi người.
Là một người hướng nội, một trong những thế mạnh của tôi là luôn luôn lắng nghe. Từ nhỏ, tôi đã luôn là người bạn đồng hành để họ tìm kiếm lời khuyên. Khi còn làm ở công ty, tôi là một trong những người đáng tin cậy nhất của quản lý cấp cao. Ngày nay, trong công việc huấn luyện và đào tạo của tôi, các khách hàng thường chia sẻ về những bí mật, mà họ chưa bao giờ nói với người khác, đang ngăn cản bước tiến của họ trong cuộc sống.
Một trong số ít những điều mà mọi người có xu hướng làm khi người khác đang nói là nhảy vào trước khi họ kết thúc và đi đến kết luận. Và cũng lắng nghe nhưng không nhớ họ đang nói cái gì. Sự chú tâm luôn là phần quan trọng khi chúng ta lắng nghe. Để có thể chú tâm, chúng ta phải có ý chí lắng nghe với mục đích hiểu hơn là lắng nghe với ý định trả lời.
Đàm phán và thuyết phục vì một lý do tích cực
Trong bất kỳ loại nghề nghiệp nào, đây là một trong những kỹ năng thiết yếu mà sẽ cho phép bạn có thể gây ảnh hưởng đến người khác theo hướng mà bạn muốn. Tuy nhiên, để chúng ta có thể thương lượng và thuyết phục những người khác, chúng ta cần phải có bốn đặc điểm đầu tiên để chúng ta có thể đến từ một nơi của sự đồng cảm và lòng trắc ẩn.
Khả năng lên tiếng và nói sự thật của chúng ta cũng rất quan trọng ở đây. Nhiều người - đặc biệt là phụ nữ - theo kinh nghiệm của tôi, gặp khó khăn khi yêu cầu những gì mà họ muốn và thuyết phục mà không có cảm xúc. Điều quan trọng là chúng ta có kết quả mong muốn trong đầu trong khi chúng ta tiến hành quá trình này nhưng tại thời điểm đó, có khả năng những gì chúng ta làm vẫn không ảnh hưởng đến kết quả.
Brian Tracy, một diễn giả nổi tiếng thế giới, nói rằng sự khác biệt duy nhất giữa những người thành công và những người không thành công là khả năng thực hiện kế hoạch. Khi đã đến lúc trình bày ý kiến của mình và lên tiếng, chúng ta làm điều này rất nhiều trong đầu nhưng chúng ta không hành động. Khi chúng ta đang đàm phán và thuyết phục người khác, đó là một kỹ năng quan trọng để giữ không gian, sự tự tin, nói về sự thật, đàm phán với sự đồng cảm và thực hiện theo ý định của chúng ta.
Tự lãnh đạo bản thân trước khi người khác làm điều ấy
Có nhiều khía cạnh để trau dồi kỹ năng lãnh đạo của chúng ta. Hôm nay, tôi muốn đến từ một viễn cảnh nơi mà chúng tôi thực hiện công việc tìm hiểu nội tâm. Trong cuốn sách Shakti Leadership, một trong những cuốn sách bán chạy nhất về lãnh đạo, nó nói rằng chúng ta cần thừa nhận và tạo ra những phần rời rạc của toàn bộ bản thân để lãnh đạo thành công. Ken Wilber, một nhà văn nổi tiếng về tâm lý học siêu cá nhân, cũng nổi tiếng với quá trình này nơi chúng ta nhìn nhận về các đặc tính khác nhau của chính mình.
Ví dụ, chúng ta có Người Thích Kiểm Soát, Người Hay Tìm Kiếm, Người Hư Ảo, Người Thực Hiện và Người Tự Làm Bản Thân Tổn Thương. Có nhiều đặc tính ngoài kia hơn nhưng hãy bám vào năm phần này. Người Thích Kiểm Soát sẽ luôn muốn chắc chắn cô ấy có mọi thứ theo cách của mình và có được mọi thứ hoàn hảo. Nhưng Người Thực Hiện sẽ chỉ tập trung vào làm mọi thứ xảy ra. Ngay cả khi chỉ nhìn vào hai phần này thôi, nếu chúng tồn cùng tại trong tâm trí ta thì chắc chắn sẽ xuất hiện mâu thuẫn và căng thẳng.
Trong các hội thảo về lãnh đạo, tôi thực hiện vai trò lãnh đạo theo quan điểm tự hướng nội bởi vì vào cuối ngày, nếu chúng ta không thể dẫn dắt chính mình, làm thế nào chúng có thể dẫn dắt những người khác thành công? Nếu bạn không có sự đồng cảm và trung trực đối với bản thân chúng ta, làm thế nào chúng có thể thể hiện điều đó với những người khác?
Là một người lãnh đạo, chúng ta cần phải có được đội ngũ bên trong của chúng ta. Điều đó có nghĩa là, chúng ta cần đàm phán với tất cả các bộ phận của chính mình để ta có thể làm việc một cách trơn tru. Trên thực tế, tôi vừa thực hiện bài tập này với một trong những khách hàng của tôi, một Huấn Luyện Viên Điều Hành. Cô ấy là một người cầu toàn, người phải có được mọi thứ ngay trước khi cô ấy có thể hoàn thành công việc. Điều đó có nghĩa là, cô ấy có thể không bao giờ phải hoàn thành công việc mà không có xung đột với chính mình bởi vì Người Cầu Toàn trong cô ấy cần dành thời gian để đảm bảo mọi thứ đều đúng.
Tuy nhiên, người Thực Hiện trong chính cô ấy vô cùng bực bội vì cô ấy không thể hoàn thành công việc nhanh chóng. Chúng ta đào sâu và làm một số công việc. Cuối cùng chúng ta đã có thể lãnh đạo tất cả phần của chính mình. Người Cầu Toàn cuối cùng quyết định nhường lại cho Người Thực Hiện hoàn thành hết tất cả công việc, và sau đó thì Người Cầu Toàn có thể làm bước kiểm tra cuối cùng. Bây giờ mọi người đều vui.
Để lãnh đạo một sự nghiệp thành công, đầu tiên chúng ta cần có khả năng dẫn lãnh đạo trong chính mình, biết rõ bản thân và hiểu được tất cả các phần "Người" của bản thân.
Những thay đổi nhỏ bên trong tạo ra những thay đổi tích cực bên ngoài
Có rất nhiều lĩnh vực khác mà bạn có thể cân nhắc, nhưng nếu bạn chỉ tập trung vào những điểm nêu trên, nó sẽ cho phép bạn rèn giũa những kỹ năng có thể kết nối con người với nhau. Vào cuối ngày, mọi người xung quanh chính là các tấm gương phản chiếu chúng ta. Vậy nên, khi bạn bắt đầu thực hiện những bước điều chỉnh này trong chính con người mình, thì bạn sẽ có thể thấy được những sự thay đổi tích cực và mang ảnh hưởng đến thực tại bên ngoài của mình.