9 tháng trước
Các Phi Hành Gia Trên Tàu Apollo 13 Có Thể Đã Chết, Nhưng Nỗi Sợ Đã Cứu Sống Họ
526

5739
Lượt xem
22
Lượt chia sẻ
0
Lượt bình luận

Vào năm 1970, các phi hành gia trên tàu Apollo 13 đối mặt với tình huống kinh khủng. Họ dự định sẽ đáp xuống mặt trăng, nhưng sau vụ nổ bình chứa oxy, ba người đàn ông phải chuyển vào tàu thám hiểm mặt trăng của tàu vũ trụ để họ có thể an toàn trở về nhà. Nhưng có một vấn đề với kế hoạch này: tàu thám hiểm mặt trăng chỉ được thiết kế cho hai người trong thời gian 36 giờ. Họ cần đủ không khí cho ba người đàn ông trong 96 giờ. Họ sẽ bị chết ngạt nếu họ không thể loại bỏ CO2 khỏi không khí[1]​​​​​​​.

Những điều không mong đợi đã chống lại họ, nhưng đội của NASA không bỏ cuộc. Được thúc đẩy bởi nỗi sợ mất đồng đội, họ tập trung tất cả các tài liệu họ biết mà các phi hành gia sẽ có trên tàu thám hiểm mặt trăng và thử thách chính họ để tạo ra máy lọc khí CO2.

Mặc dù nhiệm vụ không diễn ra như cách mà NASA đã lên kế hoạch, nhưng câu chuyện vẫn có một kết thúc có hậu. Hệ thống khẩn cấp mà NASA phát triển trên chuyến bay đã cứu sống các phi hành gia.

Nỗi sợ hãi đã làm cho đội của NASA trở nên sáng tạo hơn.

Nhiều người tin rằng sự sáng tạo chỉ phát triển khi con người có nhiều thời gian và tự do. Đúng là con người cảm thấy quá sợ hãi hay chịu áp lực quá cao sẽ có thời gian khó khăn để suy nghĩ. Đôi khi một chút sợ hãi sẽ thúc đẩy con người trở nên sáng tạo hơn.

Sợ hãi là một hàng rào bảo vệ

Có những hoàn cảnh làm cho sự sợ hãi trở nên có lợi. Sợ hãi khiến chúng ta không chấp nhận rủi ro lớn, và giúp chúng ta an toàn.

Hạch hạnh nhân, phần chính yếu của bộ não, chịu trách nhiệm cho việc kiểm soát xung lực và sợ hãi[2]. Hạch hạnh nhân là trung tâm của các cuộc chiến và phản ứng cảm xúc. Luôn luôn sợ hãi không tốt cho chúng ta, nhưng có đủ sợ hãi để ngăn cản chúng ta không đưa ra các lựa chọn xấu và giữ chúng ta tránh thực hiện các hành vi nguy hiểm[3].


Vấn đề với cái hàng rào

Khi con người luôn giữ trạng thái an toàn mọi lúc, điều đó rất dễ thành một thói quen. Não của chúng ta thích các hành vi quen thuộc vì nó có thể tiến hành tự động. Khi có điều gì xảy ra, không cần phải thay đổi điều gì.

Đây là vùng thoải mái. Đó là nơi an toàn, nhưng không có điều gì đang diễn ra ở đây. Không có áp lực để cải thiện bất kì điều gì vì mọi thứ dường như đang hoạt động tốt.


Thỉnh thoảng tất cả chúng ta đều cần thư giản một lúc khỏi áp lực, nhưng nếu chúng ta luôn luôn thoải mái, chúng ta không thể phát triển. Khi chúng ta không phải lo lắng bất cứ điều gì, không có gì để kích thích sự đổi mới.

Vấn đề thúc đẩy bạn tìm cách giải quyết. Thay đổi dẫn bạn đến sự thích nghi. Nếu bạn có một vấn đề mà bạn không thể giải quyết ngay lập tức, bạn sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề đó trong trí óc của mình - thậm chí bạn không nhận ra điều đó. Giải quyết vấn đề như vậy khiến chúng ta sử dụng nhiều năng lượng và chú ý hơn trong việc xử lý vấn đề.


Khoảng cách giữa những gì chúng ta có và những gì chúng ta muốn thỉnh thoảng được gọi là căng thẳng sáng tạo. Có khoảng cách này giữa thực tế và kết quả mong đợi của chúng ta có thể căng thẳng, nhưng thúc đẩy chúng ta làm công việc tốt nhất[4].

Hàng rào là điều không cần thiết

Bạn không thực sự cần hàng rào đó. Một người mà không có lý do gì để thay đổi sẽ tiếp tục đi trên con đường cũ không biết đến bao giờ. Sự căng thẳng và hoàn cảnh mới thúc đẩy sự sáng tạo. Thỉnh thoảng chúng ta cần một chút thúc đẩy để đạt đến khả năng cao nhất của chúng ta. Thời hạn cuối sát hơn, công cụ mới, một nhóm khác, hay một tai nạn có thể thúc đẩy bạn giải quyết vấn đề theo cách mới.


Hãng Pixar, người tạo nên các tác phẩm hoạt hình vĩ đại trong thời đại chúng ta, phải suy nghĩ lại về quá trình sáng tạo của họ. Thay vì dạy con người tránh thất bại, họ thay đổi văn hóa để khuyến khích con người nhanh chóng thất bại. Thay vì tạo ra sự sợ hãi thất bại khi phạm sai lầm, họ làm việc để phát triển cảm giác căng thẳng sáng tạo.

Sự sợ hãi có ích này làm cho con người cảm thấy ổn khi mắc sai lầm trong quá trình. Họ sẵn sàng thử những điều mới. Căng thẳng sáng tạo mà họ trải nghiệm biến sự sợ hãi thành một người bạn cho sự sáng tạo của họ.

Sử dụng sự sợ hãi để đưa bạn vào qui củ

Sống với quá nhiều sợ hãi mỗi ngày là điều không tốt. Não bạn tự nhiên cố gắng tránh bị đưa vào tình trạng căng thẳng quá nhiều. Sử dụng căng thẳng sáng tạo để nhìn nhận vấn đề theo cách mới. Bạn sẽ thấy những viễn cảnh và lựa chọn mới mà bạn chưa bao giờ chú ý trước đó.

Đảm nhận vai trò mới, làm việc ở nơi khác, con người và dụng cụ mới có thể thúc đẩy bạn thử những điều không nằm ở thói quen thân thuộc hằng ngày. Thói quen hằng ngày của bạn sẽ không truyền cảm hứng thay đổi bởi chính nó. Phải điều chỉnh theo tình hình mới có thể giúp bạn nhìn nhận vấn đề theo cách bạn chưa bao giờ thấy trước đó.

Cách suy nghĩ mới là hạt giống cho sự phát triển sáng tạo. Nếu bạn trở nên thoải mái hoặc tự mãn, bạn có thể cần tạo ra sự thay đổi cho chính bạn. Để trải nghiệm một số căng thẳng sáng tạo, thì bạn hãy:

  • Đặt ra thời hạn. Nếu bạn không có ngày đáo hạn cho một dự án, thì hãy tạo ra cho chính bạn. Cách này sẽ giúp bạn tránh sự trì hoãn và thúc đẩy bạn nghĩ đến vấn đề.
  • Tạo ra một mục tiêu tham vọng hơn. Khi bạn cảm thấy những gì đang làm quá dễ dàng, hãy thử thách chính bạn. Bạn sẽ ít khi buồn chán, và bạn sẽ ngạc nhiên với những gì bạn có thể nghĩ ra.
  • Thay đổi thói quen hằng ngày. Làm những việc giống nhau mỗi ngày hoặc hoàn thành nhiệm vụ theo cách giống nhau làm bạn không đạt đến khả năng sáng tạo. Hoàn thành công việc chỉ vì bạn luôn luôn hoàn thành theo cách đó không phải là lý do đủ hợp lý. Nghĩ về những cách mới để làm những gì mà bạn làm.

Không phải tất cả công việc đều mang đến bạn sự linh hoạt để thay đổi vai trò của bạn. Bạn có thể được mong đợi để làm những thứ theo một cách nhất định. Thậm chí nếu bạn không thể thay đổi vai trò của mình, thì bạn có thể thay đổi cách bạn nghĩ về nó. Bất kể công việc của bạn mong đợi gì ở bạn, bạn luôn luôn thoải mái thử thách bản thân để nghĩ về mọi thứ theo khía cạnh mới.

Bạn có thể nghĩ về việc người khác có thể nghĩ về công việc bạn đang làm như thế nào. Nếu bạn là giám đốc điều hành của công ty, bạn sẽ cảm thấy công việc như thế nào? Nếu bạn đang thực hiện một dịch vụ, bạn sẽ muốn gì khi là khách hàng. Những triển vọng mới này có thể khiến bạn nghĩ về những gì bạn làm theo cách mới và thú vị hơn.

Sợ hãi hoàn toàn sẽ không làm bạn trở thành một nhân viên tốt hơn, nhưng căng thẳng sáng tạo có thể thúc đẩy bạn làm những điều đáng kinh ngạc. Con người không thể đổi mới khi họ trì trệ. Hãy tìm cách để thoát khỏi khu vực thoải mái của bạn và nắm lấy sự sáng tạo đến từ sự thử thách.

Nguồn ảnh bìa: Pixabay từ pixabay.com

Tài liệu tham khảo

Không tìm thấy nội dung