3 tuần trước
Phải Chăng Ý Tưởng Càng Lớn, Thì Giá Trị Càng Cao?
380

4194
Lượt xem
102
Lượt chia sẻ
14
Lượt bình luận

Năm 1935, Boeing và Martin & Douglas - hai công ty hàng không - mang những chiếc máy bay tới một sân bay ở Dayton, Ohio để thực hiện hợp đồng với Lục Quân Hoa Kỳ. Boeing trưng bày chiếc máy bay có tên là Mô hình 299, cánh dài 31.39 m, 4 động cơ (tiêu chuẩn lúc đó là 2 động cơ), chứa được số lượng bom quy định gấp 5 lần và có thể bay xa hơn bất kì loại máy bay nào khác.

Đó là một chiếc máy bay rất tinh xảo và khổng lồ.

Nhưng điều gì đã xảy ra ở Dayton? Chiếc máy bay đã rơi thẳng xuống đất, cướp đi tính mạng của hai người trên boong.[1]

Giả thuyết tức thời về những gì đã xảy ra rất phức tạp. Một số tờ báo gọi nó là “quá nhiều máy bay cho một người bay”. Martin & Douglas nhận được hợp đồng đó, còn Boeing gần như bị phá sản.

Tuy nhiên, một số người trong Lục Quân Hoa Kỳ vẫn nghĩ Mô Hình 299 có thể hoạt động được. Họ tập hợp lại và cố gắng sửa những lỗi phức tạp. Ban đầu họ nghĩ vấn đề nằm ở kinh nghiệm của các phi công – nhưng trong lần bay thử ở Dayton, viên phi công lái chiếc máy bay đó là một người có rất nhiều kinh nghiệm bay. Vì vậy vấn đề không phải là kinh nghiệm.

Qua nhiều thời gian, họ bất chợt phát hiện ra một ý tưởng cực kì đơn giản: danh sách kiểm tra trước chuyến bay.[2]


Danh sách kiểm tra trước chuyến bay là một thành công và chiếc máy bay đã được đặt tên khác là B-17, chiếc máy bay có ảnh hưởng lớn tới chiến tranh Thế giới thứ 2 sau đó. Đồng thời, danh sách kiểm tra của phi công là tiền đề khai sinh ra danh sách kiểm tra trong bệnh viện, giúp các bệnh viện nâng cao an toàn trong phẫu thuật lên 30% và hơn thế nữa.

Một ý tưởng cực kì đơn giản nhưng có sức ảnh hưởng rất lớn​​​​​​​.

Một điều rất thông thường là chúng ta thường đi tìm những ý tưởng lớn lao. Bởi chúng ta tin rằng ý tưởng càng lớn thì giá trị của nó càng cao. Nhưng danh sách kiểm tra trước chuyến bay là một trong rất nhiều bằng chứng chứng minh rằng quan niệm trên không đúng.

Hãy bắt đầu từ ý tưởng nhỏ và nâng tầm nó lên


Nếu bạn muốn tạo ảnh hưởng, hãy nhắm tới ý tưởng nhỏ và nâng tầm nó lên. Bắt đầu bằng một ý tưởng nhỏ hay một ý tưởng cũ. Làm sao để có thể sử dụng được ý tưởng cũ, điều chỉnh hay thay đổi để “nâng tầm” các giá trị cao hơn?

“Tạo đòn bẩy” là một chiến lược đầu tư liên quan tới việc sử dụng vốn vay nhằm tăng lợi nhuận cho khoản đầu tư. Ý tưởng cũng hoạt động như thế. Có thể chuyển đổi một ý tưởng cũ trong một tình huống mới. Hay một ý tưởng đơn giản giống như danh sách kiểm tra trước chuyến bay có thể thay đổi cục diện một cuộc Chiến Tranh Thế Giới.

Chúng ta không cần thiết phải luôn đợi chờ “ý tưởng lớn” gây hứng khởi đến. Điều gì xảy ra nếu nó chẳng bao giờ tới và chẳng nhẽ chúng ta hoàn toàn không có bất kì ý tưởng nào?

Làm thế nào để tìm ra ý tưởng nhỏ đó?

Cách dễ nhất là hãy bắt đầu với một vấn đề.

Bởi vì có quá nhiều loại vấn đề khác nhau cần giải quyết nên bạn hãy tìm một vấn đề trong khả năng hoặc trong chuyên môn của bạn. Bằng cách thu hẹp phạm vi, bạn sẽ không bị phân tâm bởi các vấn đề mình không kiểm soát được. Trong phạm vi đó, bạn hãy tìm kiếm vấn đề hay xảy ra. (Một cái gì đó thường xuyên.)

Bạn cần bám sát vấn đề đã tìm ra và xem xét nó – hãy bắt đầu với nguyên nhân gốc, sau đó tìm các lớp nguyên nhân khác nhau. Hãy nắm rõ cốt lõi vấn đề là gì. Điều này giúp bạn suy nghĩ được nhiều cách tiếp cận/nhiều giải pháp tốt hơn cho nó.

Giờ thì hãy đánh giá các nguyên nhân và nghĩ tới các giải pháp. Nếu có sẵn các giải pháp thì hãy đánh giá liệu xem chúng thực sự có thể giải quyết các nguyên nhân mà bạn đã tìm ra không. Nếu câu trả lời là không thì đó có thể là vấn đề khó giải quyết. Nhưng nếu câu trả lời là có thì không cần lo lắng quá nhiều về nguyên nhân gốc – cố gắng đánh giá các lớp nguyên nhân khác.

Nếu không có sẵn các giải pháp thì hãy suy nghĩ tới các giải pháp cho các tầng nguyên nhân khác nhau. Điều này nghe có vẻ trái ngược với nhiều người nhưng thông thường khi bạn ngừng tìm kiếm ý tưởng lớn thì bạn tự mở cho mình cơ hội lớn cho sự sáng tạo.

Nhỏ mà lại lớn


Một hành động đơn giản với một công cụ giản đơn, không mới lại có tầm cỡ không thể tin được. Đừng kiếm tìm một ý tưởng vĩ đại. Hãy tìm kiếm một vấn đề khó. Và hãy bắt đầu bằng việc quan sát các phiền toái bạn gặp phải trong cuộc sống thường ngày. Ra đi với ý tưởng nhỏ và trở về với những chiến lợi phẩm lớn từ đó. Bạn có lẽ không dành chiến thắng trong một cuộc Chiến Tranh Thế Giới, không, nhưng bạn có thể rất thành công.

Tài liệu tham khảo: