5 tháng trước
Các Dấu Hiệu Của Chứng Rối Loạn Nhân Cách Tránh Né Và Cách Xử Lý
377

4235
Lượt xem
91
Lượt chia sẻ
6
Lượt bình luận

Phần lớn chúng ta đều hiểu cảm giác muốn né tránh những điều làm ta không thoải mái – những tình huống, con người và cả công việc. Đôi khi, ta cố tình tìm cách tránh đối mặt với bất cứ thứ gì khiến ta thấy khó chịu. Nhưng Rối loạn Nhân cách Tránh né thì nghiêm trọng hơn thế.

Không như những rối loạn nhân cách Nhóm C khác quen thuộc hơn, Rối loạn Nhân cách Tránh né không được biết đến nhiều. Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia [1] ước tính khoảng 5% người lớn ở Mỹ mắc chứng này. Nó được đặc trưng bởi các dạng ức chế xã hội, cảm giác thấp kém hoặc không đủ khả năng, và sự nhạy cảm với những phản hồi tiêu cực. Như cái tên của nó chỉ rõ, người mắc chứng này thường có xu hướng né tránh những tình huống kích thích những cảm xúc trên.

Các dấu hiệu của Rối loạn Nhân cách Tránh né[2] 

  • E ngại thiết lập mối quan hệ với người khác trừ khi chắc chắn mình sẽ được yêu thích.
  • Né tránh một số hoạt động (cả trong công việc lẫn đời tư) đòi hỏi tiếp xúc nhiều với người khác, do sợ bị từ chối hoặc phê bình.
  • Không muốn thử những điều mới do rụt rè hoặc cảm thấy kém cỏi, đặc biệt là trong những tình huống xã hội.
  • Nhạy cảm với sự phê bình, sự bác bỏ hoặc sự phản đối.
  • Gặp khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ thân mật do sợ hãi và bất an.
  • Cảm thấy kém cỏi về mặt xã hội, thấp kém, hoặc không lôi cuốn người khác. Kết quả là xu hướng có lòng tự ti.

Nguyên nhân là gì?

Nguyên nhân của Rối loạn Nhân cách Tránh né vẫn chưa được phát hiện, nhưng các nhà khoa học tin rằng nó có thể xuất phát từ yếu tố di truyền hoặc là kết quả của môi trường sống thời thơ ấu, như là phải chịu đựng sự lãnh đạm về tình cảm từ cha mẹ.

Tuy nhiên, ta biết rằng các triệu chứng bắt đầu xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ. Trẻ có biểu hiệu nhút nhát, tự cô lập, hoặc cảm thấy không thoải mái ở những địa điểm mới hoặc với người lạ. Thông thường, những trẻ thể hiện những xu hướng trên, khi lớn lên sẽ hết, nhưng những trẻ mắc rối loạn sẽ càng trở nên nhút nhát và cô lập hơn theo thời gian.

Người mắc chứng Rối loạn Nhân cách Tránh né có một cuộc sống khá hạn chế. Chứng này gây ra những hạn chế về thể chất, cảm xúc, tâm lý và xã hội, chúng tác động lên sinh hoạt hằng ngày. Rối loạn Nhân cách Tránh né là một thách thức cho cả người mắc rối loạn và những người xung quanh họ. Biết thêm về chứng này sẽ cho phép bạn giúp đỡ ai đó có thể đang chịu ảnh hưởng của nó. Tin tốt là có một số điều ta có thể làm để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Có cách chữa Rối loạn Nhân cách Tránh né không?

Không thực sự có “thuốc chữa”, tuy nghiên, một sự điều trị đúng đắn [3] chắc chắn sẽ cải thiện cuộc sống cho người bị rối loạn và người thân của họ.

Trị liệ​​​​​​​u

Gặp một nhà tâm lý trị liệu chuyên về lĩnh vực này được cho là khá có ích. Việc này sẽ giúp giải quyết các nguyên nhân sâu xa và cải thiện tâm lý trong nghề nghiệp cũng như trong đời sống cá nhân.   

Xây dựng mối quan hệ có thể khó khăn với cá nhân này lúc đầu, nên cũng không có gì lạ khi người bị rối loạn cảm thấy muốn dừng việc điều trị lại trong thời kỳ đầu. Nhưng một khi niềm tin đã được hình thành, mối quan hệ sẽ giúp tạo ra một môi trường ổn định nơi vấn đề có thể được đối mặt.

Liệu pháp Nhận thức Hành vi

Liệu pháp nhận thức hành vi là một dạng liệu pháp trong đó chuyên gia tập trung rất nhiều vào quá trình suy nghĩ, đặc biệt là vào những niềm tin lệch lạc nuôi dưỡng những cảm xúc tiêu cực hay không lành mạnh. Mục tiêu là thử những ý tưởng này theo một cách lý trí hơn và xem xét có cách nào xác thực chúng không. Thân chủ có thể được yêu cầu viết ra các ý nghĩ của họ và nghĩ về cách họ có thể áp dụng những quan điểm này vào điều gì đó tích cực hơn. 

Thuốc

Hiện tại không có thuốc chuyên điều trị Rối loạn Nhân cách Tránh né, nhưng các bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm để làm giảm trầm cảm và lo âu, vốn phổ biến nơi những người mắc chứng này.

Nguồn ảnh bìa: Pixabay từ pixabay.com

Tài liệu tham khảo

[1]^Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia: Rối loạn Nhân cách Tránh né
[2]^Psych Central: Triệu chứng Rối loạn Nhân cách Tránh né
[3]^Healthline: Rối loạn Nhân Cách Tránh né

Không tìm thấy nội dung