2 tháng trước
Cụm Từ Yêu Thích Của Người Bình Thường: "Cũng Được"
238

3415
Lượt xem
46
Lượt chia sẻ
6
Lượt bình luận

Tôi nhớ mình đã học cụm từ "cũng được" khi còn nhỏ và thật ngạc nhiên trước tính đa dụng của nó. Từ này có ý nghĩa rất rộng lớn để bạn có thể dùng trong rất nhiều ngữ cảnh, và như một đứa trẻ đang cố gắng giao tiếp với vốn từ vựng hạn chế, việc có thể nói "cũng được" đã giúp tôi vượt qua các thể loại hoàn cảnh.

Và khi tôi lớn hơn, cảm giác của tôi với cụm từ này đã thay đổi. Trước kia nói "cũng được" mang đến cho tôi sự tự do, giờ đây nó níu giữ tôi lại. Tôi vừa học được rằng trong phần lớn tình huống, nói "cũng được" không "được" tí nào.

"Cũng được" trở thành một sự thoái thác độc hại

Đương nhiên là bạn có thể nói "cũng được" trong hầu hết mọi tình huống. Ví dụ như:

  • “Bài báo đó thế nào?" "Cũng được".
  • “Ứng viên đó thế nào?" "Cô ấy cũng được đấy".
  • “Cuộc sống bạn thế nào?" "Cũng được”.

Nói rằng điều gì đó cũng được không cho chúng ta biết về nó nhiều lắm. Thường thì nó có nghĩa là việc gì đó có thể tạm hài lòng, nhưng không thật sự tốt. Đây là một cách để tránh bất đồng khi bạn không thể đưa ra phản hồi có ý nghĩa. Nó cho phép chúng ta tránh liên quan đến sự giao tiếp xác thực. 

Khi ta nói thứ gì đó cũng được, ta dừng suy nghĩ 

Việc coi thứ gì đó cũng được không chỉ ngăn ta đưa ra sự đánh giá có giá trị của thứ được nhắc đến trong câu hỏi, mà còn ngăn cản chúng ta suy nghĩ về việc làm thế nào để làm thứ đó trở nên tốt hơn. 

Thay vì giải quyết vấn đề và đưa ra giải pháp, ta đánh dấu vào ô "cũng được" và chuyển qua những mưu cầu thú vị hơn. Khi ai đó tìm đến ta để nghe ý kiến, việc nói với họ rằng thứ gì đó cũng được không hề đưa ra cho họ ý tưởng nào về cách cải thiện vấn đề.

Gắn mác mọi thứ "cũng được" làm bạn trở nên nhạt nhẽo

Thứ gì đó cũng được cần được hoàn thiện hơn. Những người gắn mác cho mọi thứ theo cách này đang đưa ra một câu trả lời lười biếng. Cũng được là một câu trả lời nhạt nhẽo dành cho những câu hỏi thú vị, và tuỳ bạn có muốn làm tốt hơn hay không.

Giao tiếp là một con phố hai chiều. Một người muốn hỏi ý kiến thật sự của bạn về một chủ đề không muốn nghe rằng điều gì đó cũng được. Bạn cũng có thể nói ý kiến của bạn về tất cả mọi thứ là "Chán thế", vì bạn cũng khá tẻ nhạt mà. 

"Cũng được" bao gồm sự thiếu ý tưởng và không sẵn sàng đóng góp cái gì đó có giá trị hơn cho cuộc trò chuyện. Nếu tất cả mọi thứ chỉ luôn ở mức cũng được, những người nói chuyện với bạn sẽ thấy chán nản. Họ thà nói chuyện với bức tường để nhận được nhiều ý kiến hơn. Bạn đã khiến việc giữ cho cuộc trò chuyện sôi nổi trở thành trách nhiệm của mình họ, việc này có thể rất mệt mỏi.

Nói "cũng được" quá thường xuyên làm người khác cảm thấy bạn quá dễ tính

Bạn có thể dễ dàng làm việc cùng và đôi khi không đồng ý với mọi người. Khi một ý tưởng đang hình thành, bạn muốn nghe tất cả những phản hồi và một vài ý kiến bàn lùi để bạn có thể tạo ra thứ gì đó thật xuất sắc. Một cộng tác viên nói rằng điều gì đó cũng được đơn giản có nghĩa là họ không có sự phản đối mạnh mẽ với ý tưởng này. Họ có thể không thích nó, nhưng nó không đủ xứng đáng để cải thiện thêm. 

Bạn có thể nghĩ rằng bạn đang tử tế khi dán nhãn mọi thứ là cũng được, nhưng bạn thật ra đang không giúp ai cả. "Cũng được" có thể hoàn toàn không thành thật nếu bạn không thích một ý tưởng nào đó nhiều đến thế, nhưng ít nhất, nó không hề có ích. Một người tìm đến bạn với một ý tưởng nào đó sẽ muốn nghe những kiến thức mới hoặc những nhận xét mang tính xây dựng. Họ vốn đã mất rất nhiều thứ để xin ý kiến nhận xét. Đừng tước đoạt khỏi ai đó, người rất coi trọng giá trị ý kiến của bạn, quan điểm mà bạn có thể cho họ. 

Có thể bạn lo lắng rằng mình sẽ xúc phạm người nào đó. Đưa ra nhận xét thật sự có thể khá mạo hiểm, nhưng khi ai đó cần, sự thành thật là điều tốt nhất. Khi bạn đưa ra một lời bình luận vô thưởng vô phạt kiểu "Cũng được đấy", bạn đã cho thấy tư duy thận trọng quá mức của mình.

Đưa ra ý kiến phản hồi cụ thể thay vì nói "cũng được"

"Cũng được" không hề có ích cho kỹ năng giao tiếp của bạn. Hãy xoá bỏ nó khỏi vốn từ vựng của bạn, và luyện tập đưa ra ý kiến thật sự. Có thể sẽ mất vài lần luyện tập để cảm thấy dễ chịu với cách biểu đạt bản thân mới này, nhưng bạn bè và đồng nghiệp sẽ rất trân trọng sự thành thật của bạn. Ví dụ:

“Bài báo đó thế nào?”

“Ý tưởng bài báo thì bình thường. Cần sử dụng những đầu đề hứng thú hơn và cung cấp vài yếu tố hình ảnh thu hút sự chú ý để độc giả muốn tiếp tục đọc nó.”

“Ứng viên đó thế nào?”

“Cô ấy vượt qua đánh giá ban đầu của chúng ta, và triết lý của cô ấy giống với giá trị cốt lõi của chúng ta, nhưng tôi không chắc liệu cô ấy có thể bắt kịp với môi trường làm việc tốc độ nhanh này. Cô ấy cần nhiều thời gian hơn mong đợi để hoàn thành bài kiểm tra”.

Đối với cả hai câu hỏi trên đây, "cũng được" là một câu trả lời quá mông lung. Bạn sẽ để ý thấy rằng ở cả hai ví dụ, người trả lời không chỉ bày tỏ lập trường, mà còn sử dụng thêm thông tin bổ sung để hỗ trợ ý kiến của mình.

Bạn có thể nói thứ gì đó "cũng được" nếu bạn đưa ra thêm chi tiết

Giao tiếp tốt đòi hỏi việc bao gồm những chi tiết cụ thể khi bạn đưa ra ý kiến của mình. Nếu bạn có lỡ nói rằng điều gì đó cũng được, hãy nhớ thêm một chút vào câu trả lời. Đó không cần phải là vài kiến thức cao siêu, nhưng làm vậy có thể bắt đầu một cuộc trò chuyện cho phép bạn và người kia hình thành một sự liên kết sâu sắc hơn.

“Bạn thấy truyện ngắn của tôi thế nào?”

“Được đấy. Nói chung tôi thích phần nội dung, nhưng có một số chỗ tôi không hiểu lắm."

Sự trao đổi như thế này có thể mở ra một cuộc trò chuyện về cách cải thiện câu chuyện của tác giả. Trong trường hợp này, tác giả tin tưởng rằng người kia có thể đưa ra một nhận xét thành thật. Câu chuyện có thể tiếp tục với "Phải làm gì để khiến nó trở nên đặc biệt? Có thể làm gì để nó trở nên tốt hơn?" Những chi tiết thêm vào này cho người đó thấy rằng bạn đang đưa ra ý kiến dựa trên sự đánh giá tốt nhất của bạn hơn là đưa ra một phản hồi mặc định.

Cũng đừng chấp nhận cụm từ "cũng được" từ chính bản thân bạn

Nếu việc nói "cũng được" không phải là câu trả lời đủ hay cho câu hỏi của ai đó, nó cũng không nên là câu trả lời bạn nên đưa ra cho bản thân mình. Nói rằng bạn hoặc thứ gì đó trong cuộc sống của bạn cũng được có nghĩa là bạn thấy đủ về việc đó, nhưng nó không thể hiện bất kỳ động lực hoặc tiềm năng nào cho một sự thay đổi lớn.

Mọi người thường nói với chính bản thân rằng họ đang làm tốt khi đang phải đối mặt với thách thức lớn hoặc đang theo đuổi những mục tiêu khó khăn. Đôi khi phương pháp phòng vệ này có thể làm bạn thấy tốt hơn về tình huống đó khi mọi thứ đang trở nên quá tải, nhưng nói rằng một tình huống nào đó cũng được không cho phép bạn thay đổi hoặc cố gắng hoàn thành một công việc. "Cũng được, không sao cả" nhanh chóng trở thành "Mình sẽ lo việc này vào ngày mai". Điều này thật sự vắt kiệt động lực của bạn. 

Hãy nhớ rằng những người thành công không chấp nhận mọi thách thức đến trong cuộc sống của họ. Họ tìm cách giải quyết chúng trực diện và trở nên mạnh mẽ hơn sau cả quá trình. Họ theo đuổi ước mơ một cách gan lì cho đến khi đạt được chúng.

Chris Gardner không chấp nhận "cũng được" như một câu trả lời

Có thể bạn nhớ câu chuyện của anh ấy trong phim Mưu cầu hạnh phúc, nhưng trong trường hợp bạn không biết, đây là một câu chuyện về việc không bao giờ từ bỏ. Gardner bắt đầu bằng việc bán những thiết bị y tế, nhưng vẫn không kiếm đủ để thanh toán các hoá đơn. Anh ấy muốn trở thành một nhân viên môi giới chứng khoán, nhưng lại chẳng được huấn luyện hay có những mối quan hệ cần thiết nào để làm được việc đó.[1]

Mọi thứ trở nên tồi tệ trước khi chúng trở nên tốt đẹp hơn, và cũng khá nhanh, Gardner đã trở thành một người cha đơn thân gần như không thể trang trải cuộc sống. Bằng tài xoay sở của mình, anh ấy đã có được một suất trong chương trình huấn luyện mà sau này đã giúp anh ấy trở thành một người môi giới chứng khoán. Hiện tại giá trị tài sản của Gardner là 60 triệu đô, nhưng việc này sẽ không trở thành sự thật nếu anh ấy đơn thuần chấp nhận việc bị đóng sầm cửa trước mặt mỗi ngày.

Nói "cũng được" khi bạn không quan tâm

"Cũng được" là một câu trả lời ổn khi bạn không quan tâm lắm về cái gì đó. Sử dụng nó khi bạn đang cố gắng tiết kiệm thời gian, hoặc khi bạn không muốn tham gia vào cuộc trò chuyện.

  • “Bạn nghĩ gì về chiếc áo của anh chàng kia?” “Trông cũng được.”
  • “Tôi có lẽ sẽ đến buổi họp muộn 2 phút vì tôi có một cuộc họp khác ngay trước đó.” “Cũng được.”
  • “Bạn thấy phần làm lại của bộ phim đó thế nào?” “Cũng được.”

Trong những trường hợp này, người kia không cần nhận xét, và bạn không có hứng thú với việc tiếp tục câu chuyện lắm.

Nhưng với những thứ bạn có quan tâm, nhớ là bên cạnh "cũng được" hãy nói thêm điều gì đó. Bạn có khả năng đưa ra những nhận xét hữu ích và nói ra ý kiến. Đó là khả năng của chúng ta để phát triển khi làm việc cùng nhau để dẫn đến những sáng kiến. Đừng giấu đi sự tuyệt vời của bạn bằng một câu trả lời đơn giản "cũng được".

Tài liệu tham khảo