Rối loạn nhân cách là một loại rối loạn tâm lý ảnh hưởng đến cách mà con người quản lý cảm xúc, hành vi và trong các mối quan hệ của họ. Rối loạn nhân cách có thể được chẩn đoán khoảng 40% - 60% qua thời gian, và rối loạn nhân cách được đặc trưng bởi những kiểu mẫu hành vi lâu dài thường liên quan đến cá nhân, xã hội và nghề nghiệp.
Những hành vi này có thể dẫn đến các cách ứng xử tiêu cực và có thể dẫn đến các vấn đề cá nhân như gây ra lo lắng cực độ, đau khổ hoặc trầm cảm.
Bản thân khái niệm về rối loạn nhân cách là một khái niệm mới gần đây và bắt nguồn từ mô tả của bác sĩ tâm thần Philipe Pinel năm 1801 về manie sans délire ("Khùng nhưng không hoang tưởng"), một tình trạng mà ông ấy đặc trưng như việc bùng phát một cơn thịnh nộ và bạo lực (hưng phấn) trong khi không có bất kì triệu chứng nào của bệnh tâm thần như ảo tưởng và ảo giác.
Theo Cẩm Nang Chẩn Đoán Và Thống Kê Rối Loạn Tâm Thần sửa đổi lần thứ 5 (the Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders 5th Revision), có 10 loại rối loạn nhân cách và chúng có thể nhóm lại thành nhóm 3.[1]
Nhóm A (Đơn Độc, Lập Dị, Kỳ Quái)
- Rối loạn nhân cách hoang tưởng (Paranoid PD)
- Rối loạn nhân cách phân liệt (Schizoid PD)
- Rối loạn nhân cách khép kín (Schizotypal PD)
Nhóm B (Kịch Tính, Thất Thường)
- Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline PD).
- Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (Antisocial PD).
- Rối loạn nhân cách kịch tính (Histrionic PD).
- Rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic PD).
Nhóm C (Sợ Hãi, Lo Âu)
- Rối loạn nhân cách tránh né (Avoidant PD).
- Rối loạn nhân cách phụ thuộc (Dependent PD).
- Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (Obsessive compulsive PD)
Và dưới đây là giải thích về 10 loại rối loạn nhân cách và các dấu hiệu.
1. Rối Loạn Nhân Cách Hoang Tưởng
Người bệnh luôn cần phải được bảo vệ và thường xuyên đề phòng với những hành vi đáng ngờ. Cá nhân họ quá nhạy cảm với sự từ chối và dễ dàng cảm thấy thất vọng. Họ có thể cảm thấy xấu hổ và nhục nhã, hoặc thậm chí họ có thể giữ mối hận thù đó. Không hòa nhập với người khác là việc khá phổ biến, và họ rất khó để xây dựng mối quan hệ thân thiết vì họ có thể dễ dàng đổ lỗi cho người khác về các sai lầm mà họ đã làm.
Dấu hiệu:
- Không tin tưởng một ai.
- Nhạy cảm với phản ứng của người khác.
- Có khả năng chịu ác cảm trong thời gian dài.
2. Rối loạn nhân cách phân liệt
Rối loạn nhân cách phân liệt chỉ định một xu hướng tự nhiên là sự chú ý về cuộc sống nội tâm của một người và cách xa với thế giới bên ngoài. Có một lý thuyết đối nghịch với những người bị rối loạn nhân cách phân liệt đó là trên thực tế họ là những người nhạy cảm với đời sống nội tâm sâu sắc: Họ có trải nghiệm sâu sắc về sự thân mật nhưng thấy việc bắt đầu và duy trì các mối quan hệ thân thiết quá khó khăn. Do đó, họ sẽ thu lại và sống trong thế giới nội tâm của họ. Những người rối loạn nhân cách hiếm khi cần bất kỳ sự chăm sóc y tế nào và họ luôn chống lại việc xây dựng các mối quan hệ gần gũi.
Dấu hiệu:
- Tránh xa những người thân quanh họ
- Thiếu phản ứng cảm xúc
- Thiếu khiếu hài hước
3. Rối loạn nhân cách ranh giới
Nó được đặt tên này bởi vì nó được cho là nằm giữa ranh giới của sự lo lắng và rối loạn tâm thần. Sự bất ổn định về cảm xúc, sự giận dữ bùng nổ khi bị chỉ trích, dẫn đến các mối đe dọa như tự tử, các hành vi làm hại bản thân trở nên phổ biến. Họ về cơ bản là thiếu ý thức về bản thân và kết quả là chỉ có cảm giác trống rỗng và nỗi sợ bị bỏ rơi.
Dấu hiệu:
- Không thể đoán trước được các hành vi gây hại cho bản thân.
- Họ đang bị cảm xúc thao túng
- Họ không ổn định
Rối loạn nhân cách khép kín
Những người mắc chứng rối loạn nhân cách khép kín thường được mô tả là kỳ quặc hoặc lập dị. Họ thường có ít, nếu có, những mối quan hệ thân thiết. Những người bị rối loạn nhân cách khép kín có xác suất mắc bệnh tâm thần phân liệt cao hơn mức trung bình và tình trạng được gọi là "tâm thần phân liệt tiềm ẩn".
Dấu hiệu:
- Có những hành động kỳ lạ hoặc bất thường
- Họ không thân thiện
- Thường tránh xa mọi người
5. Rối loạn nhân cách kịch tính
Những người này thường cảm thấy họ hấp dẫn và quyến rũ. Họ liên tục tìm kiếm sự chú ý của người khác và có những phản ứng thái quá. Họ không ý thức được giá trị của bản thân và họ phụ thuộc quá nhiều vào bản thân để có được sự chấp thuận của người khác.
Dấu hiệu:
- Thu hút sự chú ý
- Có xu hướng quyến rũ
- Tìm cách gây ảnh hưởng đến người khác
6. Rối loạn nhân cách ái kỷ
Những người mắc chứng rối loạn này có ý thức về tầm quan trọng của bản thân và đòi hỏi được một số ngưỡng mộ. Họ tin rằng họ vượt trội và do đó không quan tâm đến những cảm xúc của người khác. Họ thiếu sự đồng cảm và khai thác người khác để trở nên thành công. Còn đối với mọi người, mọi người nghĩ những người này có vẻ tự thu mình, kiểm soát bản thân, không khoan dung, ích kỷ hoặc vô cảm. Họ có thể sử dụng những hành vi bạo lực khi bị chế giễu hoặc chỉ trích.
Dấu hiệu:
- Cảm thấy mình vượt trội
- Họ kiêu ngạo
7. Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế
Một người mắc chứng rối loạn nhân cách cưỡng chế thường nghi ngờ và rất thận trọng, rất cứng nhắc, kiểm soát bản thân, và không hài hước. Họ lo lắng khi phải trải qua sự thiếu kiểm soát đối với các tình huống vượt quá sự hiểu biết của chính mình.
Dấu hiệu:
- Tin rằng họ là một con người hoàn hảo
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
8. Rối loạn nhân cách tránh né
Cá nhân này có lòng tự trọng thấp và liên tục có nỗi sợ là xấu hổ, bị chỉ trích hoặc bị từ chối. Họ lúng túng và tránh gặp gỡ mọi người vì sợ mọi người không thích mình. Nghiên cứu cho thấy rằng những người bị rối loạn nhân cách tránh né kiểm soát quá mức các cảm xúc, phản ứng tự nhiên của chính họ và của người khác. Điều này làm họ mất tự nhiên hoặc không có được sự trò chuyện rành mạch trong các tình huống xã hội.
Dấu hiệu:
- Lòng tự trọng thấp
- Nỗi sợ thất bại
9. Rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Những người mắc chứng rối loạn này luôn hành động mà không quan tâm đến việc người khác nghĩ gì. Rối loạn nhân cách chống đối xã hội phổ biến ở nam giới hơn là phụ nữ và nó được đặc trưng bởi sự thiếu quan tâm đến người khác về cảm xúc. Người này coi thường các quy tắc và nghĩa vụ xã hội, cáu kỉnh và hung hăng, hành động bốc đồng và không bao giờ cảm thấy hối hận hay tội lỗi.
Dấu hiệu:
- Thiếu tôn trọng người khác
- Tin rằng họ là những người duy nhất đúng
- Họ không nhận thức được các chuẩn mực xã hội
10. Rối loạn nhân cách phụ thuộc
Điều này được đặc trưng bởi sự thiếu tự tin và nhu cầu cần được chăm sóc quá mức. Người này cần rất nhiều sự giúp đỡ trong việc đưa ra các quyết định hàng ngày và từ bỏ các quyết định quan trọng trong cuộc sống để quan tâm đến người khác. Những người này lo sợ sự cô lập và không bao giờ ở một mình.
Dấu hiệu:
- Luôn bám sát người khác
- Sợ bị cô lập
- Không thể làm bất cứ việc gì một mình
Tài liệu tham khảo
[1] | ^ | Psychology Today: 10 chứng rối loạn nhân cách |
[2] | ^ | Mind: Rối loạn nhân cách |