6 tháng trước
Phải Làm Gì Khi Bạn Không Thể Đưa Ra Quyết Định?
433

5157
Lượt xem
289
Lượt chia sẻ
112
Lượt bình luận

Bạn có thường lúng túng khi phải đưa ra một quyết định và không biết liệu lựa chọn đó là đúng hay sai hay không? Cuộc sống luôn đặt chúng ta giữa những ngã rẽ và việc cân bằng được và mất của mỗi lựa chọn một cách cẩn thận, lắng nghe bản thân và không để người khác ảnh hưởng đến quyết định của mình là rất quan trọng, nếu như bạn muốn có thật nhiều hạnh phúc trong đời. Khả năng đưa ra quyết định là một kĩ năng quan trọng mà tất cả chúng ta cần phải có để thăng tiến trong sự nghiệp và trong cuộc sống.

Nhưng tại sao ra quyết định lại khó khăn đến vậy?

Thẳng thắn mà nói, mỗi ngày trôi qua, chúng ta đều đưa ra hàng trăm các quyết định nhỏ hoặc thậm chí không quan trọng. Khi thức dậy, bạn phải quyết định có tập thể dục hay không, mặc gì hôm nay, ăn gì cho bữa sáng, đi đâu, đi như thế nào và rất nhiều những thứ nhỏ nhặt khác. Những quyết định này có thể được đưa ra trong tích tắc và khá đơn giản bởi chúng không thực sự ảnh hưởng đến bất cứ điều gì - ví như lựa chọn một bữa sáng, miễn đó là một bữa ăn đủ dinh dưỡng, thì cũng không ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta hay thế giới.

Tuy nhiên, điều này thay đổi khi những quyết định được đưa ra trở nên phức tạp hơn bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh. Mặc gì đến văn phòng vào một ngày bình thường không hẳn là vấn đề gì to tát, nhưng nếu đó là một buổi phỏng vấn rất quan trọng thì việc lựa chọn một trang phục phù hợp lại trở thành một quá trình đưa ra quyết định cần được thực hiện kĩ lưỡng. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc ra quyết định và cảm thấy khổ sở về những lựa chọn sắp tới, và tự hỏi liệu những lựa chọn đó là đúng hay sai, thì bạn cần ngay lập tức dừng lại.[1]

Dù chúng tôi sẽ không bao giờ khuyên đưa ra những quyết định chóng vánh hay đâm đầu vào chúng mà không cân nhắc đến những ưu và nhược điểm, thì bạn vẫn cần phải đưa ra quyết định nhanh chóng và chuẩn xác, đồng thời cần nhớ những điều sau:

  • Suy nghĩ nhiều không có nghĩa là tốt
  • Học cách tin vào linh cảm của bản thân
  • Đặt ra thời hạn cho việc ra quyết định
  • Chấp nhận rằng bạn không thể có được tất cả, đôi khi bạn cần phải nhượng bộ đôi chút
  • Cuối cùng, nếu quyết định sau đó của bạn là sai - hãy nhớ rằng cuộc sống đôi khi sẽ để bạn nếm thử trái đắng

Làm thế nào để cải thiện kĩ năng đưa ra quyết định?

Biết bản thân gặp khó khăn trong việc ra quyết định là một bước quan trọng. Nhận ra những dấu hiệu đó - ví dụ nếu bạn thậm chí còn không thể đặt được một bữa tối cho chính mình, thì có thể đã đến lúc cần cải thiện kĩ năng ra quyết định của bạn, thẳng lưng lên và tin vào những gì trái tim đang mách bảo.

Quy tắc 10/10/10 để đưa ra những quyết định khó khăn nhưng cần thiết

Suzy Welch là tác giả của nhiều ấn bản đáng đọc về kinh doanh và cô đã phát minh ra một công cụ đơn giản có thể giúp chúng ta đưa ra quyết định theo tất cả các cách và làm sao để tiến về phía trước[2]. Nó được gọi là 10/10/10, và cũng được mô tả trong một cuốn sách cùng tên của Suzy. Phương pháp này khuyên chúng ta nghĩ về quyết định mà chúng ta dự định sẽ đưa ra trong ba khung giờ khác nhau: Chúng ta sẽ nghĩ như thế nào về nó mười phút tính từ bây giờ? Mười tháng thì sao và mười năm thì thế nào? Công cụ này về cơ bản là giúp chúng ta nhìn nhận mọi việc với góc nhìn rõ ràng hơn và phải đảm bảo rằng hối hận không phải là một phần của cuộc sống - nếu chúng ta nhìn trước được rằng một quyết định mà chúng ta dự định đưa ra bây giờ có khả năng sẽ khiến chúng ta hối hận sau này, thì điều đó có nghĩa là bạn cần lựa chọn con đường khác, một con đường được dự đoán đem lại tương lai tốt đẹp hơn.

Đối mặt với nỗi sợ của bản thân và tiến bước về phía trước

Rất nhiều lần, việc đưa ra quyết định khiến chúng ta tê liệt để nói ra vì chúng ta sợ nghĩ đến kết quả. Chúng ta sợ cái hệ quả mà quyết định của chúng ta mang lại và về cơ bản nếu như chúng ta quá lo lắng về điều đó, thậm chí là phân tích nó đến một mức độ nào đó quá nhiều, cuối cùng ta sẽ chỉ đóng băng trong nỗi thống khổ mà thôi. Chìa khóa để thoát khỏi tình trạng này là đối diện trực tiếp và hơn nữa là đặt tên cho nó. Viết ra những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với quyết định bạn định đưa ra - ví dụ, bạn có vấn đề khá lớn với bạn đời của mình và muốn bày tỏ sự bất bình đó, nhưng bạn lại sợ hãi điều này có thể dẫn đến một trận đánh lớn hoặc thậm chí là sự xa cách trong tương lai.

Bước tiếp theo là cân nhắc xem liệu rằng bạn có thể đối phó với viễn cảnh tồi tệ nhất không? Nếu nó thực sự dẫn đến một cuộc ly thân hoặc thậm chí là ly hôn - thì bạn có thể đối mặt với tình cảnh đơn độc, hay liệu rằng những đứa trẻ của bạn có thể không? Nghĩ về điều đó đủ lâu và đủ kỹ, bạn có thể thấy mặc dù bạn rất sợ hãi và viễn cảnh tồi tệ nhất là khá khó khăn, nhưng chúng vẫn có thể xử lý được.[3]

Bị mắc kẹt giữa những quyết định? Hãy viết xuống những lợi ích và hạn chế

Diễn giả của TED Ruth Chang đã nghĩ ra một cách đơn giản để thúc đẩy kĩ năng đưa ra quyết định của chúng ta. Ruth nói bạn nên viết ra những ưu nhược điểm của quyết định mà bạn dự định đưa ra vì sẽ không có lựa chọn đúng đắn hay không đúng đắn. Là con người, chúng ta thường vô thức bị điều khiển bởi khát vọng và mong muốn của bản thân, ngay cả khi chúng ta không ngừng giảm thiểu điều đó. Giải pháp này rất hiệu quả khi chúng ta bị mắc kẹt giữa hai lựa chọn, và cả hai có vẻ đều tốt. Kẹt giữa hai lời cầu hôn, hai công việc hay hai trường học cho những đứa trẻ...[4]

Nếu bạn viết ra danh sách những ưu khuyết điểm của cả hai lựa chọn, bạn sẽ thấy ưu điểm của một trong hai sẽ nhiều hơn cái còn lại. Thông thường, ham muốn cố hữu và cảm xúc của bạn sẽ đưa ra quyết định cho bạn. Hãy cứ đi theo cảm giác của mình và để mọi thứ tự đi vào trật tự.

Cẩn thận với việc đưa ra những quyết định dựa trên​​​​​​​ điều không mong muốn

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng chúng ta rơi vào tình trạng đưa ra những quyết định sai lầm vì sau cùng chúng ta đã nhầm lẫn giữa sở thích của chúng ta với những gì chúng ta thực sự mong muốn. Là con người, chúng ta chịu ảnh hưởng của xúc cảm và cảm giác. Nhưng những cảm giác đó không thực sự nói ra chúng đến từ đâu, và vì chúng ta thường hiểu sai nguồn cơn của chúng, chúng ta rốt cục không rõ chúng ta thích điều gì về hoàn cảnh của mình trong lần đầu tiên.

Hơn nữa, chúng ta cũng muốn điều gì đó - và cuối cùng có sự bối rối giữa mong muốn và việc thích thực sự. Có thể chúng ta muốn được thấy bảo tàng Louvre, nhưng có thực là chúng ta thích nó không? Chúng ta không biết. Ta muốn có ngoại hình mới... Ta có thích điều đó không? Cũng không biết nốt...

Đôi khi, quyết định của chúng ta nên được đưa ra dựa trên sở thích của chúng ta nhiều hơn là những gì ta mong muốn. Ví dụ, chúng ta muốn một chuyến đi đến một nơi kỳ lạ. Nhưng ta biết ta thích được ở một nơi vắng vẻ trên một ngọn đồi hơn là hòn đảo Caribbean đông đúc, xô bồ. Quyết định vì thế nên là ngọn đồi, bởi đó là điều mà ta thực sự yêu thích...[5]

​​​​​​​Thoát khỏi nghịch lý của những lựa chọn

Rất nhiều năm trở về trước, việc đưa ra quyết định dễ dàng hơn nhiều so với bây giờ. Vì sao lại như vậy? Vì nó không bao gồm quá nhiều lựa chọn. Mua một chiếc áo sơ mi rất dễ vì tất cả những gì bạn phải làm là chọn kích cỡ và màu sắc cho chiếc áo đó. Bây giờ, với tình huống tương tự, bạn lại phải chọn kiểu dáng, độ vừa vặn, chất vải, đường may mũi chỉ, mẫu áo, cổ áo, màu sắc, kích cỡ và cả kích cỡ vi mô nữa. 

Như Bary Schwarts rất hùng hồn đưa nó vào bài diễn thuyết TED Talk của mình [6] – chúng ta hiện nay có quá nhiều lựa chọn, mà mỗi lựa chọn đó dù tốt hay xấu đều đi kèm với cảm giác hối hận độc nhất - vì chúng ta cuối cùng đều suy nghĩ có lẽ A, B, C hay X, Y, Z là lựa chọn tốt hơn đáp án D mà mình đã chọn. Điều này xảy ra ở mọi nơi - trong công việc, cái bánh sandwhich bạn mua, hương vị kem bạn chọn hay thậm chí là chiếc xe hơi hay món đồ công nghệ mới ra mắt mà bạn ưa thích. Điều này không phải lạ gì...

Giải pháp là làm cho chúng trở nên đơn giản hơn - chọn 2-3 cách để thay thế, lờ đi những lựa chọn khác và đi theo cảm giác của bạn. Về phần còn lại, cứ để mọi việc rối tung lên đi - bạn đã đưa ra quyết định rồi, vì thế hãy vui vẻ với điều đó. Sẽ luôn có những người nghĩ bạn là đồ ngốc bởi quyết định mà bạn đã lựa chọn. Vấn đề mấu chốt là, nếu bạn cảm thấy vui vẻ với điều đó, tại sao lại phải quan tâm chứ?

Tài liệu tham khảo


Không tìm thấy nội dung