2 tháng trước
Tại Sao Lòng Trắc Ẩn Lại Quan Trọng Hơn Lòng Tự Tôn
302

4237
Lượt xem
61
Lượt chia sẻ
4
Lượt bình luận

Nếu người bạn thân nhất của bạn cho bạn leo cây khi hẹn bạn đi xem phim, thì bạn sẽ tha thứ và thấu hiểu khi anh ấy/cô ấy giải thích chuyện gì đang xảy ra?

Nếu bạn mắc lỗi tương tự với người bạn thân nhất của mình, bạn có hiểu và tha thứ cho lỗi lầm của mình không? Bạn sẽ tự trách mình trong nhiều ngày hay là bạn sẽ chỉ đổ thừa cho người khác và hoàn cảnh?

Khả năng bạn thấu hiểu được những sai lầm của chính mình trong cuộc sống chính là lòng trắc ẩn.

Bạn có cân nhắc nhiều hơn cho người khác khi họ mắc lỗi hơn là bạn làm cho chính mình không? Nếu bạn làm như vậy thì bạn cần phải đánh giá lòng trắc ẩn của bạn vì nó có tác động rất lớn đến sức khỏe tinh thần của chính bạn.

Chúng ta có thể có lòng tự tôn cao nhưng ít lòng trắc ẩn

Bạn có thể có lòng tự tôn cao nghĩa là bạn nghĩ mình là người có giá trị và do đó tin vào khả năng của bản thân. Tuy nhiên nếu bạn có lòng tự tôn cao nhưng không có lòng trắc ẩn thì bạn sẽ đấu tranh để chấp nhận những thất bại của bản thân vì lỗi lầm của người khác hoặc hoàn cảnh.

Không có lòng trắc ẩn, bạn sẽ cực kì khó khăn với bản thân và những sai lầm cá nhân, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tự tôn của bạn. Nếu bạn luôn chỉ trích bản thân khi những điều tồi tệ xảy ra thì chúng cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần bạn. Không quá khó khăn với bản thân hay có lòng trắc ẩn là cần thiết cho sức khỏe tinh thần của bạn, vì vậy bạn nên biết rõ hơn liệu mình có nó hay không.

Lòng trắc ẩn là khả năng hiểu về chính con người bạn

Có lòng trắc ẩn nghĩa là bạn hiểu và quan tâm đến bản thân mình như cách mà bạn dành cho người bạn thân yêu của mình. Thông thường, trong cuộc sống, mọi người khó khăn với chính bản thân họ vì hy vọng nó sẽ thúc đẩy họ đến thành công lớn hơn. 

Các lý thuyết về lòng trắc ẩn giải thích rằng thành công của bạn có nhiều cơ hội xảy ra nếu bạn có lòng trắc ẩn. Lí do là vì bạn có nhiều khả năng sống sót sau những sai lầm và thử thách, với khả năng hồi phục cao hơn, đứng dậy và bắt đầu lại vì bạn là người có lòng trắc ẩn. 

Tiến sĩ Kristen Neff là một chuyên gia nổi tiếng thế giới về lòng trắc ẩn. Cô giải thích rằng lòng trắc ẩn liên quan đến việc cung cấp cho chính bạn sự hiểu biết khi bạn thất bại:[1]

“Thay vì đánh giá và chỉ trích bản thân một cách không thương tiếc về những bất cập hay thiếu sót, lòng trắc ẩn có nghĩa là bạn tốt bụng và thấu hiểu khi đối mặt với những thất bại cá nhân - sau tất cả, có ai đã từng nói bạn phải hoàn hảo phải không nào?”

Tiến sĩ Neff giải thích ba thành phần tạo nên lòng trắc ẩn. Hiểu được ba thành phần này có thể giúp bạn hiểu liệu bản thân có lòng trắc ẩn hay không. Nó bao gồm: lòng tốt, nhân tính và chánh niệm. 

Thay vì chỉ trích bản thân, hãy tử tế với chính bạn

Khi bạn là người có lòng nhân từ với bản thân thì bạn không nên phán xét về chính mình hoặc những thất bại của bạn. Điều đó có nghĩa là bạn không nên quá chỉ trích bản thân. Bạn nhìn mọi thứ một cách thực tế nhưng cho phép chấp nhận thất bại như một phần của quá trình phát triển của con người. Nếu bạn không cho phép bản thân mình sự nhân từ mà thay vào đó là phán xét, thì bạn sẽ gặp hậu quả tiêu cực. Khoa học Mỹ đã kiểm tra lòng trắc ẩn và giải thích kết quả của sự tự phán xét ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần của một cá nhân:[2]

“Thật không may, sự tự chỉ trích có thể dẫn đến sự thù địch (đối với bản thân và người khác), lo lắng và trầm cảm; đây là những vấn đề có thể gây bất lợi cho những ai muốn phát huy hết tiềm năng của họ.”

Thay vì đắm chìm trong nỗi buồn, hãy nhận ra rằng đau khổ đều xảy ra với tất cả mọi người chúng ta

Nhân tính là thành phần thứ hai gắn liền với lòng trắc ẩn. Đây chỉ đơn giản là khả năng bạn nhận ra cuộc sống thăng trầm của bạn cũng giống như một điều gì đó xảy ra với tất cả mọi người. Tiến sĩ Neff mô tả nhân tính là "nhận ra sự đau khổ và bất cập cá nhân là một phần kinh nghiệm chung của loài người". Cuộc sống thăng trầm xảy ra với tất cả mọi người. Nếu bạn nghĩ chúng chỉ xảy ra với bạn hoặc người khác không cảm nhận được nỗi đau của bạn hoặc gặp phải những tình huống tương tự thì bạn đang tự cô lập mình. Nhận ra rằng đau khổ trong cuộc sống xảy ra với tất cả mọi người, bao gồm cả chính bạn là một phần của sự trắc ẩn.

Thay vì kìm nén cảm xúc của mình, hãy nhận thức chúng

Thành phần cuối cùng để có lòng trắc ẩn là chánh niệm. Theo tiến sĩ Neff điều này liên quan đến:

“một trạng thái tâm lí không phán xét và tiếp nhận, trong đó người ta quan sát những suy nghĩ và cảm xúc ở hiện tại mà không cố gắng kìm nén hay chối bỏ chúng”.

Một số người sẽ xem điều này như việc có trí tuệ cảm xúc. Đó là khả năng nhận thức được cảm giác và cảm xúc của bạn nhưng không đắm chìm trong chúng. Kìm nén cảm xúc không giúp bạn có lòng trắc ẩn. Bạn cần cho phép bản thân trải nghiệm cảm xúc đó nhưng với nhận thức rằng cảm xúc của bạn không nên nuốt chửng chính bản thân bạn. 

Để xây dựng lòng trắc ẩn bạn hãy ngừng chỉ trích bản thân

Thiếu lòng trắc ẩn gắn liền với việc bạn quá chỉ trích bản thân. Cũng giống như hầu hết các khía cạnh của sự tự ý thức về cá tính, thì chúng thường được gắn liền với thời thơ ấu. Cách chúng ta được nói chuyện hoặc được đối xử như một đứa trẻ có thể có tác động lớn đến lòng trắc ẩn của chúng ta. Nếu được bảo là "bạn vô dụng" hoặc "bạn không thể làm bất cứ điều gì" ngay từ khi còn nhỏ, thì bạn có thể mang theo ký ức và suy nghĩ đó đến khi trưởng thành. Ngay cả khi bạn không tin những lời nói đó ảnh hưởng đến bạn ngày hôm nay thì chúng vẫn có thể tác động đến tiềm thức hoặc vô thức và tác động đến khả năng trắc ẩn của bạn với chính bản thân mình. Cũng có nghĩa là nếu bạn thất bại, những lời chỉ trích về việc vô dụng hoặc không thể làm bất cứ điều gì đúng có thể quay trở lại ám ảnh bạn cho dù chúng là những suy nghĩ có ý thức hay vô thức.

Trị liệu có thể là một trợ giúp tuyệt vời trong việc tiết lộ những lời tuyên bố mang tính hạ gục bạn, đồng thời có thể nuôi sống tâm hồn và tâm trí của bạn khi gặp thất bại. Những tuyên bố thất bại đó đang ngăn bạn trắc ẩn với chính mình. Cân nhắc việc trị liệu nếu bạn thiếu lòng trắc ẩn và đặc biệt là khi bạn không thể xác định nguyên nhân cốt lõi của vấn đề. Việc xác định nguyên nhân cốt lõi có thể giúp bạn xua tan và làm mất hiệu quả của những lời nói có hại đã nói trước đây về bạn hoặc với bạn. 

Có một phương pháp đánh giá lòng trắc ẩn cho phép bạn tìm hiểu xem cá nhân bạn có lòng trắc ẩn tốt đến mức nào: Đánh giá lòng trắc ẩn và thực hiện các bước sau để yêu bản thân hơn.

Emma Seppala[3] đã xác định một số cách thiết thực có thể giúp bạn tăng cường lòng trắc ẩn ngay hôm nay. Dưới đây là lời khuyên của cô ấy:


Lòng trắc ẩn có thể trở nên dễ dàng hơn đối với một số người và khó khăn hơn với những người khác. Nhưng đó là một phần quan trọng trong sức khỏe của bạn, nên đáng để dành thời gian và nỗ lực để cải thiện.

“…nghiên cứu cho thấy rằng lòng trắc ẩn cung cấp một hòn đảo bình tĩnh, một nơi ẩn náu khỏi những cơn bão dữ dội của sự tự phán xét tích cực và tiêu cực vô tận, để cuối cùng chúng ta ngừng tự hỏi, "Tôi có tốt như họ không? Tôi có đủ tốt không?" Bằng cách khai thác vào lòng tốt của chúng ta, đồng thời thừa nhận bản chất tình trạng con người không hoàn hảo, chúng ta có thể bắt đầu cảm thấy an toàn hơn, được chấp nhận và sống tốt hơn.”[4]

Tiến sĩ Neff tóm tắt lợi ích lớn nhất của lòng trắc ẩn rằng nó thực chất là sự tự chấp nhận bản thân, sự không hoàn hảo và tất cả.

Tài liệu tham khảo