5 tháng trước
Có Nên Tin Vào Trực Giác Của Mình Khi Ra Quyết Định Không?
397

4569
Lượt xem
313
Lượt chia sẻ
72
Lượt bình luận

Bạn phải thực hiện một lựa chọn khó khăn.

Bạn đang thăng tiến trong công việc hiện tại và đột nhiên, không biết từ đâu, bạn phải đối diện với một cơ hội việc làm rất hấp dẫn khác. Mức lương và phúc lợi của cả công việc hiện tại và cho vị trí mới này đều rất tốt.

Nếu bạn tiếp tục công việc hiện tại, bạn sẽ không phải đối phó với tất cả những khó khăn khi chuyển việc và bạn có thể có được sự thăng tiến mà bạn đã làm việc rất chăm chỉ để đạt được trong suốt năm năm rưỡi qua.

Mặt khác, nếu bạn nhận công việc mới, bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, bạn sẽ có nhiều trách nhiệm hơn, bạn sẽ phải học một hệ thống mới và kết bạn mới.

Bạn nên làm gì? Bạn nên chọn cách an toàn? Hay là nên mạo hiểm? Trực giác nói gì với bạn? Bạn thậm chí có nên lắng nghe cảm giác bên trong của mình không?

Trực giác là gì?

Thường thì khi phải đối mặt với một quyết định khó khăn, bạn chỉ cần biết đâu là lựa chọn đúng đắn. Bạn cảm thấy có câu trả lời từ bên trong bạn. Đó là những gì các chuyên gia gọi là trực giác. Trực giác được định nghĩa là một khả năng hiểu một thứ gì đó theo bản năng, mà không cần lý luận có ý thức. Đó là một quá trình bắt nguồn từ cách bộ não của chúng ta thu thập, lưu trữ, tổng hợp và thu hồi thông tin.

Vấn đề rất nhiều người trong chúng ta gặp phải khi tin vào trực giác của mình là một vấn đề kép. Đầu tiên, quá trình chúng ta trải qua để đến với cảm giác bên trong của chúng ta là một quá trình gần như trọn vẹn, thuộc về tiềm thức. Do đó, bạn không biết bạn đã sử dụng những dữ liệu và quy trình nào để đi đến kết luận của mình. Vấn đề thứ hai là chúng ta thường nhiều lần nhầm lẫn nỗi sợ hãi với trực giác. Chúng ta thực sự cảm thấy sợ hãi trong lòng. Cảm giác này có thể khiến chúng ta tin rằng cái gì đó bên trong đang bảo chúng ta phải tránh nguy hiểm.

Khi nào nên tin vào linh cảm của bạn

Vậy, khi nào bạn nên tin vào trực giác của mình? Và làm thế nào để phân biệt giữa sợ hãi và cảm giác bên trong chính thống? Dưới đây là ba lời khuyên có thể giúp bạn xác định khi nào nên nghe theo linh cảm của mình và khi nào nên có ý kiến ​​khác.

1. Đánh giá suy nghĩ của bạn

Điều này rất quan trọng vì trực giác là một quá trình mang tính tiềm thức cao. Hiểu cách bạn suy nghĩ và xử lý thông tin giúp xây dựng sự tự tin trong quá trình suy luận bên trong của bạn. Bạn liên tục tiêu hóa thông tin và sử dụng lý luận quy nạp và suy diễn. Bí quyết là chuyển quá trình từ hậu cảnh lên tiền cảnh trong ý thức của bạn.

Hãy xem xét một công việc theo thói quen bạn vẫn làm hàng ngày mà không thực sự nghĩ về nó, ví dụ như lái xe hơi. Giống như bạn thực hiện tất cả các hành động cần thiết để vận hành một chiếc xe mà không thực sự nghĩ về nó, nếu được hỏi, bạn có thể đảo ngược quá trình suy nghĩ của mình. Bạn có thể mô tả hoàn cảnh, điều kiện, động lực của những người khác, và hành vi của chính bạn bằng cách sử dụng các giả định và tính toán được thực hiện một cách vô thức. Và mặc dù đây là một quá trình không tự nhiên và hơi khó khăn lúc đầu, nhưng qua thời gian và với sự thực hành, bạn sẽ có thể hiểu cách bạn nghĩ và nhanh chóng theo dõi được quá trình suy nghĩ của bạn. Dưới đây là một vài mẹo để giúp bạn đánh giá suy nghĩ của mình:

  • Quan sát suy nghĩ của chính mình. Đặt câu hỏi như: "Điều gì khiến tôi nghĩ theo cách này? Niềm tin nào đang hình thành suy nghĩ này? Áp lực nào đang khiến tôi tin rằng giả định của mình là đúng?”
  • Thực hành "tư duy của người mới bắt đầu". Khái niệm về "tư duy của người mới bắt đầu" có nguồn gốc từ Thiền Phật giáo[2] và khuyến khích bạn áp dụng một quan điểm mới mẻ khi nhìn vào mọi thứ. Nó liên quan đến việc xem xét vô số khả năng. Cố gắng chấp nhận một thái độ cởi mở, hào hứng và tránh xa sự thiên vị cá nhân khi xem xét lựa chọn của bạn.
  • Chơi Trò chơi phản biện. Đối với mỗi tùy chọn, tìm lý do hợp lý, logic và chính đáng tại sao bạn nên chọn một tùy chọn khác. Bạn có thể làm điều này bằng cách đơn giản là lập danh sách ưu và nhược điểm cho mỗi quyết định. Đo lường những ưu và nhược điểm và xem liệu suy luận hợp lý và đo lường của bạn có phù hợp với cảm giác bên trong của bạn hay không.

Thường xuyên thực hành các bài tập tinh thần này sẽ dẫn đến việc bạn biết khi nào nên tin vào bản năng của mình và khi nào nên tìm kiếm lời khuyên của người khác.

2. Phân biệt nỗi sợ hãi với trực giác

Khi cố gắng phân biệt xem cảm giác bên trong của bạn là trực giác hay nỗi sợ hãi không cần thiết, hãy xem xét các khía cạnh sau:

  • Sợ hãi mang tính cảm xúc cao - Sợ hãi là cảm xúc và lo lắng về tương lai hoặc quá khứ. Nỗi sợ hãi thường khắc khoải, tối tăm hoặc nặng nề. Nó có nội dung độc ác, hạ thấp hoặc ảo tưởng và xem xét đến các vết thương tình cảm trong quá khứ.
  • Trực giác là trung lập về mặt cảm xúc. Trực giác không mang cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực quá mức, nó lành tính. Trực giác là logic và không cảm xúc. Trực giác chỉ tập trung vào hiện tại và không xem xét các vết thương trong quá khứ. Nó là một tập hợp, phân loại và tổng hợp các bằng chứng. Nó không gắn liền với cảm xúc của bạn. Nó mang lại một sự bình tĩnh ổn định.

Một trong những cách tốt nhất để xác định xem trong lòng bạn cảm thấy sợ hãi hay đang đi đến kết luận hợp lý là lập một danh sách mọi thứ khiến bạn sợ hãi. Sau đó, sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều để nhận ra khi một cảm giác bên trong đang đề cập đến một trong những nỗi sợ của bạn thay vì logic. Nếu nó là nỗi sợ hãi thì hãy dựa vào ý kiến ​​thứ hai, nếu không, hãy nghe theo trực giác của bạn.

3. Đừng gạt bỏ sự hoài nghi bên trong của bạn

Bản năng của chúng ta là những thúc giục và báo động bên trong nguyên thủy giúp chúng ta sống sót. Lắng nghe và giải thích những thôi thúc này đặc biệt quan trọng khi một quyết định ảnh hưởng đến sự an toàn và sức khỏe của bạn. Trong các tình huống như giai đoạn đầu hẹn hò, thuê người chăm sóc con bạn, các quyết định liên quan đến sức khỏe của bạn hoặc khi đưa ra quyết định đầu tư - nói tóm lại, mọi quyết định đòi hỏi bạn phải tin vào một cá nhân khác - thì bạn phải tin vào bản năng của mình.

Tất cả chúng ta đều đã nói điều gì đó tương tự thế này: "nếu tôi làm theo những gì tôi nghĩ, điều này sẽ không bao giờ xảy ra". Sự thật là chín trên mười lần có những dấu hiệu cảnh báo, cờ đỏ và những thứ cảm thấy "có chút kỳ lạ" về một tình huống mà chúng ta chọn để loại bỏ. Bỏ qua những khuynh hướng này có thể tốn kém và thậm chí gây tử vong.

Trong cuốn sách "Món quà của sự sợ hãi", tác giả Gavin de Becker giải thích cách hoạt động của bản năng chiến đấu hay bản năng bỏ chạy của chúng ta. Ông giải thích rằng những gì chúng ta đề cập đến như là "một cảm giác", thực sự là kết quả của hàng trăm phép tính nhanh được thực hiện trong tiềm thức mà gọi một cách chuyên môn là một phản ứng vật lý. Chúng ta đột nhiên cảm thấy sợ hãi hoặc khó chịu. Khi không có lời giải thích hợp lý cho nỗi sợ hãi (nó không gắn liền với sự kiện trong quá khứ hoặc hiện tại hoặc vết sẹo tình cảm), bạn nên hoàn toàn tin tưởng vào cảm giác bên trong của mình. Và tôi đang nói về nỗi sợ khiến tim đập thình thịch, khiến bao tử nhói lên. Bộ não của bạn đã thực hiện các tính toán và có một cái gì đó về tình huống là sai. Becker đã nhận thấy rằng 85% số lần tính toán của chúng ta là chính xác. 15% còn lại của các tính toán của chúng ta không hẳn là sai, mà chỉ hơi lệch.

Để biết khi nào nên tin vào trực giác của bạn cần đến một vài điều quan trọng:

  • Biết cách bạn suy nghĩ và trở nên tự tin trong quá trình ra quyết định của bạn.
  • Phân biệt giữa trực giác và nỗi sợ bên trong của chính bạn.
  • Học cách tin tưởng vào bản năng chiến đấu hoặc bỏ chạy nguyên thủy của bạn và không phớt lờ cờ đỏ.

Vậy, trực giác nói gì với bạn?

Tài liệu tham khảo

Không tìm thấy nội dung