2 tháng trước
8 Từ Khiến Cho Lời Nói Có Vẻ Không Đáng Tin Nhưng Bạn Lại Ít Để Ý Đến
348

3823
Lượt xem
119
Lượt chia sẻ
11
Lượt bình luận

Việc giao tiếp đang ngày càng trở nên bớt trịnh trọng hơn. Mười năm trước chúng ta sẽ chẳng bao giờ cảm thấy thoải mái khi chèn thêm một biểu tượng mặt cười vào bức thư điện tử gửi cho sếp mình cả, nhưng giờ đây điều đó dường như đã bớt vẻ kém chuyên nghiệp đi rồi.

Trong khi việc nói và viết thường phải tuân theo những quy tắc khác nhau, chúng ta vẫn có xu hướng dùng nhiều từ có tác dụng lấp đầy chỗ trống khi nói so với khi gõ một bài đăng trên mạng xã hội hoặc một tin nhắn ngắn gọn gửi đến đồng nghiệp. Khi nói, chúng ta thường tự cho phép mình dùng nhiều từ lấp đầy hơn; tôi sẽ không bao giờ quên cái lần mà một giáo sư của tôi ở trường đại học đã yêu cầu chúng tôi đếm số lần mà mình nói từ "như là" trong một ngày. Có lẽ tôi đã để ý đếm quá kỹ, nhưng con số đó là cực lớn.

Dù thoạt nhìn thì điều này trông có vẻ nhỏ nhặt vặt vãnh, nhưng số lần mà chúng ta sử dụng những từ lấp đầy như "ừm" hay "như là" trong một cuộc nói chuyện có thể khiến chúng ta có vẻ không đáng tin, bất kể ta có học thức cao hay có thể trông cậy được đến đâu chăng nữa.

Sự lựa chọn từ ngữ sẽ phản ánh tính cách của bạn

Không ngạc nhiên khi cách lựa chọn từ ngữ cũng như những cách diễn đạt sẽ nói lên rất nhiều về tính cách của một con người, nhưng ngay cả mức độ thường xuyên sử dụng các từ hoặc các loại từ nào đó cũng có thể cho thấy rất nhiều điều về một con người.

Nhà tâm lý học James W. Pennebaker thuộc Đại học Texas ở Austin là một trong số nhiều chuyên gia quả quyết rằng cách mà một người diễn đạt những suy nghĩ của mình sẽ tiết lộ tính cách của họ. Mỗi khi nói là chúng ta lại đưa ra những sự lựa chọn - những sự lựa chọn về các danh từ và động từ phù hợp. Những khía cạnh nhỏ nhặt đó là một phần của phạm trù rộng hơn có thể cung cấp các gợi ý về những hành vi ở quy mô lớn của mỗi người[1]. Một số nhà nghiên cứu hứng thú với điều này đến mức họ đã tạo ra phần mềm để theo dõi cách lựa chọn từ ngữ của một người nhằm dự đoán cách người đó hành xử trong tương lai.

8 từ nguy hại bạn nên tránh

Dưới đây là danh sách các từ nên hạn chế trong việc trò chuyện hằng ngày. Tôi đảm bảo với bạn, chỉ cần để ý một chút thôi là bạn sẽ đột nhiên nhận ra mình đang nói tất cả những từ này thường xuyên đến mức nào!

Tất cả các động từ như: "có thể - might", "nên - should", "có lẽ - maybe" và "sẽ - would"

Mặc dù đây là một vài trong số những động từ thông dụng nhất trong ngôn ngữ tiếng Anh, nhưng chúng chỉ có mỗi một tác dụng duy nhất là khiến cho người nói có vẻ không chắc chắn về chính bản thân họ mà thôi. Những động từ khuyết thiếu (modal verb) bao gồm "có thể", "nên", "có lẽ" và "sẽ". Mặc dù những động từ này dễ được đưa vào cuộc trò chuyện thân mật thông thường, nhưng hãy nghĩ xem một người bạn của bạn sẽ có vẻ không thật lòng đến mức nào nếu bạn mời họ ở lại chơi và họ đáp lại bằng những câu kiểu như "Ừ, chắc thế. Có lẽ là mình đang có việc gì đó, nhưng mình sẽ cho cậu biết..." Lần tới khi bạn tự thấy mình muốn sử dụng loại động từ này thì hãy tự bắt mình dừng lại một chút và xóa hết những từ đó khỏi tâm trí khi nói ra câu gì. Ban đầu điều đó sẽ tạo cảm giác không tự nhiên, nhưng chẳng mấy chốc bạn sẽ thuần thục thôi.

Ok - Được

Tôi nghĩ là tất cả chúng ta đều đồng ý rằng đây là một trong những câu trả lời gây khó chịu nhất mà ta nhận được khi nhắn tin với ai đó. Chỉ đứng sau mỗi từ "k", "Ok" là một câu trả lời rất chán. Nó khiến bạn có vẻ hờ hững và không chắc chắn. Thêm vào đó, nó thậm chí chẳng phải là một khái niệm dùng để mô tả! Về cơ bản nó có nghĩa là "hài lòng". Ai muốn điều đó cơ chứ? Ở dạng văn viết nó có thể tạo cảm giác như kết thúc cuộc trò chuyện hoặc thậm chí là một cách giận dữ thụ động để cố tỏ ra đồng ý. Hai chữ cái này có tác dụng như một cơ chế tự vệ nhằm tránh đưa ra những lời phát biểu rõ ràng có thể gây tổn thương cho người khác. Nếu có ai đó hỏi xin ý kiến của bạn và bạn thường xuyên đáp lại "Vâng, thế cũng được" để tránh làm họ bị tổn thương, thì bạn cần phải hiểu tại sao việc nói từ "được" sẽ không "được" chút nào !

Tuyệt - Awesome

Từ này thật khó dùng. Nếu ai đó kể với bạn về một chuyến đi chơi không tưởng mà họ vừa mới trải qua, và bạn đáp lại rằng "Chà! Nghe tuyệt quá!" thì có lẽ là bạn đang nói thật lòng. Nhưng nếu bạn có xu hướng nói từ đó thường xuyên thì bạn có thể sẽ có vẻ hơi ngốc nghếch đấy. Xin lỗi nhé! Việc nói từ "tuyệt" luôn miệng sẽ khiến mọi người cảm giác như bạn chẳng có chút quan điểm cá nhân nào. Tôi biết, tôi biết, đó chỉ là một từ thôi. Nhưng hãy nghĩ về nó một chút mà xem: Lần gần đây nhất bạn nói chuyện với bạn bè của mình và người đó dường như luôn nói "tuyệt", "ôi chà. Tuyệt thật," và "hay đấy" sau mỗi câu nói là khi nào? Trước đây tôi đã gặp hoàn cảnh như vậy, và điều đó thực sự làm tôi thất vọng! Tôi không nghi ngờ việc người bạn của mình thực sự cảm thấy mọi điều tôi nói đều là "tuyệt", nhưng việc lạm dụng từ đó sẽ nhanh chóng trở nên không thật lòng và làm cho tôi muốn dừng việc chia sẻ câu chuyện của mình lại. Đó là một từ mơ hồ và thường bị phóng đại quá mức. Tôi thích có ai đó dùng nhiều từ để thể hiện sự nhiệt tình hoặc tặng cho tôi một lời khen hơn là chỉ dùng đi dùng lại một từ hết lần này đến lần khác.

Ừm

Có lẽ là từ lấp đầy thường gặp nhất, từ "ừm", ừm, cực kỳ, ừm, gây khó chịu! Tôi ghét phải nói ra điều này, nhưng chắc là bạn dùng nó thường xuyên hơn rất nhiều so với mức độ mà bạn tự nhận thấy đấy. Trong trọn một ngày, hãy cố gắng đếm nhẩm tổng số lần mà bạn nói, ừm, từ "ừm", ừm, thường xuyên đến mức nào. Bạn sẽ bị sốc đấy. Kể cả khi bạn là một người thông minh thì việc lạm dụng từ này cũng khiến bạn dường nhi bị khựng lại một chút trong việc xử lý các suy nghĩ của mình. Rất dễ để thay thế nó. Thay vì nói "ừm", hãy thử nói: "Để tôi nghĩ chút đã." Bạn sẽ đạt được cùng một mục tiêu, nhưng câu nói dài hơn đó sẽ tạo cho bạn vẻ chủ động và chứng tỏ rằng bạn muốn giành quyền kiểm soát tình hình.

Như là - like

Đừng. Dùng. Từ. Lấp đầy. Này. Nữa... Nếu bạn đã từng thử ngồi xem hết một tiếng đồng hồ của chương trình truyền hình thực tế thì bạn sẽ biết rằng từ "như là" là từ phổ biến nhất từ trước đến nay. Nếu bạn thờ ơ đến mức chưa từng để ý đến nó, thì bạn may mắn đấy. Một khi đã bắt đầu để ý thì bạn không thể dừng lại được đâu. Từ lấp đầy này khiến bạn có vẻ trẻ con và nó thường không phải là từ cần thiết phải sử dụng. Mặc dù bạn có thể thay thế nó bằng từ "chẳng hạn như" hoặc từ gì đó tương tự, nhưng nếu bạn thực sự suy tính kỹ một câu trước khi nói ra thì bạn sẽ thấy rằng mình chẳng cần dùng nó chút nào đâu.

Thực ra - Actually

Từ này thực ra là không cần thiết trong phần lớn các tình huống. Bản thân nó có xu hướng tạo cho người nghe có ấn tượng rằng mọi điều được nói ra trước đó đều là không đúng. Nếu dành thời gian để nhìn lại những câu có từ này thì bạn sẽ thấy rằng gần như tất cả chúng có thể bị lược bỏ đi mà không thay đổi ý nghĩa hay thông điệp cần truyền tải, trong khi lại giúp cho giọng điệu trở nên mạnh mẽ hơn và thẳng thắn hơn. Ví dụ: Những sự lựa chọn từ ngữ mà bạn thực hiện có thể nói lên rất nhiều điều về kiểu người của bạn. Thực ra cách lựa chọn từ ngữ có thể dự đoán bạn thuộc kiểu người nào trong một cuộc nói chuyện. Câu phát biểu này thật rườm rà.

Xin lỗi - Sorry

Câu xin lỗi này có thể khiến bạn có vẻ yếu đuối và bất an nếu được sử dụng sai ngữ cảnh. Mặc dù bạn luôn luôn nên xin lỗi nếu tình huống đó cần phải làm vậy, nhưng việc sử dụng từ "xin lỗi" quá thường xuyên hoặc thậm chí là thành thói quen có thể dẫn đến việc bạn trông có vẻ bối rối và e sợ. Nếu bạn thực sự muốn xin lỗi về chuyện gì đó thì hãy thoải mái dùng từ này. Nhưng nếu bạn bối rối hoặc lo sợ thì hãy nói rõ những cảm xúc đó bằng những từ khác.

Hy vọng là - Hopefully

Mặc dù bản thân từ này nghe có vẻ mang tính lạc quan, nhưng thực tế nó lại phản tác dụng: việc sử dụng từ này ngụ ý rằng bạn không đủ quyết đoán hoặc không đủ tự tin! Ví dụ, nếu bạn là sếp của tôi và yêu cầu tôi phải hoàn thành một việc gì đó rồi để lên bàn của bạn trong vòng hai giờ tới, thì bạn sẽ có thể nhận được câu trả lời nào từ tôi:

Không thành vấn đề. Tôi sẽ lo làm ngay bây giờ và sớm nộp lại cho anh thôi.

Được, hẳn rồi. Hy vọng là việc này sẽ mất ít hơn hai giờ một chút. Khi nào làm xong tôi sẽ mang nó đến.

Câu trả lời thứ hai không nói dứt khoát rằng tôi sẽ không hoàn thành công việc đó, nhưng chắc chắn là nó không có vẻ tự tin. Hy vọng là cũng đồng nghĩa rằng bạn không cảm thấy mình có thể kiểm soát được một việc gì đó, hoặc không đủ tự tin để tạo ra một sự thay đổi. Trong cuộc sống, đôi lúc ta sẽ cần phải có hy vọng thay vì tự tin quá mức, nhưng trong bối cảnh công việc thì hãy cố gắng tránh dùng từ này đến mức tối đa.

Điều tuyệt vời về danh sách trên đây là bạn không cần nỗ lực quá nhiều để thực hiện được. Trên thực tế, điều duy nhất cần có để ngừng sử dụng những từ nghe có vẻ không đáng tin cậy này là sự tự ý thức về bản thân. Hôm nay là một ngày mới. Hãy để tâm vào mọi cuộc nói chuyện, và hãy ý thức về việc mình đang sử dụng những từ trên đây thường xuyên đến mức nào. Sau đó hãy thực hiện những bước để thay thế chúng, và cuối cùng hãy xóa bỏ chúng khỏi những cuộc tán gẫu và những tin nhắn thân mật thường ngày đi. Bạn sẽ kinh ngạc vì sự khác biệt mà việc đó mang lại đấy.

Tài liệu tham khảo