Bạn nghe thấy tiếng đổ vỡ và chạy vào phòng khách. Chiếc bình yêu thích của bạn đã vỡ vụn nằm rải rác trên sàn. Con của bạn đang đứng gần đó và là người duy nhất trong phòng. Bạn hỏi rằng "Con đã làm vỡ chiếc bình của mẹ rồi đúng không?", mặc dù bạn đã biết rõ câu trả lời. Thằng bé lắc đầu. "Không phải con, mẹ ơi." Tuy cậu con trai 6 tuổi của bạn có thể không phải là người có triệu chứng nói dối bệnh lý, nhưng thằng bé đã vượt qua ranh giới và rơi vào khu vực nói dối.
Theo cuốn sách của Po Bronson và Ashley Merryman: "Cú sốc nuôi dưỡng - Tư duy mới về trẻ em", 98% trẻ em tin rằng nói dối là sai trái, nhưng 98% trong số đó nói dối với cha mẹ mình [1]. Rất tiếc! Nhưng trước khi bạn lắp đặt máy phát hiện nói dối trong nhà mình, thì hãy đoán xem chúng sẽ áp dụng chiến thuật nói dối nào từ bạn!
Tại sao những đứa trẻ nói dối
Những đứa trẻ chứng kiến cha mẹ chúng nói dối và thấy họ vẫn không sao cả
Trẻ con không phải là những người duy nhất nói dối - cha mẹ nói dối với chúng mọi lúc, như ông già Noel mang quà vào đêm Giáng Sinh và chú thỏ Phục Sinh giấu trứng trong vườn để săn trứng - một cách nghiêm túc - thì một con thỏ thậm chí sẽ nhặt trứng như thế nào, chưa kể đến là mang nó đi đâu được chứ? Ba mẹ của chúng thậm chí có thể nói dối khi mà họ chào Chú Marvin một cách yêu thương và sau đó, ra khỏi công ty của ông ấy lại nói rằng họ thực sự không thích chú ấy như thế nào bởi vì chú ấy uống rượu bia quá nhiều. Những đứa trẻ đế ý đến việc này. Và chúng làm theo. Một đứa trẻ có cha mẹ nói dối sẽ tự nói dối bởi vì chúng xem nó là hành vi có thể chấp nhận được[2].
Những đứa trẻ nói dối nhằm đi đường tắt để đáp ứng mong đợi của người khác
Con bạn yêu bạn và thích được bạn yêu thương. Chúng có thể tin rằng việc có một điểm "F" trong bài kiểm tra toán sẽ khiến bạn nghĩ về chúng ít hơn và chúng sẽ giấu bài kiểm tra đi hoặc thậm chí ném nó đi để bạn không nhìn thấy nó. Khi bạn hỏi về bài kiểm tra, bạn có thể nhận được một câu nói lầm bầm "Con đã làm tốt" hay "tốt". Chúng đang nói dối bởi vì chúng không muốn bạn thất vọng về chúng.
Trừng phạt chúng về việc nói dối chỉ khiến chúng nói dối, thậm chí nhiều hơn nữa
Không ai muốn bị trừng phạt. Không xem tivi trong một tuần, mất hệ thống trò chơi yêu thích của chúng hay tệ hơn nữa. Nếu bạn tìm thấy chiếc vòng cổ đẹp nhất của mình giấu trong ngăn kéo của chúng và chúng biết rằng việc sở hữu nó có nghĩa là phải đối mặt với một tuần hoặc hơn là chắc chắn, thì chúng sẽ cố gắng và nghĩ ra cách để đối mặt với hậu quả cho hành động của chúng. Những đứa trẻ sẽ nói dối để tránh né một hình phạt.
Những đứa trẻ nói dối để bảo vệ một ai đó
Mặc dù những đứa trẻ nhỏ hơn có xu hướng quan tâm đến bạn bè, gia đình và bất kỳ đứa trẻ nào chúng bắt gặp đang làm điều gì đó sai trái, thì những đứa trẻ lớn hơn sẽ nói dối để bảo vệ bạn bè của chúng khỏi phải đối mặt với những hình phạt và hậu quả. Chúng không xem hành vi này là sai trái [3] nếu chúng đang bảo vệ một ai đó khỏi gặp rắc rối.
Người không nói dối thì ít căng thẳng hơn
Cuộc sống đủ khó khăn để không bị cuốn vào một mạng lưới dối trá. Các nghiên cứu[4] cho thấy những người ít nói dối hơn - kiềm chế ngay cả những lời nói dối vô hại, thì có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt hơn. Họ có ít bệnh tật hơn và cảm thấy bớt căng thẳng hơn. Nhưng nếu những đứa trẻ tiếp tục nói dối, thì điều này có thể dẫn đến việc nói dối khi trưởng thành và cũng dẫn đến việc gian lận sau này.
Bí quyết ngăn con bạn nói dối
Hãy cho con bạn một cơ hội tốt hơn với một tương lai khỏe mạnh và hạnh phúc hơn bằng cách loại bỏ thói quen nói dối của chúng ngay bây giờ.
Tránh nói dối khi những đứa trẻ của bạn ở xung quanh
Bắt đầu bằng việc trở thành một hình mẫu tốt cho những đứa trẻ của bạn. Hãy ngừng nói dối. Kiềm chế những lời nói dối vô hại. Hãy để trung thực là chính sách tốt nhất trở thành phương châm trong gia đình của bạn. Và vâng, việc điều tra với con bạn một cách chính xác tại sao có một con thỏ liên quan đến những quả trứng có thể làm tỉnh ngộ cho cả bạn và con bạn.
Cho chúng biết rằng nói dối là hành vi sai trái
Những đứa trẻ nhỏ có thể không biết rằng nói dối là sai trái. Chúng có thể nhìn thấy ở nhà hay ở trường. Và chúng chắc chắn bị tấn công bởi các quảng cáo hứa hẹn về cuộc sống và hạnh phúc tốt hơn nếu một số sản phẩm được sử dụng. Hãy ngồi xuống với chúng và nói về việc nói dối ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào và tại sao sự trung thực lại quan trọng với mọi người.
Tạo một môi trường gia đình yêu thương
Việc cho con bạn một nơi trú ẩn an toàn trong thế giới này sẽ giúp phát triển niềm tin lẫn nhau. Và khi con bạn tin bạn, chúng ít có khả năng nói dối. Giao tiếp với chúng về tất cả các chủ đề và cho chúng biết rằng chúng có thể nói bất kỳ chủ đề nào với bạn một cách cởi mở. Nếu cá nhân bạn cảm thấy rằng bạn không thể thảo luận điều gì đó với chúng - như là tình dục - thì hãy nhờ một người thân hay bạn bè gia đình đáng tin cậy, người mà có thể giới thiệu bất kỳ chủ đề nào mà bạn không thể. Có đôi khi, việc thổ lộ những vấn đề cá nhân với người lạ lại trở nên dễ dàng với bọn trẻ đấy.
Đừng phạt chúng vì nói dối
Hãy biết rằng việc nói dối không phải là vấn đề. Hãy tìm ra lý do tại sao con bạn cảm thấy cần phải nói dối. Có phải là để bảo vệ ai đó, vì sợ làm bạn thất vọng, sợ bị trừng phạt hay điều gì khác. Nếu bạn hướng sự chú ý của mình vào lời nói dối thì theo Life Coach Allie Irwin tại The Science of People, bạn đang "dạy rằng nói dối là xấu nhưng cũng dạy rằng bị phát hiện cũng rất tệ".[5] Bạn cần dạy chúng rằng trung thực là cách tốt nhất. Khen ngợi chúng vì sự trung thực của chúng khi chúng nói sự thật, ngay cả khi nó có nghĩa là chúng phải đối mặt với hậu quả của hành động do mình gây ra.
Kiểm soát phản ứng của bạn
Khi con bạn nói dối và bạn biết điều đó, như nếu bạn tìm thấy rượu hay các chất khác trong phòng chúng, và chúng phủ nhận việc biết về nó, thì bạn đừng tức giận quá. Hãy giữ bình tĩnh. Kiểm soát những phản ứng nóng vội của mình. Nếu điều đó nghiêm trọng và bạn không thể giữ bình tĩnh, thì đừng thảo luận về nó cho tới khi nào bạn có thể kiểm soát cảm xúc của mình. Khi bạn đủ bình tĩnh để giải quyết tình huống đó, hãy cho chúng cơ hội để nói lại sự thật - không có hậu quả cho việc nói dối. Việc đánh mất sự bình tĩnh của bạn có thể làm tăng dần sự cố - cánh cửa sẽ đóng sầm lại - và sự giấu diếm càng tăng lên. Giữ bình tĩnh có thể mở ra con đường giao tiếp trong tương lai giữa con bạn và bạn.
Đừng dàn dựng để chúng nói dối. Đừng chơi trò thẩm vấn
Hãy suy nghĩ trước khi bạn đặt câu hỏi. Việc hỏi xem liệu chúng có vứt rác chưa có thể đang dàn dựng cho chúng một lời nói dối tự động. Thay vào đó, hãy tránh những câu hỏi sẽ thu được câu trả lời là có/không và sắp xếp chúng lại. Mà hãy nói: "mẹ thấy thùng rác đầy rồi. Chúng ta nên làm gì với nó đây?"
Hãy cho chúng biết những sai lầm xảy ra
Không ai thích phạm phải sai lầm. Nhưng tất cả mọi người đều không hoàn hảo. Hãy cho con bạn biết rằng "điểm F" trong bài kiểm tra toán không phải là sự kết thúc của thế giới - thằng bé có thể bắt đầu cho bạn xem những bài kiểm tra khác! Hãy cho con gái của bạn biết cái bình bị vỡ là một tai nạn và những tai nạn thì thường xảy ra. Cho bọn trẻ thấy rằng chúng không cần một lý do để nói dối.
Hãy cảnh giác với chứng rối loạn tâm thần này: Nói dối bệnh lý
Nói dối bệnh lý hay nói dối cưỡng ép là một rối loạn tâm thần đôi khi liên quan đến các chấn thương thời thơ ấu, như một gia đình ngược đãi hoặc rối loạn chức năng, hoặc chúng sống trong sợ hãi và cần một số cách nào đó để tự bảo vệ mình[6]. Một số đứa trẻ nói dối một cách bốc đồng và không thể kiểm soát việc nói dối của mình, những đứa khác thì thích tạo ra những người bạn hay cuộc sống tưởng tượng để thoát khỏi sự bế tắc đó.
Nếu không được giải quyết, thì nói dối bệnh lý có thể trở thành thói quen và leo thang ngoài tầm kiểm soát. Nói dối bệnh lý bất lợi cho sự phát triển của một đứa trẻ. Hãy tìm kiếm lời khuyên của bác sĩ, nhà trị liệu, hay tư vấn viên nếu bạn nghi ngờ con bạn bị rối loạn nói dối bệnh lý.
Vì vậy, lần tới khi con bạn bắt đầu nói dối, hãy ngăn chúng lại bằng một lời nhắc nhở hữu ích "con có chắc về điều đó không?" để theo dõi chúng, hãy giữ bình tĩnh, cho chúng biết mọi người đều mắc lỗi, và chúng có thể thảo luận bất kỳ điều gì với bạn.
Nguồn ảnh bìa: Lisa Runnels (Greyerbaby) từ pixabay.com
Tài liệu tham khảo
[1] | ^ | Amazon.com: Cú Sốc Nuôi Dưỡng |
[2] | ^ | ScienceNews.org: Nói dối với trẻ em có thể dạy chúng nói dối |
[3] | ^ | ScienceDaily.com: The Truth about Lying: Nhận thức của trẻ em có nhiều sắc thái hơn theo độ tuổi |
[4] | ^ | ScienceDaily.com: Nói dối ít được liên hệ với sức khỏe tốt hơn |
[5] | ^ | Allie Irwin. ScienceofPeople.com: Tại Sao Trẻ Em Nói Dối |
[6] | ^ | ChildhoodTraumaRecovery.com: Nói dối bệnh lý: Mối liên hệ của nó với Chấn thương ở trẻ em |