Chia ly có thể nói là một trong những điều tồi tệ nhất bạn cần đối mặt trong cuộc sống, với cảm giác bạn phải tự mình nhặt nhạnh từng mảnh vỡ cuộc đời và luôn tự hỏi rằng liệu mình có vượt qua được cơn đau, nỗi thất vọng, và trái tim tan vỡ này hay không.
Điều này thật khó khăn bởi vì bạn đã vô tình lý tưởng hóa anh/cô ấy quá mức
Bạn vừa mất một người có vai trò to lớn trong cuộc đời bạn, và giờ bạn phải đối diện với sự đau khổ ấy để có thể bước tiếp. Vượt qua nỗi đau chia tay chưa bao giờ dễ dàng, và đây là lý do vì sao:
Khi cả hai còn giữ mối quan hệ tốt đẹp, não bộ bạn mất đi khả năng phán xét, hay khả năng nhìn nhận những điểm tiêu cực ở người yêu. Cùng lúc đó, não bạn cũng giúp tạo nên và củng cố mối liên kết bạn với người ấy. Bạn gặp khó khăn khi muốn quên đi người yêu cũ, là do não bạn đã vô thức lý tưởng hóa hình ảnh người ấy trong bạn[1].
Dopamine, Oxytocin, Testosterone là những hợp chất hóa học hình thành trong não bạn trong thời gian đầu tình yêu đến với bạn. Chúng tạo ra cảm giác bay bổng, mong muốn được âu yếm, nhịp tim tăng nhanh, và sự phấn khởi đi kèm với mối quan hệ mới. Có thể gọi đây là một hình thức nghiện. Vậy chuyện gì xảy ra khi bạn chia tay? Khu vực dưới của bộ não bạn sẽ được kích hoạt, tương tự với trường hợp những người mắc chứng nghiện thuốc. Bạn sẽ phải trải qua "quá trình cai nghiện" người yêu cũ.
Chia ly thường xảy ra đột ngột, bạn không có cơ hội để sẵn sàng đón nhận, và chính những việc chưa được giải quyết khiến chuyện quên đi người cũ càng khó khăn hơn. Bạn cứ nghĩ về họ bởi vì bạn bị bỏ lại với sự trống rỗng cần được lấp đầy, một lỗ hổng cần được che phủ lại [2]. Bạn không thể bỏ qua được cảm giác rằng vẫn còn điều gì đó bạn chưa hiểu ra về mối quan hệ đã không còn tốt đẹp.
Những hành động vô thức rất khó để kiểm soát, nhưng như vậy không có nghĩa là ta nên để yên như vậy
Bây giờ thì bạn tin rằng việc bạn vẫn nghĩ hoài đến người cũ là bình thường. Bạn chỉ đang trải qua giai đoạn đau buồn thôi, phải không? Não bạn đã lừa bạn, khiến bạn nhớ tới họ? Vậy, tất cả những rắc rối này hẳn là bình thường, đúng không?
Đại loại là đúng vậy. Nhưng dù sao bạn vẫn cần phải quên đi người cũ, để bạn có thể bước tiếp. Ở ngoài kia có một ai đó dành cho bạn, và bạn chắc chắn là không muốn việc vấn vương người cũ ảnh hưởng đến mối quan hệ mới của mình trong tuong lai.
Thay vì chờ thời gian chữa lành, hãy nắm lấy quyền kiểm soát cảm xúc trong bạn
Đầu tiên hết, hãy để bản thân mình đón nhận cảm giác đau đớn. Bạn cần chấp nhận và trân trọng cảm xúc của chính mình.
Tự hỏi bản thân xem làm thế nào để không lặp lại sai lầm
Vượt qua thời gian hậu chia tay cũng giống như phục hồi sau chấn thương thể chất. Để có thể chữa trị, bạn cần phải tìm hiểu nguyên do gốc rễ. Tại sao? Nếu bạn biết điều đó, bạn có thể ngăn không cho vấn đề ấy xảy ra lần nữa [3]. Bạn có thể nắm lấy cơ hội để có được mối quan hệ trọn vẹn hơn sau này.
Học cách tự đứng một mình dần dần, nhưng hãy ở bên người thân khi mới chia tay người yêu cũ
Điều tốt nhất để làm bây giờ là ở bên bạn bè và gia đình, những người mà bạn yêu quý. Nhờ vậy não bạn sẽ tiết ra nhiều opioids hơn - các loại hoóc môn giúp bạn cảm thấy ổn hơn. Đừng nên cố tạo khoảng cách với mọi người vào lúc này.
Giữa người yêu cũ tránh xa khỏi tầm mắt của bạn
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc quên đi người cũ, thì bạn vẫn đang trải qua một trong những giai đoạn đau khổ hậu chia tay. Giai đoạn thường gặp nhất là chối bỏ, bạn nghĩ rằng mọi chuyện chưa thực sự qua đi, hoặc từ chối tin vào sự thật ấy. Khi bạn có những cảm giác này hay thấy cô đơn, bạn có xu hướng cầm điện thoại lên rồi gọi cho người cũ. Như vậy bạn sẽ không bao giờ quên được họ. Hãy tự giúp chính mình bằng cách xóa liên lạc của người cũ khỏi điện thoại cũng như mạng xã hội.
Cố gắng giữ cho mình bận rộn
Để giải phóng cơn giận, nỗi thất vọng trong lòng, bạn phải học cách chuyển hướng niềm hi vọng của bạn[4] - đây cũng là giai đoạn cuối trong quá trình đau khổ hậu chia tay. Khi còn bên nhau, bạn và người ấy đem mọi hi vọng hướng tới tương lai có nhau. Bây giờ, bạn phải tìm lại khát vọng ấy nhưng đổi hướng chúng. Hãy giữ cho bản thân bận rộn bằng nhiều cách khác nhau. Có lẽ bạn luôn có một sở thích nào đó bạn bỏ quên khi hai người còn hẹn hò, hoặc một điều gì đó bạn đã luôn muốn thử thực hiện. Đây là lúc để bắt đầu đấy. Sự bận rộn khiến đầu óc bạn trượt xa khỏi quá khứ và định hướng lại suy nghĩ của bạn đến với hiện tại và tương lai.
Bước tiếp sau khi kết thúc một mối quan hệ là không dễ dàng. Nhưng bạn cần kiên nhẫn với chính mình, vì nỗi đau sẽ không kéo dài mãi mãi. Bạn sẽ tự vượt qua, và hiểu hơn về chính mình trong quá trình ấy.
Tài liệu tham khảo
[1] | ^ | Trang HuffingtonPost: Nền tảng khoa học đằng sau sự tổn thương cảm xúc và cách để chữa lành |
[2] | ^ | Trang RelationshipRealities: Sức khống chế của những cảm xúc, vấn đề chưa đựợc giải quyết |
[3] | ^ | Trang Greatist: Lời khuyên dành cho quá trình đối mặt với tổn thương |
[4] | ^ | Trang PsychologyToday: 7 giai đoạn đau khổ hậu chia tay |