9 tháng trước
Lời Khuyên Cho Sự Nghiệp Vững Chắc Sẽ Giúp Bạn Đột Phá Tiềm Năng Kiếm Tiền
408

4590
Lượt xem
31
Lượt chia sẻ
11
Lượt bình luận

Bạn đã có một công việc thời vụ để làm trong khoảng ba năm và bạn yêu thích nó. Nhưng bạn được nhắc nhở mọi lúc mọi nơi rằng còn có những cơ hội tốt hơn. Bạn có thể làm việc ở đây vì nó. Nhưng bạn có thể sẵn sàng chuyển đi nơi khác.

Bất kể bạn đi hay ở, thì bạn vẫn muốn được nhiều hơn nữa. Làm thế nào để bạn có thể thăng tiến và tăng vọt tiềm năng kiếm tiền của bạn? Bạn đi đâu để có thể tìm kiếm lời khuyên cho sự nghiệp của mình?

Để chuẩn bị cho bài báo này, tôi đã bắt đầu kiểm nghiệm bản thân khi đưa ra những lời khuyên nhỏ cho các sinh viên cũ và những người mới vào nghề. Tôi nhận ra rằng những viên đá quý của sự khôn ngoan này có thể áp dụng cho hầu hết mọi môi trường nghề nghiệp, và đặc biệt có tác động khi bạn muốn thăng tiến.

Sau đó, tôi nhớ lại những lời khuyên khác nhau về sự nghiệp mà tôi đã nhận được trong nhiều năm. Và những điều này chắc chắn đã tác động rất lớn đến tôi trong những năm qua khi tôi thay đổi công việc nhiều lần.

Hãy bắt đầu thôi nào.

Lời khuyên quý giá #1: Hãy ngoại giao

Tôi đã chia sẻ điều này với một hội trưởng hội sinh viên ở một cơ quan đô thị lớn vào năm 2003. Cô ấy là một phụ nữ trẻ rất táo bạo và bộc trực, muốn được lắng nghe và tạo nên sự khác biệt.

Thỉnh thoảng, những ham muốn này khiến cô khó làm việc. Olivia Edwardson đã viết những dòng này về việc ngoại giao tại nơi làm việc, [1]

"Để có tài ngoại giao, bạn cần hiểu và xác định rõ ràng những kỳ vọng của mình. Bạn cần gì và cần phải làm gì để đạt được mục tiêu này? Đồng thời, bạn phải xem xét quan điểm của mọi thành viên trong nhóm: một số nhiệm vụ đòi hỏi những mức độ hỗ trợ khác nhau và việc tìm kiếm sự cân bằng giữa những gì mọi người muốn là rất quan trọng."

Làm thế nào áp dụng điều này để tăng cường tiềm năng kiếm tiền của bạn? Khi xem xét quan điểm của người khác và tìm kiếm sự cân bằng, bạn thể hiện cho người quản lý thấy rằng bạn là một thành viên của nhóm và sẵn sàng làm việc với những người khác.

Điều này bảo đảm rằng bạn đang thường xuyên gia mang lại giá trị gia tăng cho công ty.

Lời khuyên quý giá #2: Sắc thái của sự mơ hồ

Tôi không nói về cuốn thuyết bán chạy nhất ở đây; Tôi đang nói về việc đối phó với sự mơ hồ.

Ở vị trí quản lý cấp cao đầu tiên của tôi, toàn bộ nhân viên của tôi cũng toàn là người mới và chúng tôi đang học văn hóa công sở từng ngày.

Thông qua quá trình này, tôi đã phải làm mẫu cho nhóm của mình tầm quan trọng của việc ở giữa và không phải lúc nào cũng đưa ra quyết định từ một quan điểm có được tất cả hoặc không có gì. Kế hoạch không phải là luôn luôn đi từ A đến Z theo thứ tự bảng chữ cái.

Melanie Allen nói rằng,[2]

“Những nhà lãnh đạo giỏi nhất là những người vươn lên thách thức của sự mơ hồ và đáp lại với sự tự tin và khả năng thích ứng."

Điều này có nghĩa là bạn không bị kiểm soát mọi lúc và đang học cách đối phó với sự không chắc chắn. Nó cũng yêu cầu bạn phải hiện thực, ngay lúc này, để bạn có thể thích ứng với hoàn cảnh mới.

Tìm thấy cảm giác thoải mái với sắc thái của sự mơ hồ có thể tác động đến tiềm năng kiếm tiền của bạn trong việc thể hiện sự linh hoạt và sẵn sàng chấp nhận thay đổi của bạn.

Trong thời gian nỗ lực làm việc tại các tập đoàn, các nhà quản lý và giám sát viên muốn các nhà lãnh đạo không bị mắc kẹt trong lối mòn của họ. Sự tiến bộ sẽ đến với những người có thể đi thích ứng với môi trường làm việc.

Lời khuyên quý giá #3: Cập nhật lý lịch nghề nghiệp của bạn

Lần cuối bạn cập nhật bản lý lịch nghề nghiệp là khi nào? Khi bạn bắt đầu tìm kiếm việc làm? Sau khi nhận được một công việc mới? Hoặc mỗi khi bạn học được một kỹ năng mới hoặc tham gia vào một dự án mới?

Trước khi đạt được vị trí hiện tại của tôi tại một trường cao đẳng cộng đồng, tôi đã thay đổi công việc hai năm một lần. Đó là chủ đề của một bài báo khác, nhưng đủ để nói rằng tôi cảm thấy thoải mái khi cập nhật và thay đổi bản lý lịch đó.

Khi tôi chuyển sang dùng một bản lý lịch tập trung vào điểm mạnh của mình vào năm 1999, điều đó đã thay đổi mọi thứ của tôi. Tôi đã học được cách thể hiện các kỹ năng và thành tích của mình trong hồ sơ thay vì chỉ liệt kê một loạt những "ngón nghề" mà tôi đã thực hiện trong các công việc khác nhau của mình.

Tôi dồn hết tâm sức vào một hồ sơ xin việc tập trung trình bày thế mạnh mình có được sau mỗi lần thay đổi công việc và giải thích lý do chính đáng.

Hồ sơ xin việc này chưa bao giờ thất bại trong việc giúp tôi phỏng vấn.

Nhưng trở lại vấn đề tần suất bạn nên cập nhật lý lịch nghề nghiệp của mình...

Bất cứ khi nào bạn phát triển một kỹ năng, tạo ra một chương trình hoặc tạo ra một sự thay đổi lớn tại nơi làm việc hiện tại của bạn.

Ở vị trí hiện tại của mình, tôi đã học được những điều cơ bản về quan hệ công chúng, thiết kế web, truyền thông và tiếp thị, và xây dựng thương hiệu từ tất cả các nhiệm vụ và dự án tôi được giao.

Dựa trên những kỹ năng mới này, tôi đã tự học cách sử dụng WordPress và các công cụ trực tuyến khác vì nó gia tăng giá trị mà tôi mang đến cho công ty khi tôi biết những kỹ năng này.

Walter Yate từ Career Cast nói về lý lịch nghề nghiệp của bạn,[3]

“Bạn có thể bắt đầu thay đổi quỹ đạo cuộc sống ngay khi nắm quyền kiểm soát sự nghiệp, với sự phát triển tỉ mỉ của các công cụ và kỹ năng quản lý nghề nghiệp mới; và tất cả bắt đầu với việc sở hữu một bản lý lịch nghề nghiệp mang lại cho bạn công việc.

Một bản lý lịch nghề nghiệp là nền tảng thương hiệu của bạn và là công cụ tiếp thị chính của bạn. Khi nó hoạt động hiệu quả, cánh cửa cơ hội mở ra cho bạn, khi nó không có giá trị thì nhà tuyển dụng cũng không cần bạn. Hãy quản lý lý lịch nghề nghiệp của bạn mọi lúc bởi vì bạn không bao giờ biết khi nào bạn sẽ cần nó, cho lần thăng chức tiếp theo hoặc một công việc mới.”

Chà, tôi có lẽ không thể nói điều đó tốt hơn chính bản thân mình.

Lời khuyên quý giá #4: Đừng bao giờ từ chối nhận thêm trách nhiệm

Đợi đã, lời khuyên này liệu có đi ngược lại với sự cân bằng tổng thể giữa công việc và cuộc sống không?

Có và không.

Trước tiên, hãy hỏi tại sao bạn phải nhận thêm trách nhiệm?

Có phải bởi vì một thành viên nào đó đã nghỉ việc và công việc cần phải được phân chia cho cả nhóm không?

Có phải bởi vì bạn đã làm một việc đáng kinh ngạc trong nhiệm vụ trước đó và người giám sát của bạn tin tưởng bạn và nhận ra giá trị gia tăng của bạn không?

Có phải vì bạn đã được tiến cử thăng chức và người giám sát của bạn đang thực hiện một thử nghiệm nhỏ với bạn không?

Nó có thể là bất kỳ hoặc tất cả hoặc không là cái nào trong số những lý do này. Thái độ và phản ứng của bạn sẽ có nghĩa là yếu tố quyết định trong tình huống này.

Chấp nhận làm thêm việc với thái độ và tác phong tốt, và học hỏi nhiều nhất có thể. Hai hoặc ba tuần sau, bạn có thể đề cập đến những nhiệm vụ mới với người giám sát của bạn và khám phá lý do tại sao công việc được giao cho bạn.

Business Insider nói rằng,[4]

“Đẩy bản thân ra khỏi vùng thoải mái của bạn để nhận trách nhiệm nhiều hơn là một cách tuyệt vời để phát triển bản nhân một cách chuyên nghiệp.”

Trò chuyện với sếp của bạn, chủ động và làm cho công việc mới trở nên thú vị.

Tiếp cận công việc mới với thái độ tiêu cực và than thở "ôi khổ tôi chưa" chỉ là một dấu hiệu cho ông chủ của bạn rằng bạn đã sụp đổ trước thử thách. Và sau đó giá trị gia tăng mà bạn tạo ra vừa "hạ cánh" đã biến mất. Và bạn không phải là một thành viên làm việc nhóm hiệu quả.

Vấn đề thực sự: Xác định giá trị gia tăng

Đây thực sự là một trong những vấn đề lớn, phải không? Bằng cách làm cho bản thân trở thành người không thể thiếu đối với công ty của bạn và chứng minh cho người giám sát của bạn biết bạn đóng góp như thế nào, bạn nên theo đuổi sự thăng tiến trong nghề nghiệp ở nơi làm việc hiện tại hoặc có được tài liệu tham khảo cần thiết để đảm bảo công việc lý tưởng đó tại công ty mới.

Nhưng chính xác thì "Giá trị gia tăng" có nghĩa là gì?

Nói một cách đơn giản, giá trị gia tăng là làm cho sản phẩm trở nên hấp dẫn hơn đối với khách hàng. Làm cho nó tốt hơn, cho thấy nó đổi mới và đa dạng như thế nào, những thứ đại loại như thế.

Bây giờ hãy tìm hiểu về chính BẠN.

Chrissy Scivicque của Eat Your Career đã xác định 6 cách mà nhân viên có thể tăng thêm giá trị cho một công ty:[5]

  1. Tiết kiệm tiền
  2. Kiếm tiền
  3. Nâng cao hiệu quả của một quy trình hoặc thủ tục
  4. Nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ
  5. Khắc phục sự cố
  6. Ngăn chặn một vấn đề trong tương lai

Những cách này khá đơn giản: nếu bạn có thể xử lý tiền bạc, các vấn đề và quy trình tốt, thì bạn có thể tăng giá trị cho sếp của mình. Vì vậy, hãy bắt đầu tiếp cận các nhiệm vụ hàng ngày của bạn theo những cách thức đó.

Bạn có tổ chức một sự kiện gây quỹ hàng năm không? Hãy xác định cách bạn có thể kiếm được thêm tiền trong khi chi tiêu ít hơn cho sự kiện.

Bạn có một ý tưởng táo bạo về cách bạn có thể làm cho hội chợ việc làm hàng năm hoạt động hiệu quả hơn không? Soạn thảo ý tưởng của bạn và trình bày nó cho người giám sát của bạn.

Trưởng nhóm của bạn đã liên tục yêu cầu bạn và các đồng nghiệp của bạn suy nghĩ nghiêm túc hơn về vấn đề thay đổi nhân sự? Hãy làm một số nghiên cứu và đề xuất một vài giải pháp.

Hãy luôn suy nghĩ và chứng minh rằng bạn đang mang lại giá trị gia tăng, bạn thực sự có tâm trong công việc của mình. Bạn phải là người chủ động, đổi mới và có lợi ích tốt nhất cho tổ chức của bạn.

Lời kết

Tôi nghĩ sẽ rất vui nếu nhận được một số lời khuyên bổ sung từ một số nhà quản lý thực tế vì vậy tôi đã thăm dò ý kiến ​​của một số đồng nghiệp trên khắp đất nước, cả giáo dục đại học và lĩnh vực tư nhân. Đây là những gì họ đã chia sẻ với tôi về cách thăng tiến nghề nghiệp của bạn:

“Hãy đặt những dữ liệu hoặc tấm gương để hiển thị giá trị mà nhân viên nói trên đã mang lại cho bộ phận với nhau. Đừng đợi cho đến lúc kiểm tra hàng năm - lúc đó đã là quá muộn!”

“Không bao giờ ngại nêu ý kiến trong các cuộc họp nhân viên hoặc các buổi trao đổi 1: 1 cá nhân với người giám sát. Chỉ ra các ý tưởng được xem xét cẩn thận và sẵn sàng nhận trách nhiệm mới với những vai trò khác nhau cho thấy sự linh hoạt, chuyên nghiệp và động lực.”

“Họ phải chứng minh rằng họ hoàn toàn phù hợp với các giá trị của công ty. Điều này có thể khó khăn trong môi trường mà nhân viên và giám sát viên thuộc các thế hệ khác nhau. Ở tuổi 25, tôi có thể nghĩ rằng tôi đã làm việc chăm chỉ, nhưng ông chủ 60 tuổi của tôi có thể nghĩ rằng tôi chỉ làm những gì mà được mong đợi.”

“Hãy làm những việc bạn làm tốt và có luôn có mặt mọi lúc.”

“Dòng dưới cùng là chìa khóa. Nếu bạn đang tăng thu nhập, bạn xứng đáng được chia sẻ những điều trong đó.”

Lời khuyên tốt nhất cho sự nghiệp mà bạn đã nhận được là gì, và nó đã ảnh hưởng đến tiềm năng kiếm tiền của bạn như thế nào?

Nguồn ảnh bìa: Pexels từ pexels.com

Tài liệu tham khảo

Không tìm thấy nội dung