1 tháng trước
10 Bước Cần Thiết Đi Đến Thành Công Để Thực Sự Đạt Được Ước Mơ Của Bạn
414

5254
Lượt xem
204
Lượt chia sẻ
36
Lượt bình luận

Những bước để thành công là gì? Nh​​​​​​​iều người sẽ cho rằng, “Điều đó phụ thuộc vào định nghĩa thành công của bạn.” Tuy vậy, định nghĩa không phải là điều mà bạn theo đuổi.

Bạn biết điều mình muốn và bạn quan tâm đến việc được nghe chính xác cách để biến những giấc mơ của mình thành hiện thực.

Vấn đề cơ bản của bạn là thời gian và những nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày. Người chậm trễ trong hành trình đến thành công vì có nhiều hoá đơn cần chi trả. Bạn sẽ chẳng thể nghĩ được bất kì sáng kiến nào cũng như chẳng thể viết được cuốn sách gì, bởi bạn phải suy nghĩ làm sao để thanh toán những hóa đơn ngay lúc này đây. Khi làm xong việc đó rồi, bạn thấy thật khó tìm lại động lực tiếp tục theo đuổi giấc mơ của mình. Bạn cảm thấy mệt mỏi, thậm chí chẳng còn hứng thú gì với nó nữa. 

Giờ là lúc bạn cần thay đổi. Chẳng có chiếc chìa khóa nào tới được thành công ngay - mà có rất nhiều chìa khóa đến nhiều cánh cửa, nhiều bước thực hiện mà mỗi bước lại dẫn tới bước tiếp theo:

1. Chỉ có động lực thôi thì không thể thành công

Chờ đã, chẳng phải việc có đạt được các mục tiêu đều liên quan tới động lực cá nhân hay sao? Bạn sẽ thành công bằng cách nào nếu bạn chẳng có chút động lực nào cả?

Vấn đề ở đây là động lực:

Nó lệ thuộc vào sự bộc phát và cảm xúc. Nếu điều duy nhất thúc đẩy bạn là sự khao khát đạt được kết quả thì khi không còn khao khát nữa, bạn sẽ không thể đạt được những thứ bạn mong muốn. Rồi sẽ có những lúc bạn khát khao cao độ thì bạn lại bị cuốn vào những việc khác. Bạn không thể ngưng làm chúng được bởi nếu bạn làm vậy, bạn sẽ không được trả tiền công.

Aytekin Tank, người sáng lập JotForm, khuyên chúng ta hãy dựa vào "những phương pháp" thay vì nội lực. [1] Nội lực chính là động lực hành động của bản thân và Tank chỉ ra rằng "có thể có những lúc bạn không muốn hành động.”

Thay vì chỉ dựa vào đam mê, hãy thiết lập một phương pháp và thực hiện nó bất kể bạn cảm thấy thế nào. Dưới đây là bản tóm tắt nhanh về cách Tank vận hành phương pháp của mình như thế nào:

  • Nhận biết hai hay ba điều bạn muốn tập trung vào. Tất cả những điều này đều nên liên quan đến mục tiêu chính trong cuộc đời bạn
  • Hàng ngày thiết lập thời gian biểu chú trọng hiệu suất 
  • Nói không với bất kì hoạt động nào không phù hợp trong phạm vi chú trọng
  • Cho phép bản thân một mức linh hoạt nhất định. Nếu bạn hoàn toàn không có chút động lực nào thì hãy ngồi xuống và viết gì đó, hay đọc một cuốn sách để có thêm thông tin cho phần viết của mình, hoặc dành thời gian lập danh mục những thứ xung quanh bạn

Đối với nhiều người trong chúng ta, việc nói “không” với những thứ  quen thuộc, hấp dẫn khiến ta dễ mất tập trung như thế khá khó khăn. Tank đề nghị cần tập trung vào những điều bạn thích nhất trong ước muốn của mình. Tại sao bạn đang bắt đầu làm việc này? Hãy thực hành việc tập trung vào những thứ có thể biến các mục tiêu của bạn trở lên tuyệt vời.

2. Học hỏi noi theo những người đi trước

Việc không học hỏi từ những người thành công cũng giống như việc bạn phớt lờ những chỉ dẫn của người dân trong thành phố mà bạn lần đầu tới thăm. Nó chẳng có ý nghĩa gì đâu.

Bất luận bạn là người phiêu lưu hay muốn nổi loạn tới cỡ nào thì bạn phải có những người thầy dạn dày kinh nghiệm. Học hỏi cách họ đã làm, bắt đầu từ những điều cơ bản, rồi sau đó mới tìm ra những phương cách khiến bạn khác biệt. 

Theo Đại Học Ohio, một số doanh nhân tự lập thành công nhất có chung những đặc điểm sau:[2]

  • Các mục tiêu và kế hoạch đơn giản
  • Xu hướng hợp tác và tin cậy những người sẽ giúp họ đạt được các mục tiêu và sa thải những người không giúp họ làm được việc đó
  • Sự can đảm và lòng quyết tâm
  • Xu hướng ưu tiên và tinh giản thông tin liên lạc quan trọng và minh bạch
  • Xu hướng tiết kiệm tiền nếu có thể
  • Năng lực ra quyết định có thể lồng ghép những điều thực tế, những câu chuyện và cảm xúc của nhiều người.

Nếu bạn đang gặp khó khăn quyết định xem ai là người bạn sẽ tranh đua thì những điểm nêu trên cũng khá tuyệt để bạn học hỏi đấy.

Cuối cùng là, bạn càng quan sát và nói chuyện với những người thành công, bạn càng tìm được một người thầy hay một mẫu hình để noi theo.

Tìm kiếm những khí chất khiến họ trở lên tuyệt vời và nỗ lực trau dồi chúng trong chính bản thân bạn.

3. Thiết lập mạng xã hội đúng phương pháp

Không nghi ngờ gì về việc bạn cần mọi người giúp bạn thành công. Không ai — và không có ý tưởng lớn của ai  — tồn tại được trong chân không. Điều đó nói lên rằng, chỉ có một cách đúng để xây dựng mạng xã hội của mình .

Nếu bạn xây dựng mạng xã hội sai phương pháp, bạn sẽ ra đi trong sự giận dữ thậm chí bị tổn thương. Không bao giờ được đánh giá thấp trò chơi đánh bạc cảm xúc trong khi đang thiết lập nó.

Nghe có vẻ nan giải nhỉ, nhưng kết nối mạng xã hội hiệu quả sẽ dễ dàng hơn khi bạn có một bộ hướng dẫn thực hiện. Đại Học Rutgers có một số lời khuyên cho việc thiết lập mạng xã hội mà bạn cần xem xét:[3]

  • Giúp ích: Tuân thủ nguyên tắc vàng của mạng lưới — giúp đỡ người khác, tốt bụng và nhận sự quí mến từ mọi người. Sau đó giữ liên lạc với những người mà bạn đã giúp
  • Điềm tĩnh: Đáng tin, kiên định, can đảm — cho mọi người thấy bạn có thể bình tĩnh và chuyên tâm vào một hình ảnh phản ánh cam kết không thể lay chuyển cho niềm đam mê của bạn
  • Đáng tin cậy: Không thiết lập quan hệ với người chỉ vì họ sẽ làm lợi cho bạn. Hãy tạo những mối quan hệ dựa trên sự quan tâm thực sự của bạn về việc người đó là ai và họ đang làm gì
  • Ngay thẳng: Những lời đường mật của bạn sẽ không hiệu quả đâu. Cuộc trò chuyện trung thực, thành thật và thẳng thẳn là dấu hiệu phân biệt một người giao tiếp giỏi
  • Ân cần, chu đáo: Hết sức cẩn thận và chú ý đến những điều người khác nói và đừng phí lời. Bạn càng nói nhiều về bản thân mình thì người khác càng ít lưu tâm tới bạn. Hãy tìm hiểu những sở thích và đam mê của người khác thì hơn

Thiết lập mạng xã hội theo hành trình riêng của nó và mỗi bước thực hiện đều quan trọng như đích đến.

Chú tâm đến những khoảnh khắc, tới những điều mọi người nói và làm, và tạo dựng mối quan hệ với những người sôi nổi, đầy mục tiêu.

4. Rèn luyện sự hoàn hảo

Bạn biết mình cần rèn luyện để vượt trội bất kì lĩnh vực gì — thầy cô, cha mẹ và người huấn luyện truyền cho bạn điều này trong quá trình nuôi dạy bạn. Nhưng rất có thể là họ đã không đưa cho bạn một bức tranh chuẩn xác về cách rèn luyện đúng đắn.

Rốt cuộc thì đây là một cuộc thảo luận về cách thực sự để đạt được những mơ ước của bạn. Ước mơ của bạn không phải là thứ tầm thường hoặc cao siêu gì, mà nó thực sự là việc đóng cái gì đó lên tường với sự xuất sắc, dứt khoát và đúng đắn.

Không chỉ mỗi rèn luyện thôi. Mà hãy rèn luyện đúng phương pháp và thực hành nó  nhiều lần.

Theo cuốn sách Cách Luyện Tập Sự Hoàn Hảo của Doug Lemov (đồng tác giả với Erica Woolway và Katie Yezzi), tác giả chỉ ra rằng bạn không chỉ tập luyện nhiều thôi đâu — mà còn phải xem cách bạn rèn luyện như thế nào nữa. Ông ấy đưa ra một số lời khuyên đáng giá trong việc rèn luyện chính bản thân bạn để thành công:[4]

  • Xác định đúng phương pháp và luyện tập nó nhiều lần. Tập luyện sai phương pháp sẽ khiến não bộ mã hóa sai
  • Luyện tập những điều quan trọng và hiệu quả nhất. Nguyên tắc 80/20 nói rằng 20% của việc rèn luyện đúng phương pháp sẽ mang lại 80% kết quả
  • Thông qua việc lặp lại, hành động chuyên sâu sẽ khiến cho bạn sau đó chỉ nghĩ về nó
  • Lặp lại cho đến khi bạn có thể suy nghĩ một cách sáng tạo trong khi đang thực hiện nhiều việc một cách máy móc
  • Mỗi khi luyện tập, điều đầu tiên bạn phải làm là thiết lập mục tiêu — Lemov nói hãy khiến mục tiêu “dễ quản lý và đo lường được”
  • Tập trung vào điều mà bạn đã làm tốt và tiếp tục rèn luyện việc đó
  • Nếu bạn làm vài thứ bị sai, hãy sửa sai bằng cách quay lại làm đúng phương pháp và lặp đi lặp lại việc làm đó

Để rèn luyện sự hoàn hảo, sẽ rất hữu ích cho chúng ta nếu được ai đó góp ý. Nếu bạn không có một người thầy dạn dày kinh nghiệm hay một huấn luyện viên cho mình thì hãy tham khảo các thông tin có sẵn trong thư viện và trực tuyến.

5. Xem thất bại như một phần của quá trình

Nếu bạn muốn không làm gì nhưng vẫn thành công thì bạn sẽ chỉ có thất vọng thôi.

Bất cứ điều gì đáng làm thường khó làm và thất bại là một phần quan trọng của quá trình đó. Sự thất bại cho bạn sự hiểu biết đáng giá về những thứ bạn không nên làm.

Thậm chí nếu bạn không thể hình dung được điều bạn đã làm sai, có thể có nhiều yếu tố môi trường/ngoại cảnh tác động dẫn tới thất bại của bạn.

Bây giờ là cơ hội để bạn phân tích xem những nhân tố đó có thể là gì. Một khi bạn gặp thất bại, bạn sẽ phải phân tích những điểm sau:

  • Điều gì (nếu có) là yếu tố ngoại cảnh/môi trường/xã hội làm tôi vấp ngã?
  • Tôi có thể phản ứng theo cách khác cho lần tới như thế nào khi phát sinh vấn đề?
  • Có nhiều vấn đề tôi đã gây ra bất chấp yếu tố ngoại cảnh đúng không? Tại sao tôi đã gây ra chúng chứ?
  • Tôi có thể và nên nhờ ai giúp đỡ những lúc như thế?

Việc phân tích và học hỏi tất nhiên không phải điều dễ dàng. Đó là lý do tại sao bạn nên sẵn sàng đón nhận sự thất bại không chỉ một lần.

Như  bước 4 nói trên, bạn nên tối ưu việc rèn luyện. Khi bạn thực hành càng nhiều từng phần quá trình của mình đúng phương pháp thì thất bại sẽ càng ít xảy ra hơn.

6. Thiết lập các mục tiêu thực tế

Những mục tiêu thực tế  là các điểm kiểm tra mà bạn có thể gặp trên đường đến thành công. Nếu mục tiêu của bạn là trở thành một ngôi sao nhạc rock hoặc một người nổi tiếng thì đó là điều không thể thực hiện ngay được. Vì nó là một mơ ước.

Thiếu những mục tiêu thực tế đưa bạn tiến gần hơn mơ ước thì sẽ không thể biến ước mơ trở thành hiện thực.

Một nghiên cứu công bố trên trang Khoa học trực tiếp cho thấy nhiều người bị trầm cảm và lo lắng ở mức độ cao hơn do những xung đột và mâu thuẫn trong mục tiêu.[5]

Nói cách khác, bạn có thể có một giấc mơ về thành công, nhưng những mục tiêu trước mắt có thể xung đột với nhau và khi điều đó xảy đến, sức khoẻ tinh thần của bạn sẽ sa sút.

Ngoài ra, cá nhân bạn có thể bị mâu thuẫn với những mục tiêu hiện tại bởi vì chúng không phù hợp với những thứ bạn thực sự coi trọng. Hãy đánh giá những mục tiêu của mình và tự hỏi điều gì mà mình thực sự mong muốn trong cuộc đời. Liệu những mục tiêu đó có phù hợp với những điều mình thực sự mong muốn hay không?

7. Hình dung xem điều gì đang gây ra những mâu thuẫn trong cuộc đời của bạn

Có thể bạn đang gặp phải một vấn đề làm mờ tầm nhìn của bạn. Trong trường hợp đó, những ước mơ và các bước để thành công cũng sẽ dần lu mờ đi khi bạn liên tục đương đầu với vấn đề phía trước.

Khoảng 18% số người trải qua rối loạn lo âu vào một số thời điểm trong cuộc đời nhưng chỉ có 37% những người mắc bệnh tìm kiếm sự giúp đỡ.[6]

Nỗi lo âu và sự rối loạn phổ biến khác như bệnh trầm cảm có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện tại nơi làm việc và cũng có thể đe dọa tới cuộc sống gia đình. Kết quả là bạn không thể tập trung được bởi vì sự rối loạn xuất hiện lờ mờ phía trước.

Thông thường những người mắc bệnh lo lắng luôn nghĩ về tương lai quá nhiều. Con đường để hoàn thành giấc mơ của bạn sẽ chẳng mở ra cho đến khi bạn tập trung vào những mục tiêu của mình ngay lập tức. Bắt đầu các bước trước mắt ví dụ như viết 500 nghìn từ một ngày từ 10 giờ sáng cho đến 2 giờ chiều — và lúc đó bạn chỉ tập trung vào hành động phía trước.

Ngoài ra, xem xét cách để tĩnh tâm giúp bạn giảm bớt sự lo lắng.

8. Loại bỏ những thứ gây xao lãng 

Những thứ khiến bạn mất tập trung xung đột lớn với mục tiêu của bạn. Điều lạ là bạn nhận thấy mình đang cứ cuộn lên rồi cuộn xuống cái bản tin Facebook của mình dù đang ở nơi làm việc. Bạn quyết định đi uống thứ gì đó ngay cả khi có một buổi hội nghị quan trọng vào sáng ngày hôm sau. 

Điều đáng buồn là Facebook và đồ uống chẳng có gì liên quan tới việc phát triển sự nghiệp của bạn — nhưng việc cải thiện chất lượng công việc là mọi thứ  mà bạn cần làm với ước mơ của mình.

Loại bỏ những thứ khiến bạn mất tập trung có thể cũng đơn giản giống như việc bạn đang tải một ứng dụng hiệu suất trên điện thoại hoặc máy tính bảng. Hoặc bạn có thể tự mình loại bỏ những thứ làm bạn xao lãng ở nơi làm việc - bất cứ thứ gì khiến bạn mất tập chung.

9. Cho phép mình có thời gian nghỉ ngơi

Bạn cần loại bỏ những thứ dễ khiến bạn xao lãng khi đang tập trung vào mục tiêu nhưng cũng nên cho mình thời gian nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng.

Thời gian nghỉ ngơi tốt nhất giúp não bộ của bạn khoẻ lại. Đi dạo ngoài trời, chơi game cùng bạn bè, tập thể dục, đọc một quyển sách — bất cứ điều gì bạn hứng thú miễn thứ đó tốt cho sức khoẻ của bạn là được.

10. Phân chia rõ ràng các hoạt động của bạn

Khi đang thực hiện các mục tiêu thì đó là tất cả những thứ bạn cần tập trung làm. Khi đang thiết lập các mối quan hệ xã hội thì đó là thứ mà bạn cần tập trung thực hiện. Khi bạn đang dành thời gian để nghỉ ngơi thì không có cớ gì bạn phải trả lời những bức thư về công việc. 

Việc phân chia rõ ràng các việc không những giúp bạn tập trung tối đa mà còn khiến niềm đam mê của bạn cũng mạnh mẽ hơn.

Những ý kiến cuối

Sợi dây gắn kết những bước tới thành công - nhân tố duy nhất biến các ước mơ của bạn thành hiện thực - là sự tập trung.

Xác định mục tiêu đơn giản sẽ mang bạn đến gần hơn và gần hơn nữa đến thứ có vẻ như một giấc mơ tuyệt vời. Khi bạn thực hiện từng mục tiêu, hãy rèn luyện sự tập trung hoàn toàn.

Những thời khắc bất ngờ tưởng chừng như sự tình cờ mà bạn vẫn đang rèn luyện sẽ đưa bạn tới ngưỡng cửa của ước mơ.

Sự lặp lại là chìa khóa cho sự tập trung. Rèn luyện việc xây dựng các kĩ năng đúng phương pháp, lắng nghe lời khuyên từ người khác, thiết lập cơ chế khiến bản thân phải làm việc và các mối quan hệ xã hội cho mình. Mỗi bước đi nhỏ cuối cũng sẽ góp phần tạo ra một cái gì đó lớn lao.

Nguồn ảnh bìa: Unsplash từ unsplash.com

Tài liệu tham khảo