8 tháng trước
Hãy Dập Tắt 6 Cuộc Đối Thoại Nội Tâm Nguy Hiểm Giết Chết Sức Mạnh Trí Não Của Bạn
197

2604
Lượt xem
221
Lượt chia sẻ
77
Lượt bình luận

Bạn đã từng có những cuộc đối thoại nội tâm lặp đi lặp lại trong đầu chưa? Tâm trí bạn trông có vẻ như lúc nào cũng làm việc khi mọi thứ trở nên yên lặng. Chúng ta không chỉ sử dụng những cuộc đối thoại đó để giải quyết các vấn đề, mà còn dành một phần thời gian của mình để tự trò chuyện với bản thân nữa.

Chúng ta có cả một thế giới đang diễn ra bên trong đầu mình với đầy ắp những câu cửa miệng và những câu thần chú. Hầu hết chúng ta không nhận ra rằng mình đang có cuộc hội thoại này. Michael Singer, tác giả của Linh Hồn Không Trói Buộc, so sánh việc trò chuyện tâm trí này với "người bạn bên trong" của chúng ta.

Người bạn bên trong của bạn chính là giọng nói ở trong đầu của bạn thuật lại cuộc sống của chính bạn. Giọng nói này có thể cho bạn những sự xác nhận quả quyết như là, "Mình khỏe và đủ khả năng", hay "Mình có thể chịu được sự thay đổi". Giọng nói này cũng có những câu cửa miệng như, "Mình không đủ tốt", hay "Mình không thuộc về", hoặc "Mình không thể". Chúng ta có những cuộc hội thoại với bản thân thường xuyên đến mức khó nhận ra được là chúng đang diễn ra.

Những suy nghĩ này có nhiều năng lượng hơn những gì ta nhận thấy. Các từ ngữ mà ta hay nói với bản thân có thể biểu lộ ra những khả năng đáng kinh ngạc, hoặc chúng có thể dìm chúng ta vào sự tiêu cực. Trông có vẻ vô hại, nhưng những gì ta nói với bản thân có thể dẫn đến mong muốn được khẳng định bản thân hoặc là hội chứng tự phá mình.

Những cuộc hội thoại yên lặng này có thể ảnh hưởng đến cách bộ não bạn hoạt động

Các cuộc hội thoại yên lặng mà bạn thường có với bản thân có thể ảnh hưởng sâu sắc tới cách bạn nhìn nhận thế giới. Điều chúng ta nói với chính mình có thể  làm hạn chế những trải nghiệm của ta.

Chúng ta xử lý lời nói mà chúng ta nghe được ở vùng thái dương và các đỉnh thùy não. Quá trình này hơi phức tạp, nhưng não của chúng ta không chỉ xác định âm thanh nào được tạo ra mà còn xác định ý nghĩa của những âm thanh đó khi kết hợp với nhau.[1] Khi giọng nói bên trong bắt đầu nói chuyện với chúng ta, nhiều vùng giống nhau khác của não được dùng để lắng nghe lời nói đó được kích hoạt.[2]

Những lời nói của chúng ta không chỉ là lời nói luyên thuyên vô ích. Sức mạnh của những ý tưởng được truyền đạt bởi ngôn ngữ sẽ được tăng cường tốt hơn so với phản ứng sinh lý học khi chúng ta phải diễn đạt, dù chúng ta có cất thành lời hay là lắng nghe từ người bạn bên trong. Lời nói tiêu cực gia tăng cortisol, một hoóc môn gây stress có thể tiến hành phá hủy cơ thể và ảnh hưởng đến cách bạn đối mặt với những tình huống khó khăn.[3]

Bạn nghe điều gì càng nhiều thì bạn càng tin vào điều đó

Mặc dù tiếng nói bên trong đang nói với ta những thứ trong tâm trí, nhưng trong não bộ vẫn xử lý lời nói bên trong giống như khi nói ra ngoài. Vùng Broca, vùng ở đỉnh trán chịu trách nhiệm cho việc xử lý lời nói đều hoạt động trong cả hai trường hợp.[4]

Lắng nghe bản thân nói gì trong đầu có trọng lượng cũng như khi bạn nói ra thành lời. Bạn càng lặp lại nó, suy nghĩ sẽ càng trở nên rõ ràng hơn do bạn đã chấp nhận nó như một sự thật.

Đây là lý do vì sao việc trò chuyện với bản thân một cách lặp đi lặp lại rằng bạn vẫn ổn có thể làm cho bạn cảm thấy đỡ hơn khi lo lắng. Não của bạn nghe bạn nói thế, và sau đó bạn có một phản ứng hoóc môn và sinh lý đối với câu thần chú đó. Đáng tiếc, những gì ta nói với bản thân cũng có thể gợi ra những phản ứng stress.

Những câu cửa miệng này có phá hoại bạn không?

Có rất nhiều điều tuyệt vời mà bạn hay nói với chính mình, nhưng cũng có nhiều người trong chúng ta phải đối diện với những vòng lặp đối thoại nội tâm tiêu cực. Nếu bạn bắt được chúng, thì bạn có thể sửa lại chúng.

1. Ổn mà

Sẽ không sao khi bạn nói "Điều đó ổn mà" khi bạn hoàn toàn đồng ý với điều gì đó. Vấn đề là chúng ta nói với bản thân rằng mọi thứ vẫn ổn kể cả khi nó không như thế. Nói với bản thân rằng điều gì đó vẫn ổn trong khi nó không hề ổn có thể kéo dài sự lo lắng.

Khi có ai đó hỏi bạn nghĩ gì về điều gì đó, đã bao lần bạn nói rằng nó sẽ ổn để làm vừa lòng người khác. Bạn có thể sẽ không cảm thấy đúng đắn trong tình huống đó, nhưng bạn chọn không nói gì cả.

Hãy tưởng tượng rằng đồng nghiệp của bạn vừa nhờ bạn giúp thay ca vào cuối tuần này vì bạn của họ đang ở trong thành phố. Mặc dù bạn đã có những tấm vé đi xem buổi biểu diễn với bạn mình, bạn vẫn đồng ý giúp đỡ bởi vì bạn không muốn gặp sóng gió ở nơi làm việc.

Khi bạn nói với chính mình rằng điều này ổn thôi trong tâm trí bạn, não bạn liền ngưng tìm kiếm những sự lựa chọn khác. Thay vì đòi quyền lợi cho bản thân, bạn lại hy sinh cuộc hẹn của mình. Trong tâm trí bạn, bạn nghĩ ra cả tá lý do tại sao nó sẽ ổn khi làm thêm thay vì dành thời gian để nói về thứ bạn cần.

Hãy tránh việc đồng tình với các thứ nếu chúng khiến bạn cảm thấy không hợp lý. Nếu bạn có thể chặn được vòng lặp của câu nói, "không sao", bạn có thể sẽ nghĩ ra được giải pháp tốt hơn. Chí ít thì bạn sẽ làm cho việc thành thật với bản thân trở nên khả thi hơn.

2. Dễ ợt

Xem xét một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn có thể khiến nó thật đáng sợ, nhưng bạn có thể xem nhẹ điều gì đó bằng cách tuyên bố rằng nó dễ ợt. Khi bạn nghĩ điều gì dễ dàng, bạn sẽ có những kỹ năng cần thiết và đủ kiến thức để giải quyết vấn đề. Nếu bạn không sở hữu những thứ đó, thì gán từ "dễ dàng" lên có thể giúp bạn có một cách nhìn nhận đơn giản hơn.

Khi chúng ta nghĩ rằng điều gì đó là đơn giản, chúng ta thường ngừng tìm kiếm cách giải quyết tốt hơn, và ta có thể sẽ không nhận ra được những tiểu tiết mà có thể sẽ quyết định sự thành bại. Ít nhất thì, chúng ta làm mọi thứ trở nên khó khăn hơn đối với bản thân bởi vì chúng ta không sẵn lòng tìm kiếm những cách khác để giải quyết vấn đề.

Tiếp thu điều gì đó rất dễ làm nó trở nên khó khăn đối với những người xung quanh chúng ta. Nếu ai đó nhờ bạn giúp đỡ, bạn có thể khiến họ cảm thấy ngớ ngẩn bằng câu trả lời như; "Nó quá dễ dàng." Kể cả khi bạn nghĩ nó đơn giản, bạn có thể sẽ không giải thích được theo cách dễ cho người khác nắm bắt.

Tôi đã tham gia vào một lớp Yoga nơi mà giáo viên ra hiệu cho chúng tôi vào những tư thế phức tạp. Cô ấy không chỉ làm cho nó nhìn dễ dàng, mà cô ấy còn bảo chúng tôi rằng tư thế đó rất dễ làm. Cô ấy đã tập yoga nhiều năm rồi, và như một kết quả, cô ấy đã quên cô ấy đã cố gắng đến mức nào để học tư thế đó. Câu cửa miệng mà cô ấy hay nói với bản thân truyền tới lớp học, và chúng tôi cảm thấy thật ngu ngốc khi không thể làm được ngay những gì cô ấy yêu cầu.

3. Nó đã như vậy từ trước giờ rồi

Truyền thống thì tuyệt vời, nhưng sự bất tài thì không. Khi bạn cứ dựa vào những tiền lệ lịch sử cho hành động của mình, thì bạn có thể sẽ không thể nhìn được vấn đề từ cách nhìn mới. Bạn sẽ không bao giờ tiến bộ hay học được điều gì mới nếu bạn cứ kẹt mãi ở quá khứ.

Nếu mọi người từ chối sử dụng điện thoại di động bởi vì điện thoại luôn luôn có những sợi dây và được nối đất, thì chúng ta sẽ không có những chiếc điện thoại thông minh hôm nay. Chúng ta khó có thể hình dung được một chiếc điện thoại có thể dùng như một chiếc máy ảnh hay máy tính mini nếu ai đó không quyết định rằng chúng ta cần thử điều mới mẻ.

4. Tôi không biết​​​​​​​

Đây có lẽ là câu cửa miệng tệ hại nhất. Khi chúng ta nói với bản thân rằng chúng ta không biết, chúng ta đã giơ tay đầu hàng. Chúng ta tự bó buộc bản thân nên chẳng thể nghĩ ra phương án giải quyết nào. Điều này giống như việc làm một người suốt ngày than vãn nhưng không bao giờ làm gì cả.

Giáo viên lúc nào cũng phải chiến đấu với những con quái vật "em-không-biết" ở trên lớp. Những đứa trẻ mà hay kêu lên rằng chúng không biết làm thứ gì đó thì thường hay bỏ cuộc. Nghĩ tới những lần bạn nói với ai đó rằng, "tôi không biết.'' Tình cờ, nó đóng băng mọi hoạt động khi bạn chờ cho ai đó cho bạn gợi ý hay giải thích giúp bạn.

Việc biết rằng bạn không biết cái gì đó có thể tạo động lực cho bạn để tìm kiếm câu trả lời, nhưng nếu tiếng nói bên trong bạn cứ kẹt mãi ở câu, "Tôi không biết," bạn sẽ dành thời gian để nhờ người khác giúp thay vì tự khám phá ra. Bạn không thể trưởng thành theo cách này bởi vì bạn sẽ luôn phải chờ đợi người khác.

5. Mình chỉ cảm thấy nó không được đúng lắm

Câu cửa miệng này có cách hoạt động gần giống với câu nói, "Dễ ợt", bởi vì nó làm chúng ta ngừng tìm kiếm giải pháp. Điểm khác nhau chính đó là khi bạn nói câu này ra, bạn cảm thấy bối rối.

Nếu có gì đó không ổn với bạn, thì chắc chắn phải có một lý do, nhưng nếu nói rằng. "Nó có cảm giác không đúng lắm", bạn đã ngăn bản thân tìm ra điều mà bạn không thích.

Hãy tưởng tượng rằng bạn đang ở giữa cuộc tìm kiếm công việc mệt mỏi, và bạn vừa nhận được một lời đề nghị. Bạn từ chối lời mời bởi vì "chỉ là nó không cảm giác đúng cho lắm". Trong tình huống này, bạn cần tìm ra cái gì không đúng. Có phải đơn giản và bạn không thích giá trị của công ty không? Buổi phỏng vấn có làm bạn thấy không thoải mái? Mức lương quá thấp ư? Biết được điều này có thể giúp bạn lọc lại sự tìm kiếm và tránh được việc tham gia những buổi phỏng vấn không phù hợp với tiêu chuẩn của bạn.

6. Điều đó là không thể

Nếu bạn có thể mường tượng ra nó, thì điều đó là khả thi. Bất chấp việc liệu bạn có cần sự may mắn hay bạn có phải nỗ lực nhiều hay không, thì vương quốc của những khả năng vẫn là rất rộng lớn. Khi bạn nói điều gì đó là bất khả thi, bạn cho phép suy nghĩ tiêu cực thống trị tầm nhìn của bạn.

Não của bạn, chỉ luôn tìm cách dễ dàng hơn cho bạn mà thôi, khi nó nghe thấy rằng, "Điều đó là không thể," thì nó sẽ hoạt động để củng cố cho phát biểu đó. Bạn có xu hướng thừa nhận chúng, và điều đó dẫn tới việc bạn tìm bằng chứng để củng cố cho những gì bạn tin tưởng.

Nếu bạn thử làm điều gì mới mẻ và nghĩ rằng điều đó là không thể, thì bạn đã ngăn bản thân tìm ra cách để khiến điều đó trở nên có thể. Thay vì nói với bản thân rằng bạn đang làm điều bất khả thi, hãy thử ghi ra một danh sách "Những thứ khả thi". Xác định những thử thách có thể ngăn cản bạn đạt được mục đích. Bạn có thể gặp trở ngại, nhưng bạn sẽ không bao giờ gặp niềm tin thông thường về điều không thể làm được.

Có lẽ sự khó khăn của bạn trông quá lớn để vượt qua. Ví dụ, nhiều người gặp khó khăn với khoản nợ cho vay của sinh viên. Nếu một người đã làm hết mọi thứ trong khả năng của mình để thoát nợ, thì anh ấy hay cô ấy có thể sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ từ một cố vấn tài chính. Việc tìm đến sự trợ giúp từ bên ngoài là một ý tưởng to lớn trong trường hợp này bởi vì nó rất khó để nghĩ đến những thứ từ một quan điểm khách quan khi bạn vốn đã cho rằng sự trở ngại là không thể vượt qua.

Đã đến lúc tạm dừng để thay đổi cuộc đối thoại nội tâm

Đối với đa số chúng ta, những cuộc đối thoại bên trong thường diễn ra mà ta còn không hề nghĩ tới. Những câu cửa miệng khá là tiện lợi bởi vì chúng khiến ta nói ra một cách tự động. Nó khá là quan trọng trong việc phá hủy những khuôn mẫu suy nghĩ tiêu cực.

Mỗi lần bạn thấy bản thân lặp đi lặp lại một câu nói tiêu cực, nhấn ngay nút dừng ở bên trong, và thử một giải pháp khác tốt hơn. Nếu bạn cảm thấy tội lỗi khi nói, "tôi không biết", thì hãy thử nói điều gì đó như, "tôi không biết, nhưng tôi sẽ tìm ra thôi". Bằng việc thay đổi những sự phát biểu tiêu cực sang tích cực, bạn đã cho phép não bạn sống với toàn bộ tiềm năng giải quyết vấn đề của nó.

Tài liệu tham khảo