5 giờ trước
Một Câu Hỏi Giải Đáp Cho Việc Liệu Từ Bỏ Có Tốt Hơn Tiếp Tục Không?
394

4286
Lượt xem
193
Lượt chia sẻ
46
Lượt bình luận

Từ bỏ thứ gì đó thường được xem là một điều tiêu cực. Chắc chắn có lúc từ bỏ có thể là đúng đắn, ví dụ như bỏ thuốc lá. Nhưng nhìn chung, từ bỏ điều gì đó giống như là một sự mất mát. Kể cả đó là điều mà ta thấy không đáng hoặc điều mà ta không hứng thú. Việc từ bỏ luôn mang lại cảm giác như thất bại vậy. Tuy nhiên đôi khi, từ bỏ một điều có thể lại là khởi đầu của sự thành công.

Năm 2016, Neil Sheth bỏ việc. Trong 10 năm, anh là một nhà đầu tư ngân hàng thành đạt tại Goldman Sachs ở Luân Đôn nhưng anh muốn nhiều hơn thế. Vì vậy song song đó, anh đã thành lập một doanh nghiệp riêng, tập trung vào mảng tiếp thị số. Nhưng anh nhận ra rằng mình không thể dành đủ thời gian cho việc này nên đã quyết định tập trung hẳn vô nó. Và rồi anh bỏ công việc hiện tại lúc đó. Trong vòng vài tháng, không chỉ có được thêm thời gian rảnh (không còn phải đi làm vào buổi sáng!) mà anh còn có được một thu nhập đáng kể.[1]

Anh không phải là người duy nhất bỏ việc để thành công. Ví dụ như Sarah Grove đã thôi là một người lướt ván diều để bắt đầu một trang tạp chí trực tuyến về sức khỏe rất thành công, hay Catherine Wood đã từng là một nhà kinh tế của chính phủ liên bang, nay trở thành một huấn luyện viên cuộc sống (life coach); và vào năm 2004, Mark Zuckerberg bỏ việc học tại đại học Harvard để tập trung xây dựng một trang web nhỏ cùng một vài người bạn, đó là trang Facebook hôm nay.[2] Tất cả những người này đều bỏ việc và đều hạnh phúc hơn, thành công hơn nhờ điều đó.


Câu hỏi đặt ra cho bản thân bạn

Dĩ nhiên, không phải ai cũng muốn từ bỏ và đôi khi thật khó để biết được liệu đó có phải là một quyết định đúng đắn hay không. Để biết việc từ bỏ một điều gì đó có lợi hay không, mỗi người cần phải đặt ra cho bản thân một câu hỏi cốt yếu:

"Liệu những gì tôi đang làm có giúp tôi đạt được những gì tôi ao ước không?"

Chỉ có bạn mới giải đáp được câu hỏi này.

Thời gian là hữu hạn. Vì vậy, nếu bạn đang nỗ lực hoặc mong muốn làm điều gì đó, có khả năng công việc thường nhật không những không giúp được gì mà còn cản trở quá trình của bạn và chiếm mất một quỹ thời gian quan trọng.

Tuy nhiên, bỏ việc không cần phải nghe to tát đến vậy bởi bạn có thể xem nó chỉ như là một sự đổi hướng. Thật vậy, một số người thành đạt (như Richard Branson) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng những cầu nối, bạn nên giữ liên lạc với những người từng làm việc cùng thay vì cắt đứt.[3]

Tầm quan trọng của câu hỏi

Cuộc sống đầy rẫy những xao lãng. Nếu bạn không hoàn toàn tập trung vào mục tiêu của mình thì rất dễ quên đi nó hoặc không đủ thời gian để đạt được mục tiêu trong cuộc sống. Đã bao giờ bạn phải bỏ điều mình đang làm vì vướng bận công việc chưa? Hay đã bao giờ bạn dành thời gian làm việc này nhưng thay vào đó lại làm việc khác ít quan trọng hơn không?


Bạn thậm chí có thể đã bỏ điều mình thích để tiếp tục việc mình không thích vì bạn đã đổ quá nhiều thời gian vào nó nhưng lại không cam lòng khi lãng phí thời gian ấy. Đây là một ví dụ của khuynh hướng chi phí chìm (sunk cost bias), một niềm tin sai lầm rằng ta phải gắn bó với một việc chỉ vì ta đã rót quá nhiều thời gian vào đó, kể cả có không thích hay thích làm việc đó.[4] Đây là nguyên nhân gây ra những mối quan hệ độc hại, những cảm xúc bị tổn thương, những quyển sách tẻ nhạt đã đọc và nhiều năm lãng phí thời gian.


Nếu mắc kẹt với công việc mà bạn không thích, bỏ việc có vẻ là một viển cảnh tồi tệ chỉ vì bạn đã gắn bó quá lâu với việc đó. Thật vậy, bạn sẽ thấy việc không dành thời gian làm việc là chống lại mục tiêu của bạn. Vậy thì khuynh hướng chi phí chìm lại càng trở nên tệ hơn. Vũ khí tốt nhất để chống lại điều đó chính là đặt câu hỏi.

Lợi ích của việc đặt câu hỏi

Câu hỏi ở trên giúp bạn lùi lại một bước và suy ngẫm về những gì mình đang làm. Bằng cách đặt ra câu hỏi ấy, bạn cũng đang tự vấn:

  • “Tại sao tôi làm việc này?"
  • “Nó có mang đến giá trị cho cuộc sống của tôi không?"


Nó giúp bạn tự vấn xem mục tiêu của bạn là gì và liệu những gì bạn đang làm có vì mục tiêu ấy. Nếu câu trả lời là có thì tuyệt vời! Bạn đang làm tốt lắm!

Nếu câu trả lời là không thì có lẽ bạn nên tự hỏi bản thân là việc bạn đang làm có đáng hay không nếu bạn muốn đạt được mục tiêu của mình.

Có một lý thuyết được tranh luận sôi nổi cho rằng để thực sự giỏi một việc gì đó phải mất mười ngàn giờ.[5] Nếu điều này đúng (một số nói rằng tốn ít hơn mười ngàn giờ), và nếu ví dụ mục tiêu của bạn là học một ngôn ngữ mới hay chơi một loại nhạc cụ, thì bạn có thể sẽ tốn khá nhiều thời gian trong quỹ mười ngàn giờ ấy làm những việc chẳng giúp ích gì cho mục tiêu của mình.

Việc đặt câu hỏi cho bản thân nhắc bạn nhớ đến mục đích thật sự của mình bất kể đó là gì, và một khi mục đích đã trở về với đúng vị trí của nó, bạn sẽ biết cách làm thế nào để đạt được nó. Phấn đấu vì mục tiêu thật sự của bạn, và nếu được, hãy từ bỏ một số thứ không cần thiết để đạt được điều ấy.

Tài liệu tham khảo

Không tìm thấy nội dung