5 tháng trước
7 Thói Quen Tư Duy Phản Biện Của Người Thành Công
384

4484
Lượt xem
30
Lượt chia sẻ
4
Lượt bình luận

Bạn đã bao giờ bế tắc với việc cố gắng đưa ra một giải pháp, nhưng không đi tới đâu cả? Nếu bạn gật đầu một cách quả quyết, thì bạn có thể đang thiếu tư duy phản biện. Mặc dù những gì bạn phải nhớ về tư duy phản biện, là việc bạn sẽ không đi từ 0 tới 100 chỉ trong một giây. Có rất nhiều kĩ năng bạn cần phải học và hiểu trước khi bạn có thể sử dụng bộ não của mình theo cách này: bạn tìm hiểu và xem xét tất cả các mặt của một vấn đề, và luôn giữ đánh giá chủ quan của mình ra khỏi vấn đề trước khi thực sự giải quyết nó.

Tại sao tư duy phản biện rất khó để đạt được?

Điều khó nhất về tư duy phản biện là việc bạn cần phải tạm dừng sự xét đoán của mình trong khi đang tìm cách để nhận định sự việc, giữ một thái độ cởi mở về suy nghĩ rằng niềm tin bạn đang có về một điều gì đó, có thể ngay sau đó, được chứng minh là sai hoặc không chính xác. Cũng như vậy, là một người có tư duy phản biện nghĩa là bạn đang đứng trên con đường lệch ra khỏi những tiêu chuẩn thông thường, tất cả những điều người khác tin tưởng và thậm chí muốn bạn tin tưởng, có thể, thực tế là, không đúng. Điều cực kỳ cơ bản của tư duy phản biện là một sự qua lại liên tục giữa việc tạo ra những học thuyết hoặc niềm tin, và cố gắng chấp nhận hoặc loại bỏ những thứ đúng và không đúng.[1]

Bạn có đang trên con đường đúng đắn đi tới tư duy phản biện không?

Mặc cho sự khó khăn của tư duy phản biện, nó đang ngày càng trở thành một công cụ giá trị trong các lĩnh vực chuyên nghiệp – đó có thể là do sự khan hiếm của những người có tư duy phản biện. Do vậy để xem liệu bạn có phải là một nhân vật tài giỏi hay không khi nói về tư duy phản biện, bạn nên thử làm bài kiểm tra The California Critical Thinking Disposition Inventory –  một trắc nghiệm tâm lý được sử dụng để đánh giá tư duy phản biện của một người dựa trên 7 thói quen suy nghĩ hay kĩ năng thiết yếu khác nhau.[2]

  1. Tìm kiếm sự thật: Bạn có phải là một người luôn tìm kiếm sự thật và tin tưởng không điều gì khác ngoài sự thật? Bạn có cố gắng và tìm hiểu một sự việc thực sự đã xảy ra như thế nào thay vì việc tin vào những tin đồn?
  2. Cởi mở: Những thông tin mới đối với bạn là có thể chấp nhận, tốt hay xấu đối với bạn? Bạn có đưa ra và tạo cơ hội cho các ý tưởng mới không, thậm chí nếu chúng "nghe có vẻ" kì lạ hoặc sai lầm? Hay bạn có cảm thấy gần gũi với tư duy hiện đại không?
  3. Phân tích: Bạn có thử tìm kiếm và tìm hiểu lý do đằng sau sự vật, sự việc không? Quyết định của bạn là đưa ra dựa trên cảm tính hay dựa trên những phân tích về ưu điểm hoặc nhược điểm của vấn đề?
  4. Hệ thống: Bạn có kỉ luật trong việc tiếp cận giải quyết vấn đề không? Bạn có chia một vấn đề lớn thành những phần nhỏ hơn và giải quyết chúng lần lượt?
  5. Tự tin trong lập luận: Bạn có thường dựa dẫm vào người khác hay coi trọng niềm tin của bản thân hơn? Bạn có tự tin với sự phán xét của chính mình và nghĩ rằng mình có lý do cho sự tự tin đó? Bạn có thích tự đánh giá tư duy của chính mình không?
  6. Tính tò mò: Bạn có thường đặt ra những câu hỏi? Bạn có luôn tò mò về mọi việc?
  7. Sự chín chắn trong phán xét: Bạn có dành thời gian để đi tới một kết luận hay bạn nhảy cóc tới chúng? Bạn có cố gắng phân tích từ những góc nhìn khác nhau và xem xét kinh nghiệm của người khác để đánh giá, thay vì chỉ tin vào đánh giá của bản thân?

Vậy, những kĩ năng thiết yếu trong tư duy phản biện là phân tích, áp dụng những tiêu chuẩn, phân loại, tìm kiếm thêm thông tin, suy luận logic, việc dự đoán và cuối cùng và quan trọng nhất: “chuyển đổi” những kết luận thành kiến thức.[3]

Các công cụ được sử dụng trong tư duy phản biện

Thực chất, tư duy phản biện về cơ bản là một chuỗi qua lại giữa các học thuyết hoặc niềm tin và sự chối bỏ hay chấp nhận chúng. Từ giai đoạn hình thành nên một niềm tin nào đó cho đến khi niềm tin đó được chấp nhận, có rất nhiều công cụ có thể được sử dụng để khiến một xét đoán trở thành một niềm tin đồng nhất về cả luật pháp, khoa học hay suy luận logic.

  • Lập luận vững chắc: Giống như một danh sách những ưu điểm và nhược điểm, một lập luận là khi chúng ta trình bày một danh sách những lý do để tin hoặc không tin vào điều gì đó, theo đó đạt tới một kết luận chắc chắn: một tuyên bố về một điều nên làm hoặc tin. Tuy nhiên, lập luận cần phải được chứng minh.
  • Suy luận: Suy luận thường đưa ra một tập hợp những kết luận sau một lập luận vững chắc trước đó; sau đó, theo suy nghĩ logic, bạn có thể suy ra những kết luận hoàn thiện nhất. Đôi khi, suy luận không thể chứng minh một sự việc theo logic đơn thuần.
  • Lập luận quy nạp: Do vậy, khi những lý lẽ và suy luận từ chối đưa ra một giải pháp, đây là lúc chúng ta cần sử đụng dến lập luận quy nạp. Bắt đầu bằng việc loại bỏ, và lập luận liệt kê, sau đó chuyển sang các luận cứ: một cố gắng để thể hiện tính đúng đắn của một sự việc dựa trên tập hợp những kết quả xảy ra tình cờ nhưng có thể dẫn đến vấn đề đang cần được giải quyết. Điều này có thể gần giống với cảm tính.

Làm thế nào để sử dụng tư duy phản biện

Những gì đã được đề cập ở trên là niềm tin. Bây giờ để bạn sử dụng tư duy phản biện, bạn cần phải tiếp thu và phân luồng những nguyên lý học thuyết này và áp dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày của bạn. Đừng sợ hãi khi phải đưa ra ý kiến, đặt ra những câu hỏi, nhận sai, tự tin với suy nghĩ rằng mình đúng, sẵn sàng được đặt câu hỏi và cuối cùng: biết rằng hệ tin tưởng của bạn là không thể sai được.

Một khi bạn áp dụng tư duy phản biện, bạn có thể sẽ khám phá ra rằng niềm tin của bạn thực tế là một sự xuyên tạc. Hãy vẫn ngẩng cao đầu. Mục đích cuối cùng của tư duy phản biện không phải là để phá vỡ một điều gì đó mà là để xây dựng nên những thứ tuyệt vời hơn.[4]

Đừng lo lắng rằng bạn sẽ sai. Nếu tất cả những bộ óc vĩ đại nhất đều nghĩ như vậy và từ chối đặt ra những câu hỏi cho học thuyết của chính họ hoặc của cả những người trước họ, có thể thế giới vẫn đang tin rằng trái đất là một mặt phẳng và mặt trời quay xung quanh nó…

Tài liệu tham khảo

[1]^Rensselaer Polytechnic Institute: Tư duy phản biện
[2]^Insight Assessment: CCTDI
[3]^University of Michigan: Các kỹ năng tư duy phản biện
[4]^University of Hong Kong: Việc cải thiện tư duy

Không tìm thấy nội dung