8 tháng trước
Tôi Đã Sống Sót Qua Nhiều Lần Kiệt Sức, Và Đây Là Những Gì Tôi Học Được
143

1708
Lượt xem
16
Lượt chia sẻ
10
Lượt bình luận

Kiệt sức đã từng giống như một người bạn cũ điên rồ và phiền phức xuất hiện trong cuộc sống của tôi ở những thời điểm không thể ngờ tới. Cụ thể là vào một mùa hè khi tôi đang trong kỳ nghỉ với gia đình, thì tôi như một người tàn phế. Tôi đã không thể tận hưởng thời gian với chồng và con gái mình, họ đang đắm chìm trong ánh nắng ngoài kia, bơi lội, và tận hưởng thời gian rảnh rỗi. Tuy nhiên, tôi chỉ có thể nhìn cuộc sống qua lăng kính rất tiêu cực và dành nhiều thời gian buồn rầu hơn là chơi. Nhiều tháng và tuần trước kỳ nghỉ, tôi đã làm việc cật lực, đã cảm thấy áp lực vì một số vấn đề cá nhân trong gia đình, và gặp bế tắc. Tôi không còn chút năng lượng nào cho bản thân hay cho bất kỳ người nào khác.

Kiệt sức là một vị khách thường xuyên ghé thăm vì tôi luôn đứng ra giúp đỡ người khác

Thật không may, đó không phải là lần đầu tiên tôi bị kiệt sức. Là một người chăm chỉ và xuất sắc từ khi còn học tiểu học, mục tiêu chính của tôi chỉ là đạt được thành tích bằng mọi giá. Tôi cũng là một người chăm sóc theo bản năng, cảm thấy cần đứng ra và giúp đỡ người khác khi họ cần giúp đỡ. Rồi đến trường luật và rồi làm việc trong mảng phi lợi nhuận, tôi cứ làm và làm và làm và mặc kệ những căng thẳng cứ chồng chất dần lên cho tới khi tôi "cháy rụi".

Trong kỳ nghỉ đó, cuối cùng thì tôi cũng phát chán với việc bị kiệt sức. Bởi vì sau khi tôi về nhà, tôi quyết định làm gì đó khác đi. Tôi quyết định mình đã quá mệt mỏi với việc bị bế tắc vì kiệt quệ và thay vào đó, tôi muốn tìm ra cách tránh nó trong lần sau. 

Cùng lúc đó, tôi tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo sớm của kiệt sức và cách đối đầu trước khi nó đến. Và đây là những gì tôi đã học được.

Ranh giới giữa "căng thẳng" và "kiệt sức"

Sự kiệt sức diễn ra khi bạn phải chịu căng thẳng quá mức và kéo dài. Con người thường có thể phản ứng lại với những áp lực và nhu cầu đột ngột mà không có nhiều vấn đề. Nhưng khi sức ép đó kéo dài nhiều ngày mà không được nghỉ ngơi, căng thẳng có thể nhiều lên và có khả năng trở thành cơn kiệt sức. 

Quan trọng là, bạn có thể bị căng thẳng nhưng không thể bị kiệt sức. 

Khi căng thẳng, bạn phải đối mặt với rất nhiều sức ép về cả tinh thần và thể chất nhưng kể cả như vậy bạn vẫn có thể hình dung khiến mọi thứ nằm trong tầm kiểm soát. Mặt khác, nếu bị kiệt sức, bạn cảm thấy trống rỗng, thiếu mất động lực, và không thấy có hy vọng sẽ thay đổi tích cực. Kiệt sức là khi bạn bắt đầu trở nên tách biệt, và cảm thấy hoài nghi hoặc không hiệu quả.

Bạn có thể không nhận ra sự kiệt sức khi nó ở ngay trước mặt

Chúng ta thường nghĩ "kiệt sức" giống như ai đó mất hết năng lực và không thể làm việc. Kiệt sức không cần phải quá cực đoan như thế. Bạn có thể tiếp tục làm việc khi bạn kiệt sức nhưng thay vào đó bạn sẽ cảm thấy mỗi ngày đi làm là một ngày tồi tệ. Bạn có thể thấy không hứng thú với công việc hoặc thậm chí thấy phiền muộn. Bạn có thể cảm thấy quá sức bởi những trách nhiệm và trở nên tránh né những hoạt động như uống rượu bia hay truyền thông xã hội.

Dấu hiệu phổ biến nhất của kiệt sức là khi sự căng thẳng lên quá cao bạn bắt đầu thấy giảm hiệu quả trong công việc và bạn mất dần hứng thú trong công việc hay cuộc sống.

Một vài dấu hiệu cảnh báo khác:

  • Thiếu năng lượng
  • Thiếu ngủ
  • Không thấy thèm ăn
  • Không có khả năng tập trung
  • Mệt mỏi về thể chất và tinh thần
  • Kiệt quệ và suy yếu
  • Có ít hoặc không có động lực
  • Hay quên
  • Căng thẳng về thể chất (ví dụ: đau vùng ngực,...)
  • Bị ốm đi ốm lại
  • Lo lắng
  • Giận dữ

Rõ ràng là không có sự chẩn đoán chính thức nào cho sự kiệt sức – không giống như trầm cảm là một tình trạng đã được nghiên cứu rộng rãi. Và đôi khi kiệt sức có thể trông giống như trầm cảm nên đó là lý do tại sao rất quan trọng để tìm kiếm sự chú ý từ các chuyên gia. Điều mà sự kiệt sức âm thầm mang đến nhất cho bạn là nó dần đến gần bạn theo thời gian. Tất cả những dấu hiệu có thể đều ở đó rồi nhưng bạn lại không hề nhận ra khi chúng ở ngay trước bạn.

Những kiểu người dễ bị kiệt sức

Bước đầu tiên tốt nhất là xác định điều gì gây ra sự căng thẳng quá mức và kéo dài trong cuộc sống của bạn. Điều này có thể đến từ nơi làm việc, từ nhà, hoặc là cả hai.

Vậy nên dù không có kiểu người nhất định nào dễ bị kiệt sức, có vài kiểu người phổ biến dễ có khả năng gặp phải tình trạng này:

  • Những người có khối lượng công việc nặng nhọc hoặc ở những vị trí gặp nhiều căng thẳng
  • Những người xuất sắc
  • Những người chuyên chăm sóc, bao gồm những chuyên gia sức khoẻ trực tiếp chăm sóc bệnh nhân
  • Các bậc phụ huynh đang đi làm
  • Học sinh sinh viên

Kiệt sức có thể không xảy ra chỉ vì làm việc quá sức

Hãy nhớ rằng kiệt sức không phải chỉ xảy ra vì những nhu cầu đáng kể trong cuộc sống của mọi người. Nó có thể xảy ra nếu tư duy của chúng ta thay đổi.

Trong công việc huấn luyện của mình, tôi có những khách hàng biểu lộ những dấu hiệu bị kiệt sức nhưng nó không nhất thiết phải xảy ra vì làm việc quá sức. Hãy lấy Jennifer (tên nhân vật đã được thay đổi) làm ví dụ. Cô ấy có một công việc có cường độ cao khiến cô phải làm việc nhiều buổi tối và hầu hết các cuối tuần. Đây là việc cô đã làm hàng năm trời. Nhưng gần đây cô ấy nhận ra cô đã mệt mỏi thế nào vì công việc. Cô ấy trở nên buồn phiền với những yêu cầu đối với cô hơn là trong quá khứ. Cô bắt đầu thấy chán ghét công việc của mình và không thể hiểu nổi tại sao đột nhiên mình không thể "xử lý" công việc này. Đối với Jennifer, nguyên nhân của sự kiệt sức rõ rệt này không phải chỉ từ yêu cầu của công việc. Nó bắt đầu khi cô ấy thấy không được trân trọng và bị phớt lờ. Do đó, kiệt sức có thể đến khi ta trở nên thất vọng với những sự kỳ vọng quá cao.

Tạo ra "ranh giới" khi lên lại lịch trình cho bạn

Chúng ta thường có xu hướng lên lịch trình quá tải trong cuộc sống. Vậy nên mỗi ngày có thể bị nhồi nhét với công việc, lịch hẹn, và những trách nhiệm khác nữa. Điều này làm chúng ta phải chạy hết nơi này đến nơi khác mà không kịp thở nữa. Hãy xem bạn có thể bắt đầu bằng việc xếp lịch nghỉ ngơi trong ngày như thế nào. Tránh xếp những cuộc họp liên tiếp nhau trong ngày. Hãy sắp xếp chút thời gian bên lề trong lịch để có những cuộc nói chuyện quan trọng.

Áp dụng những phương pháp hồi phục trong công việc

Trong khi công việc có thể rất căng thẳng, có những cách để xây dựng những phương pháp giúp ta giảm bớt căng thẳng trong ngày. Điều này bao gồm hít thở sâu, thiền, hoặc là chỉ đi dạo bên ngoài. Những mẹo giúp cho năng suất này gợi ý rằng hãy dành ra những khoảng thời gian cụ thể không bị làm phiền (không đọc email hay mạng xã hội) và hoàn toàn nghỉ ngơi khoảng 10 hoặc 15 phút để thư giãn đầu óc.

Áp dụng phương pháp nói "không"

Những người thấy kiệt sức thường cảm thấy họ phải "làm tất cả". Tránh bị kiệt sức có nghĩa là tìm cách để giảm thiểu căng thẳng, tức là biết nói từ "KHÔNG" thật quyền lực. Có thể sẽ khó khăn vào lúc đầu nhưng hãy tìm kiếm cơ hội để chuyển giao những yêu cầu cho người khác, chuyển những ưu tiên công việc ra khỏi bạn, hoặc trì hoãn những trách nhiệm.

Tìm những khoảng thời gian để xả hơi

Đừng ảo tưởng rằng bạn luôn phải chuyển động để tiến bộ. Đôi khi, không làm gì cả lại chính là những gì cơ thể và tâm trí bạn đang tìm kiếm. Hãy dành ra khoảng thời gian để "sạc" lại bản thân bằng cách ngưng lại mọi công việc. Việc thực sự nghỉ ngơi – để ăn, ngủ, giảm áp lực – có thể mang lại cho chúng ta năng lượng cần thiết để duy trì năng suất.

Chắc chắn việc thực sự nghỉ ngơi có thể khó khăn trong thế giới ngày nay khi chúng ta đều được kỳ vọng luôn giữ liên lạc qua tin nhắn và email. Hãy xem xét cho bản thân bạn chút thời gian không có những thiết bị điện tử để bạn có thể để bản thân mình tránh xa khỏi những ồn ào công việc, mạng xã hội, và email.

Đã có lúc tôi bị thuyết phục rằng tôi đang trong một chu kỳ kiệt sức thông thường và người bạn cũ đó sẽ lại bước vào đời tôi có thể một lần mỗi năm hoặc cứ mỗi vài năm. Tôi nghĩ tôi chỉ là một người bị kiệt sức và đó là một phần của con người tôi. Nhưng chuyến đi biển đó đã làm tôi thức tỉnh và bắt tôi cuối cùng cũng phải đối mặt với việc tôi chính là nguyên nhân của sự kiệt sức của mình.

Giờ tôi có một chương trình cá nhân để xử lý sự căng thẳng của mình và tránh bị kiệt sức. Chắc chắn là tôi vẫn có thể bị căng thẳng đôi lúc nhưng tôi sẽ nhanh chóng nhận ra những dấu hiệu và ngay lập tức hành động. Bạn cũng có thể có khả năng giải quyết và ngăn cản việc đó xảy ra.