8 tháng trước
Bí Quyết Để Thương Lượng Với Con Cái Của Bạn: Khi Nào Nên Đưa Ra Lựa Chọn Và Khi Nào Nên Giữ Vững Lập Trường?
168

2217
Lượt xem
221
Lượt chia sẻ
47
Lượt bình luận

"Con sẽ dọn phòng chỉ khi mẹ cho phép Nina đến". "Con sẽ ăn hết bông cải xanh chỉ khi con được ăn kem". Có lẽ bạn đã nhiều lần nghe câu "chỉ khi nào". Bạn đã từng dùng nó cho bản thân mình, nhưng bằng cách nào đó, nó đã bị con bạn cướp và bây giờ bạn cảm thấy như đang đối mặt với một luật sư tí hon, và phải đàm phán một thỏa thuận lớn liên quan đến việc nhà, thức ăn hay cả thời gian đi ngủ. Nhưng bạn đang phải đối mặt với một luật sư tương lai hay chỉ đơn thuần là một đứa bé hư hỏng bướng bỉnh mà thôi?

Bạn có nên thương lượng với con cái không? Một số bậc cha mẹ và chuyên gia[1] trả lời là "không bao giờ" bởi vì nó sẽ chỉ làm con cái của bạn trở nên hư hỏng, trong khi nhiều người lại cho rằng việc thương lượng với con cái sẽ dạy cho chúng kỹ năng ứng xử trước những xung đột[2]. Nhưng thực tế, thì điều này phụ thuộc rất nhiều vào bạn và con của bạn.

Thương lượng hay không thương lượng? Đó chính là một vấn đề

Hoàn cảnh sẽ quyết định liệu các phạm vi có được mở rộng để thương lượng với con của bạn hay không.

Không thể thương lượng: Khi nào nên giữ vững lập trường của bạn

Có một số điều trong cuộc sống mà cha mẹ không nên nhún nhường con trẻ, chẳng hạn thắt dây an toàn trong xe hơi. Nếu con bạn sắp làm điều gì đó có khả năng gây hại cho chính mình hay người khác, hãy kiên quyết nói "Không!", hãy giữ vững lập trường và tuyệt đối không thương lượng khi nói về vấn đề an nguy của con trẻ.

Hãy cho chúng biết rằng chúng phải nắm tay bạn đi qua bãi đỗ xe đông đúc hoặc điều tồi tệ sẽ xảy ra. Hãy giải thích cho chúng về những hậu quả và cho con bạn biết rằng ngồi trong xe hơi thì phải thắt dây an toàn bởi vì đó là luật. Đó là những trường hợp không thể thương lượng.

Cởi mở cho sự thương lượng

Có vô số phạm vi có thể được mở rộng để thương lượng. Như những lựa chọn về thời gian cho bữa ăn, chương trình tivi, lựa chọn về quần áo, quyết định kiểu tóc, hay ngủ ở lại nhà bạn bè. Thậm chí thỉnh thoảng có thể là tắm hay không tắm.

Hãy làm gia tăng sự tự tin của cọn cái bằng cách ban cho chúng một vài chiến thắng nhỏ. Điều này không có nghĩa là bạn nhu nhược hay chúng mạnh mẽ. Nhưng nếu bạn nói không với điều gì đó tệ hại mà chúng muốn thì hãy xem xét tại sao bạn lại nói không ngay từ đầu. Nhuộm tóc màu tím có thực sự khủng khiếp như vậy không? Chúng có thể tự rút ra bài học bằng cách trải nghiệm một hoặc hai tuần với mái tóc nhiều màu đó. Mặc dù sẽ có nhiều người phản đối, nhưng đôi khi bạn nên cho phép con cái làm điều chúng muốn, hãy để chúng thương lượng và chiến thắng.

Làm thế nào để thương lượng với con bạn

Việc thương lượng với con bạn không nên trở thành một trận tranh cãi nảy lửa. Trước khi bạn bắt đầu một cuộc đàm phán mang tính nghệ thuật, thì hãy xem xét những mẹo sau đây để làm nó dễ dàng hơn.

Đừng là một nhà độc tài: Hãy cho chúng sự lựa chọn

Khi bạn gào lên những mệnh lệnh cho con trẻ, đó đơn giản chỉ là bản năng muốn nổi loạn của bạn mà thôi. Bạn cần chúng dọn phòng ư? Thay vì đặt ra các sắc lệnh độc tài, hãy đưa chúng đến các lựa chọn. Những đứa trẻ sẽ thích các lựa chọn bởi vì nó chúng cảm thấy chúng có tiếng nói với những gì đang diễn ra. Khi đứa trẻ của bạn đến trường, chúng bị bắt phải ngồi xuống, giữ im lặng và làm bài tập, đó là lí do những dấu hiệu nổi loạn xuất hiện khi ở nhà. Các con có nhu cầu nổi dậy chống lại một cái gì đó bởi vì chúng hầu như bị tước mất quyền kiểm soát cuộc sống khi ở trường.

Thay vì bắt đầu một cuộc chiến bằng cách bảo chúng dọn phòng của mình, hãy thử một cách tiếp cận tinh tế hơn: "Con muốn dọn phòng của mình trước hay sau bữa tối?  Hoặc "Con muốn dọn phòng của mình hay giúp bố dọn dẹp nhà vườn?"  Bạn có thể sẽ ngạc nhiên vì chúng lao vào dọn dẹp căn phòng ngay lập tức, tại sao không khi đó là một lựa chọn dễ dàng hơn nhiều!

Luôn giữ bình tĩnh

Bất kỳ nhà đàm phán chuyên nghiệp nào cũng khuyên rằng bạn nên kiểm soát cảm xúc trước khi bắt đầu tranh luận. Hãy luôn giữ bình tĩnh khi đối phó với con trẻ. Chúng có thể bắt đầu chuyển sang trạng thái "tan chảy" và bạn có thể sử dụng các "chiến thuật" đánh lạc hướng và đưa ra các lựa chọn thay vì chửi mắng chúng. Sự tồn tại của cảm xúc trong cuộc chiến sẽ quyết định giọng điệu của bạn trong "phi vụ" đàm phán với con trẻ.

Đừng cho phép bản thân bạn bị thao túng

Vâng, những đứa trẻ thử và lôi kéo cha mẹ của chúng. Nếu bạn cảm thấy con của bạn đang cố gắng thực hiện theo cảm xúc của bạn, thì hãy ngừng thảo luận ở đó. "Mẹ, chúng ta cần con chó con này! Nó không đáng yêu hả mẹ? Không phải mẹ đã nói con cần một người bạn sao? Nó không có nhà." Hãy nhớ giữ những cảm xúc đó trong tầm kiểm soát. Nếu bạn sống trong một căn hộ với những quy tắc nghiêm ngặt, việc thêm một con chó vào gia đình có thể không phải là một ý tưởng hợp lý.

Nếu con bạn nổi cơn thịnh nộ để được làm theo ý mình, thì đó sẽ là sự dụ dỗ khiến bạn dễ thay đổi ý kiến. Đừng để bị ảnh hưởng vì khi đó bạn sẽ ngầm trao thưởng cho hành vi của chúng và tạo tiền đề cho những cơn thịnh nộ trong tương lai. Trẻ con rất thông minh. Chúng có thể thấy được những gì có hiệu quả. Hãy thiết lập hậu quả cho những hành vi xấu, như là  cách li chúng khỏi trò trò điện tử trong một tuần. Cho chúng biết rằng bạn không nói đùa.

Cho chúng biết tại sao bạn đưa ra những quyết định cụ thể và nhất định cho chúng

Nếu bạn không cho chúng đi đến nhà bạn bè nào đó, thì hãy cho chúng biết lý do tại sao. Có thể do đó là một gia đình cực kỳ thiếu đoàn kết hoặc có một người họ hàng hay uống say và thường lui đến nhà họ - dù là lý do gì bạn cũng nên cho con nhìn thấy tình huống từ quan điểm của bạn. Nếu bạn không cho phép chúng băng qua đường một mình thì có thể do quá nhiều xe hơi trên con đường đó, hay có lẽ do bạn đã chứng kiến một tai nạn ở đó. Hãy truyền đạt về việc bạn nhìn thấy với chúng. 

Hãy để chúng trình bày trường hợp của chúng

Cho phép con bạn tranh luận một số quyết định nào đó với bạn, như là thời gian đi ngủ trễ hay đi chơi với bạn vào ngày trong tuần. Những đứa trẻ lớn hơn sẽ có khuynh hướng tự trang bị cho mình hàng tá lý do chính đáng. Hãy lắng nghe lập luận của chúng và sau đó hãy trình bày lập luận của bạn. Chọn ra một giải pháp thực tế mà sẽ phù hợp với cả nhu cầu của hai người.

Thương lượng là để thỏa hiệp, chứ không phải thắng hay thua. Thời gian đi ngủ có trễ hơn 30 phút khi kỳ nghỉ Xuân đã kết thúc hay không, tùy thuộc vào con bạn đã sẵn sàng đến trường đúng giờ hay chưa, hoặc ngủ nướng vào cuối tuần nếu việc thức dậy là cả một vấn đề. Tổ chức tiệc ngủ vào một ngày nào đó trong tuần? Liệu cả hai đứa trẻ sẽ có một giấc ngủ ngon không? Có lẽ tối thứ sáu là một lựa chọn không tồi.

Với chúng, bạn là một vị thuyền trưởng

Hãy luôn nhớ rằng chỉ có thể có một thuyền trưởng trên tàu, và đó là bạn. Bạn luôn luôn là sếp. Bạn là người lớn, sau tất cả. Bạn có thể cởi mở để thương lượng về những chủ đề nào đó, nhưng cuối cùng bất kỳ quyết định nào đến từ sự thương lượng với con bạn phải được bạn chấp thuận.

Cho dù bạn quyết định cho con bạn thương lượng với bạn là một lựa chọn của bạn hay không thì hãy cho chúng những sự lựa chọn thay vì ra sắc lệnh độc tài để giảm bớt các cuộc tranh luận. Hãy nhớ an toàn là trên hết và có những phạm vi nhất định mà không thể thương lượng. Hãy lắng nghe chúng và giải thích tại sao bạn lại đưa ra những quyết định nào đó và luôn kiểm tra cảm xúc của bạn ở ngưỡng nhất định. Ai biết được, nhà đàm phán bậc thầy bé nhỏ của bạn có thể trở thành một luật sư một ngày nào đó.

Tài liệu tham khảo

[1]^Brenna Hicks. TheKidCounselor.com: Ngừng thương lượng với con của bạn
[2]^PBSParents. PBS.org: Nói chuyện với trẻ con