9 tháng trước
Trả Lời Cho Câu Hỏi Hóc Búa: Chất Lượng Hay Số Lượng?
339

3763
Lượt xem
197
Lượt chia sẻ
61
Lượt bình luận

Chất lượng hay số lượng là chủ đề được bàn tán nhều nhất khi phải quyết định xem cái nào quan trọng hơn trong cuộc sống của chúng ta. Dù bạn cho rằng "chất" quan trọng hơn "lượng" hay ngược lại, thì điều đáng nói ở đây là bạn giải thích như thế nào cho sự lựa chọn một trong hai thứ đó.

Bạn nên chọn ăn buffet (nơi mà bạn được ăn thoải mái, bao nhiêu tùy ý) hay là đến một nhà hàng được xếp hạng ngôi sao Michelin với những món ăn hấp dẫn? Mỗi ngày sau giờ làm việc, bạn dành một ít thời gian cho vợ, chồng hay người yêu của mình hay là đợi đến cuối tuần để cùng nhau làm một điều gì đó? Nên sở hữu 10 chiếc quần jean rẻ tiền hay chỉ một chiếc xịn, đạt chuẩn thời trang?

Tất nhiên là chúng ta quyết định chọn cái nào tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể lúc đó. Nhưng cái cách mà chúng ta định nghĩa xem "cái nào tốt nhất cho chúng ta" đã thay đổi theo thời gian.

"Chất" hay "lượng": Cuộc cách mạng tư duy

Kể từ cuộc Cách mạng Công ngiệp vào những năm 1800, xu hướng tiêu dùng và tư tưởng lượng quan trọng hơn chất phổ biến nhanh chóng. Có nhiều của để tiêu dùng vẫn tốt hơn và điều đó chứng tỏ rằng bạn giàu có và ở đẳng cấp cao hơn. Lối suy nghĩ "càng nhiều càng tốt" được hình thành, bám rễ vào suy nghĩ chung tạo thành sự đồng thuận giữa mọi người là lượng quan trọng hơn chất.

Ví dụ điển hình của lối suy nghĩ này là "nếu tôi có nhiều quần áo, tôi sẽ có nhiều chọn lựa hơn và mọi người sẽ thấy tôi là một người giàu có, nổi tiếng và thời thượng." Đó cũng là khi bạn tin rằng mình mua càng nhiều thứ cho vợ, chồng hay người yêu thì đó là bạn yêu mến họ nhiều hơn. Thế là tự dưng việc thỏa mãn những đòi hỏi bằng vật chất lại trở thành biểu tượng của tình yêu! Tương tự như vậy là ảnh hưởng của tư duy "đáng đồng tiền bát gạo" có xu hướng ngiêng về lượng, ví dụ như bạn chọn đi ăn buffet tùy ý để được ăn thoải mái với chi phí thấp hơn.

Nhưng lối suy nghĩ hạn hẹp này đang dần thay đổi theo nhận thức của con người về cái gọi là "thỏa mãn" (satisfaction) và kéo theo là định nghĩa những gì là "tốt nhất" đã có những chuyển biến rõ rệt.

Sự lên ngôi của chủ nghĩa tối giản cùng với suy nghĩ "ít hơn sẽ là nhiều hơn" với đại ý là có những thứ có giá trị hơn nhiều so với một số lượng lớn những thứ tương tự như vậy đang trở nên phổ biến. Bạn bỏ nhiều tiền hơn để mua một chiếc quần jean hợp thời với thương hiệu và chất lượng tốt hơn thì chiếc quần đó sẽ giá trị hơn nhiều 10 chiếc quần jean rẻ tiền kia. Hay bạn bỏ ra 100 đô la để được ăn ở nhà hàng được xếp hạng ngôi sai Michelin, có thể khẩu phần sẽ không bằng bữa buffet tùy ý giá 20 đô là kia, nhưng với bạn thì những trải nghiệm ẩm thực lại giá trị hơn nếu xét về "chất".


Tư duy trọng "chất" đã thay thế tư duy trọng "lượng" như thế nào?

Trình độ giáo dục và học vấn của mỗi cá nhân được nâng cao, cộng với việc được sống trong một thế giới nhìn chung là hòa bình và thịnh vượng hơn, với sự ổn định ở hầu hết các quốc gia khiến cho mục tiêu của con người ngày nay không phải lo lắng để sinh tồn. Các thế hệ đi trước đã phải lo lắng về cơm áo, nước uống và nhà cửa trong khi ngày nay những điều đó là thứ yếu và người ta quan tâm đến những gì tốt hơn và họ có đủ khả năng để chi trả cho những thứ đó.

Mô hình tháp nhu cầu của Maslow là góc nhìn của tâm lí học về sự tò mò và động lực của con người. Ông giải thích rằng người ta cần phải trải qua những giai đoạn cùng cực thì mới tạo được động lực thúc đẩy tiến trình tư duy lên tầm cao mới. Nếu chỉ xét tương quan giữa lượng và chất, thì việc xem trọng "chất" sẽ chỉ có khi nào người ta đã trải nghiệm một "lượng" lớn trong cuộc sống đủ để thấy rằng giá trị của "lượng" lớn đó là không cao.

Chúng ta biết rằng cuộc sống hiện nay không phải là cuộc chiến sinh tồn nữa (lượng) mà chúng ta cần sống khỏe, sống thoải mái (chất).


 Những ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta

Muốn biết cần chất hay cần lượng bạn phải có tình huống cụ thể. Cho dù sự chuyển đổi tư duy từ lượng sang chất có thể xem là tích cực trong xã hội chúng ta, nhưng người quyết định vẫn là chính chúng ta dựa trên những ưu tiên và những gì chúng ta cho là tốt nhất với bản thân mình.

Có lẽ bạn vẫn thích đi tiệc buffet tùy chọn kia vì ở đó bạn có nhiều món ăn để lựa chọn hơn và bạn có thể ăn bao nhiêu tùy ý. Bạn cảm thấy vui và không cho rằng đó là một điều không tốt. Hoặc bạn là người thích ăn ngon và dù phải trả tiền cao hơn mà khẩu phần lại ít hơn nhưng bạn vẫn thấy "đáng đồng tiền bát gạo" vì tất cả những trải nghiệm ẩm thực bạn đã được nhận.

Bạn có nên dành thời gian với nửa kia của mình mỗi ngày khi cả hai người đi làm về mệt mỏi rồi và không thể dành trọn tư tưởng cho nhau? Có bạn sẽ nói là vẫn được, còn số khác cho rằng tốt hơn là nên dành cả thứ Bảy bên nhau khi mà cả hai đều đã nghỉ ngơi và có thể dành trọn thời gian cho nhau.

Vậy thì đâu là điểm lí tưởng giữa chất và lượng?

Có một quy tắc áp dụng cho tất cả mọi thứ, đó là "cái gì cũng nên vừa phải thôi", và chất hay lượng cũng không ngoại lệ. Tư duy của thế hệ ngày nay có xu hướng nghiêng về chất để đánh giá giá trị sự việc, để cân bằng cuộc sống cũng như được hạnh phúc. Tuy nhiên, bạn cũng phải xem xét rằng mình đang ở trong tình cảnh nào để đưa ra các quyết định phù hợp nhất với tình hình đó.

Trong xã hội ngày nay, áp lực từ những người xung quanh cũng như từ các phương tiện truyền thông xã hội khiến giá trị bản thân (self-worth) dễ đổ vỡ hơn bao giờ hết vì người ta luôn đặt ra những so sánh qua lại. Luôn có những tranh cãi xảy ra xung quanh việc chọn chất hay là lượng trong một số trường hợp cụ thể.

Tốt nhất là chúng ta phải cân bằng được giữa chất và lượng trong các khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Nếu siêu thị đang có khuyến mãi, thì điều bạn hướng đến là lượng vì bạn có thể mua trữ sẵn những gì mình cần. Còn khi bạn dành ra 2 tiếng đồng hồ đi spa thư giãn với người thân thay vì đi 2 tiếng mỗi tối nhưng lại không chuẩn bị kĩ càng và lại đang mệt mỏi, thì cái bạn đang cần là chất.


Làm sao để giữ sự cân bằng giữa lượng và chất

Lượng và chất là hai khái niệm độc lập tùy theo những gì bạn cho là có giá trị đối với bạn. Nếu bạn trả lời được điều đó thì bạn mới biết nên ưu tiên cho điều gì trong những tình huống cụ thể. Giả sử bạn nghĩ có nhiều lựa chọn sẽ tốt hơn, vậy đó là lượng, nhưng nếu bạn cần sự ổn định và bền vững thì chất quan trọng hơn.

  • Lập danh sách những tính chất và giá trị bạn cho là quan trọng nhất: Khi đã có danh sách rồi thì nhìn vào đó bạn dễ dàng nhận thấy chất hay lượng sẽ phù hợp hơn với các tiêu chí và nhu cầu của mình. Bên cạnh đó, bạn cần cân nhắc xem để đạt được "chất" hay "lượng" đó, bạn sẽ phải đánh đổi những gì hay bạn phải làm gì. Chẳng hạn như bạn muốn có "chất" và vì thế muốn mua một chiếc đồng hồ đắt tiền, đảm bảo rằng bạn đủ tài chính để mua nó, bằng cách tiết kiệm tiền hoặc đừng mua những chiếc rẻ tiền đến khi nào bạn mua được nó.
  • Hãy trân trọng những gì bạn có: Điều này là rất quan trọng bởi vì trong cuộc sống mà bạn lúc nào cũng đi so sánh mình với người khác hay chịu áp lực từ họ thì sẽ rất căng thẳng. Xác định mục đích cuộc đời và tạo dựng mục tiêu sẽ giúp bạn xác định chất hay lượng, cái nào quan trọng hơn với bạn.

Vì sao tìm được sự cân bằng lại không dễ dàng

Không chỉ mình bạn mới gặp khó trong việc xác định xem khía cạnh nào cần chất và khía cạnh nào cần lượng trong cuộc sống.

Thường thì chúng ta phân vân giữa chất và lượng, vì chúng ta không chỉ muốn tốt nhất cho bản thân mình, mà còn cho những người thân yêu nữa. Sẽ có trường hợp chúng ta được cái này mà mất cái kia - lấy lại ví dụ chiếc đồng hồ đắt tiền ở trên, lúc đang dành tiền ra để tiết kiệm mà bạn thấy những chiếc rẻ hơn, có thể mua nhưng phải quyết định không mua thì thật khó.

Nhưng cuối cùng thì ưu tiên và sự tự tin của bạn khi quyết định một điều gì đó chính là chìa khóa. Sự cân nhắc kĩ càng là tối quan trọng để đạt được kết quả cuối cùng. Chẳng hạn, với một ai đó, chăm chỉ làm việc để mang đến những gì tốt nhất cho gia đình họ (lượng) có thể trả giá bằng việc chính thời gian họ được bên gia đình bị hạn chế (chất), nhưng gia đình họ sẽ cảm thấy thế nào thì tốt hơn?


Bạn hãy suy nghĩ kĩ về giá trị cũng như kết quả cuối cùng trong từng khía cạnh cuộc sống của bạn và từ đó xét xem chất hay lượng quan trọng hơn trong từng trường hợp. Như vậy thì bạn có thể dự tính và đạt được mục tiêu của mình, bạn sẽ sống một cuộc sống vui vẻ và thoải mái hơn.

Không tìm thấy nội dung