Chấn thương. Đối với một số người, từ này gợi lên hình ảnh của phòng cấp cứu và các bác sĩ. Đối với những người khác, họ nhớ lại thời gian mà cha mẹ họ lần đầu tiên la mắng họ. Và đối với những người khác, nó được cho là người chồng/vợ của họ muốn ly dị. Tổn thương là một trải nghiệm bởi mọi người, theo nhiều cách khác nhau. Tôi đã từng nghe không có công cụ đo lường nào để so sánh tổn thương; đó không phải là một cuộc thi và bạn không phải so sánh sự tổn thương của mình với của người khác. Lời khuyên đó luôn luôn gắn liền với trái tim tôi bởi vì sự thật của nó.
Tổn thương là một phần của cuộc sống. Và sự phục hồi cũng như vậy
Tổn thương, là một thuật ngữ chung, rất khó nắm bắt, và 70% người trưởng thành ở Mỹ đã trải qua một số loại tổn thương. Trong số những người đó, 20% bị rối loại căng thẳng sau tổn thương (PTSD) [1].
Mặc dù có sự nhất quán trong cuộc sống của tất cả chúng ta, nhưng tổn thương không giống nhau đối với mọi người. Gần đây tôi đã thay đổi công việc, và nó rất căng thẳng, khó khăn và vô cùng đáng sợ. Tôi phải thay đổi bởi vì hôn phu của tôi và tôi đã chuyển sang một bang khác. Điều này có nghĩa là cả hai chúng tôi phải thay đổi nghề nghiệp, tuy nhiên tôi là người duy nhất thực sự sợ hãi về nó. Tại sao? Bởi vì đối với tôi đó là tổn thương. Đối với hôn phu của tôi, đó lại là một cuộc phiêu lưu.
Lấy ví dụ về việc ly hôn. Tôi biết nhiều người đã cưới một người mà họ không chắc sẽ là người phù hợp với mình, chỉ để nộp đơn ly hôn ngay sau đó. Đối với một số ít bạn bè của tôi, đây không phải là vấn đề lớn. Tôi đã từng nghe rất nhiều về, "Chúng tôi đáng lý chỉ nên là những người bạn. Nhưng tất cả đều ổn; không có gì quá khó khăn". Đây là một kết quả tuyệt vời và tất nhiên cũng là một kết quả lý tưởng. Nhưng đối với những người bạn khác của tôi. Việc ly hôn của họ đã thay đổi cuộc sống của họ. Thậm chí là cuộc sống tan vỡ. Đối với họ, điều này có nghĩa là một sự thất bại lớn và nó đến cùng là nỗi sợ hãi. Sợ phải hẹn họ lại, sợ phải từ chối và sợ phải tin tưởng chính anh ta hay cô ta để lựa chọn người bạn đời phù hợp cho lần tới.
Điều quan trọng cần lưu ý là những lĩnh vực mà chúng ta kém kiên cường thì không làm cho chúng ta trở thành những người yếu đuối. Nó làm cho chúng ta trở thành con người. Có thể bạn sẽ biến thành một đứa bé khi bạn bị cảm, nhưng khi bạn bị gãy mắt cá chân, thì không gì có thể khiến bạn gục ngã. Điều này không có nghĩa là việc gãy mắt cá chân không phải là vấn đề lớn, mà là bạn kiên cường hơn khi đối mặt với tổn thương hơn là bệnh tật.
Bạn không phải mạnh mẽ bởi vì bạn bị cảm nhưng trừ khi dì của bạn bị bệnh nan y
Bất kể những gì bạn tìm thấy là tổn thương, thì điều quan trọng là bạn phải biết rõ bản thân bạn. Hãy nhớ rằng đó không phải là một cuộc cạnh tranh; bạn không cần so sánh việc gãy mắt cá chân với việc ly hôn của bạn mình. Bạn không phải mạnh mẽ khi bạn bị cảm nhưng trừ khi dì bạn bị bệnh nan y. Nếu đó là tổn thương đối với bạn, thì điều đó vẫn đáng lưu tâm. Hãy nắm lấy điều đó. Bên cạnh đó, nếu bạn biết bạn có thời gian khó khăn trong việc đối phó với việc gì, thì bạn hãy chuẩn bị để đối mặt với nó sớm thôi.
Nếu bạn coi mọi việc xảy ra trong cuộc sống của bạn là một tình huống tồi tệ, đau thương, thì điều này sẽ trở nên khó khăn cho bạn. Hãy nhớ rằng việc nắm lấy và xác nhận cảm xúc của bạn không giống như mỗi sự kiện quá kịch tính. Thay vào đó, hãy tìm sự nhận thức và nhận ra rằng bất kể bạn đang trải qua điều gì và nó có vẻ khủng khiếp như thế nào, cuối cùng nó sẽ là một ký ức và bạn sẽ mạnh mẽ hơn vì nó.
Làm thế nào để đối phó với tổn thương và trở nên mạnh mẽ hơn để đối mặt với nó
Tất cả chúng ta đã nghe thấy những lời sáo rỗng, "Điều mà không thể giết chết bạn thì sẽ làm cho bạn mạnh mẽ hơn", nhưng lời sáo rỗng này không đề cập tới việc phải làm như thế nào. Hay thậm chí là khi nào. Tôi không biết về bạn, nhưng điều cuối cùng trong tâm trí tôi khi tôi trải qua điều gì đó đau thương là tôi cảm thấy phấn khích như thế nào để trở nên mạnh mẽ hơn khi vượt qua nó.
Vì vậy bên dưới là danh sách những việc cần làm để có thêm sự kiên cường bên trong bản thân và tăng tốc quá trình củng cố bản thân.
- Linh hoạt. Bạn càng sớm nhận ra cuộc sống không luôn diễn ra theo kế hoạch, bạn sẽ càng kiên cường hơn [2].
- Căng thẳng ít hơn. Những người kiên cường biết làm thế nào để đối phó với cảm xúc của họ 24/7, không chỉ là khi tổn thương xảy ra. Hãy tìm ra phương pháp nào hiệu quả nhất đối với bạn (viết nhật ký, trị liệu, hòa giải) và thực hành nó thường xuyên. Việc biết cách làm thế nào để giảm sức ép sẽ giúp bạn giải quyết tổn thương như thể đó là bản chất thứ hai.
- Đừng từ chối sự giúp đỡ. Khi có sự cố xảy ra, rất có thể điện thoại của bạn sẽ nổ tung với những tin nhắn, cuộc gọi và email. Mặc dù có thể cảm thấy quá sức vào lúc này, điều cuối cùng bạn nên làm là lờ đi hệ thống hỗ trợ mà bạn có. Bạn không phải giả mạo hạnh phúc cho những người này hay thậm chí không biết phải nói gì. Chỉ cần nhớ rằng họ đang ở đó và thực chất họ có sự quan tâm tốt nhất của bạn. Đừng đẩy họ ra xa [3].
- Thực hành sự chấp nhận. Sự từ chối không bao giờ giúp đỡ bất kỳ ai, ít nhất không phải trong thời gian dài. Mặc dù việc giả vờ chấn thương không xảy ra hay nếu bạn bỏ qua nó đủ lâu thì nó sẽ biến mất, bạn chỉ tự làm mình tổn thương bằng cách thực hành này. Hãy chấp nhận đau buồn và cho phép bản thân chữa lành [4].
- Biết ơn và tập thiền. Tôi biết đối với một số bạn, món granola giòn này, thứ thiền nghe có vẻ như không có thật, nhưng đừng nên vội vàng phê phán trước khi mình chưa trải nghiệm. Tôi có một ghi chép sổ tay, và một trang được có tựa đề là "Thực hành lòng biết ơn". Tôi cố gắng viết ra tất cả những điều mà tôi biết ơn về vào bất kỳ ngày nào. Nó không phải lúc nào cũng dễ dàng để đưa ra một điều, chưa kể đến là một vài điều, nhưng tôi luôn cảm thấy tích cực hơn một khi tôi thực hiện nó. Thiền cũng là một cách tuyệt vời để trở nên kiên cường hơn. Có rất nhiều ứng dụng và video Youtube trên mạng giúp bạn bắt đầu thực hành dễ dàng hơn bao giờ hết. Những nghiên cứu chứng minh rằng thiền giúp chúng ta hiện diện và mạnh mẽ khi đối mặt với sự thật [5].
Nhớ rằng: Tổn thương và đau đớn không phải là một cuộc cạnh tranh
Nếu nó tổn thương đối với bạn, thì nó là tổn thương. Không ai khác phải xác nhận điều đó và nói với bạn trên thực tế bạn đang trải qua tổn thương. Tổn thương và đau đớn không phải là một cuộc cạnh tranh với những người trong cuộc sống của bạn, vì vậy đừng tìm kiếm những tranh cãi dựa trên sự hiểu lầm này.
Đừng bị xúc phạm nếu một số người không hiểu nỗi đau của bạn. Mọi người xử lý mọi việc một cách khác nhau, vì vậy tổn thương mà bạn cảm thấy trong một cuộc chia tay có thể không là vấn đề lớn đối với bạn thân của bạn. Họ vẫn là hệ thống hỗ trợ của bạn, vì vậy đừng lo lắng về việc thuyết phục anh ấy/cô ấy rằng bạn thực sự rất đau lòng; họ biết rồi.
Hãy tự nhận thức và biết đối phó với tổn thương như thế nào, cũng như những điều ngăn cản bạn đối phó. Bạn chỉ có thể kiên trì một khi bạn bắt đầu thực hành những việc mà giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn.
Và cuối cùng, hãy nhớ rằng đây sẽ là một ký ức. Bạn phải thực hiện một số bài tập foot work (hay còn gọi là bộ pháp), nhưng nó thực sự sẽ trôi qua. Cho dù bây giờ bạn tổn thương nhiều như thế nào, thì nó sẽ trở nên tốt hơn. Và hóa ra câu sáo ngữ lại đúng; điều mà không thể giết chết bạn thì sẽ làm cho bạn mạnh mẽ hơn.
Nguồn ảnh bìa: Allef Vinicius từ stocksnap.io
Tài liệu tham khảo
[1] | ^ | Sidran Institue: Tờ Thông Tin về Rối Loạn Căng Thẳng Sau Tổn Thương |
[2] | ^ | WedMD: Làm thế nào để Vượt Qua Trở Ngại trong Cuộc Sống Của Bạn: Kiên cường |
[3] | ^ | Happily Daily: 6 Cách để Kiên Cường Hơn Trong những Thời Điểm Nhạy Cảm |
[4] | ^ | Time: How to Be Resilient: 8 Bước đến Thành Công Khi Cuộc Sống Trở Nên Khó Khăn |
[5] | ^ | Idealist Careers: Bouncing Forward: Làm Thế Nào để Tập Luyện Cơ Bắp Kiên Cường trong Suốt Những Thử Thách của Cuộc Đời |