8 tháng trước
7 Cách Để Sách Của Bạn Được Xuất Bản
356

6257
Lượt xem
202
Lượt chia sẻ
63
Lượt bình luận

Trong 10 năm qua, tôi đã làm việc với vài nhà xuất bản hàng đầu trên thế giới. Tôi đã làm việc như một biên tập viên, tác giả, quản lý dự án và nhà phân tích kinh doanh. Tôi đã làm việc với các chủ đề in ấn và kỹ thuật số, các chiến lược xuất bản và thương mại, và tôi rất may mắn khi làm việc với các nhóm làm việc cho các tác giả được yêu thích nhất trên thế giới.

Trên con đường sự nghiệp, tôi đã học được rất nhiều kinh nghiệm về việc một cuốn sách được xuất bản như thế nào, và như vài người đã hỏi tôi gần đây làm cách nào để tìm nhà biên tập hay nhà xuất bản tốt, hoặc nếu tôi có thể đọc bản thảo của họ, tôi nghĩ những chú ý này sẽ rất thú vị cho những tác giả đầy tham vọng ngoài kia.

Bây giờ, tôi sẽ chia sẻ vài hiểu biết làm cách nào để sách của bạn được xuất bản bởi một nhà xuất bản truyền thống, nhưng xin lưu ý rằng đó chỉ là một khả năng. Ngày nay, có rất nhiều lựa chọn để xuất bản tác phẩm của bạn, kể cả tự xuất bản. Tôi sẽ đề cập trong các bài viết sau này - giờ thì hãy xem trang này nhé.

1. Viết một lời đề nghị

Với các nhà xuất bản lớn nhất ở ngoài kia, một lời đề nghị là điều cần thiết để có sự chú ý của người biên tập. Bạn nên viết trước khi bạn bắt đầu liên lạc với bất cứ người biên tập nào, vì đó sẽ là điều đầu tiên họ yêu cầu bạn làm. Nếu bạn đã có sẵn và đang chờ đợi, và nó có vẻ chuyên nghiệp, họ có nhiều khả năng để nhận tác phẩm của bạn một cách nghiêm túc.

Đơn đề nghị nên viết khoảng 10-20 trang, và nên nói vài điều về bạn. Nó nên đề cập chi tiết ý tưởng cuốn sách của bạn, tách ra một chương, có lẽ một chương đầy đủ hoặc lời giới thiệu, thông tin trên blog của bạn (giả sử là bạn có), độc giả của bạn, bất cứ thống kê nào về lượng người đọc thực tế và kế hoạch trong tương lai về các tác phẩm của bạn. Nó cũng quan trọng để đề cập thông tin về cuốn sách được đề nghị của bạn so với các cuốn sách khác trên thị trường; nó khác biệt như thế nào so với các cuốn sách khác và nó cạnh tranh với điều gì.

Thậm chí nếu bạn đã viết toàn bộ cuốn sách bạn muốn xuất bản, bạn vẫn nên viết ra một tài liệu đề nghị trang trọng để biên tập hoặc nhà xuất bản có cái nhìn tổng thể rõ ràng về những gì bạn đang hướng tới để đạt được với cuốn sách của bạn, và tại sao bạn viết nó. Không có hại gì khi gửi toàn bộ bản thảo nếu bạn chọn cách làm như vậy, nhưng bạn không nên mong đợi nhà xuất bản có đủ thời gian để đọc tất cả bản thảo nằm trên bàn họ. Đó là lý do tại sao tài liệu đề nghị lại quan trọng.

Các nhà xuất bản lớn sẽ chỉ tìm kiếm để nhận các tác giả đã tạo ra thương hiệu cá nhân cho riêng họ, và những người đang thực hiện nhiệm vụ thay đổi thế giới. Tham vọng càng lớn thì càng tốt. Các nhà xuất bản nhỏ hơn sẽ tìm kiếm các ý tưởng thích hợp theo các xu hướng đang thịnh hành hoặc nắm bắt những cái mới.

2. Quyết định xem bạn có cần một đại lý hay không

Rất nhiều nhà xuất bản lớn nói trên các trang web công ty họ rằng, bạn cần một đại lý cho bản thảo của bạn để được xem xét. Tôi biết một sự thật rằng điều này không phải luôn luôn đúng; Đã có biên tập viên nói với tôi rằng họ thực sự thích cách tiếp cận cá nhân hơn hoặc sự đề nghị từ ai đó trong mạng lưới của họ. Sự đề nghị cá nhân từ bên trong công ty có ảnh hưởng lớn, thậm chí nếu mọi người không làm việc chung bộ phận.

Như đã biết, các đại lý được kết nối vô cùng tốt trong thế giới xuất bản và biết cách thu hút sự chú ý của nhà xuất bản và đàm phán liên lạc xuất bản để có lợi ích cho tác giả tối đa như thế nào. Thông thường, họ đàm phán nhiều cho những vấn đề như bản quyền làm phim, nếu bạn là tác giả xuất bản lần đầu, mặc dù thú vị, có thể hơi sợ hãi một chút, và có thể không có vấn đề gì bạn cho là quan trọng ở điểm này vào lúc đó. Một đại lý có thể giúp bạn giữ vững lập trường khi bạn có thể không nhận ra điều gì là quan trọng. Họ cũng có thể đảm bảo một khoản phí và tiền bản quyền cao hơn với một nhà xuất bản lớn. Tất nhiên, nhược điểm cho việc này là bạn sẽ phải trả tiền cho họ, thông thường là tỉ lệ bạn kiếm được. Bạn sẽ cần tính toán xem bạn nghĩ đóng góp của họ có đáng để trả phí hay không.

3. Nghiên cứu các nhà xuất bản

Trước khi tiếp cận với một nhà xuất bản, chắc chắn rằng bạn hiểu tường tận danh sách của họ. Danh sách là từ mà các nhà xuất bản và biên tập sử dụng để tham khảo danh mục phía sau của họ, nghĩa là tất cả sách họ xuất bản trong một danh mục hoặc phần ghi của nhà xuất bản cụ thể.

Đảm bảo bạn biết chính xác danh mục thuộc nhà xuất bản nào. Bạn có thể tìm thấy thông tin này trên trang web công ty họ. Tìm xem sách nào họ có trong danh sách.

Suy nghĩ kỹ về việc cuốn sách của bạn là một lựa chọn phù hợp cho phần ghi cụ thể hay không. Nếu bạn viết một cuốn sách kinh doanh, và danh mục bạn đang tìm kiếm là để phát triển cá nhân và tâm linh, thì nó không có cơ hội tốt để được lựa chọn. Tương tự, nếu bạn chú ý một cuốn sách trong danh sách của nhà xuất bản rất giống với cuốn bạn đang viết, họ có thể quyết định nó quá giống để khó có thể tiếp nhận, hay thực tế có thể chuyên về một lĩnh vực quen thuộc, nghĩa là chủ đề của bạn sẽ phù hợp hoàn toàn. Dù bằng cách nào, hãy đảm bảo bạn nỗ lực nhiều để hiểu chiến lược xuất bản trước khi tiếp cận họ.

4. Nghiên cứu những mối liên hệ của bạn

Khi bạn tìm ra danh mục/nhà xuất bản mà sách bạn phù hợp nhất, liên hệ với mạng lưới xã hội của bạn và tìm xem có bất kỳ ai bạn biết có mối liên hệ nào tại các công ty đó không. Không thành vấn đề nếu người đó làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật, thiết bị hay quản lý; thực ra là chỉ cần họ ở bên trong tòa nhà thôi thì đôi khi cũng đủ cho bạn có được sự giới thiệu bạn cần. Yêu cầu họ giúp đỡ, cho dù đó là liên hệ với biên tập viên, hay tìm hiểu quá trình cho một tác giả mới. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết mọi người sẽ muốn giúp bạn nhiều như thế nào.

Nếu bạn không thể tìm thấy mối liên hệ trong công ty, thì hãy thử tìm kiếm trên Twitter và Linkedln để tìm liên hệ ở công ty. Nếu bạn thấy một liên hệ có liên quan, nhờ người nào nằm trong mạng lưới của bạn đã kết nối với họ để gửi một lời chào ấm áp. Nếu bạn không có bất kỳ liên kết trực tiếp hay gián tiếp nào, hãy viết một bài giới thiệu phù hợp hỏi họ có sẵn lòng kết nối hay không. Đảm bảo bạn thể hiện được sự nhận thức về công việc của họ.

5. Liên lạc với tư cách cá nhân

Một khi bạn đã nghiên cứu đầy đủ nhà xuất bản của bạn và danh mục của họ, và có sẵn lời đề nghị để gửi cho họ, sự tiếp cận đầu tiên bạn thực hiện là rất quan trọng. Khi lần đầu tiên chia sẻ lời đề nghị của bạn - dù bằng hình thức viết hay giao tiếp - đảm bảo bạn thể hiện sự tiếp cận với tư cách cá nhân, và phù hợp nhất có thể cho đối tượng của bạn (như nhà xuất bản). Tôi không đề nghị bạn theo dõi họ trên Facebook và tìm tên con chó của họ, để sử dụng trong buổi giao tiếp thông thường! Ý tôi là bạn nhận thức được bạn đang nói chuyện với ai và tưởng tượng cách tiếp cận của bạn sẽ xuất hiện như thế nào theo quan điểm của họ, với tất cả chuyên môn, định kiến và kinh nghiệm của họ. Các nhà biên tập và xuất bản sẽ nhớ bạn nếu họ tin bạn có một sự hiểu biết tốt về công ty và danh sách của họ, và có khả năng cao để nhận tác phẩm của bạn một cách nghiêm túc.

6. Sự vội vã

Đừng sợ mang ý tưởng của bạn đến nhiều nhà xuất bản khác nhau, hay thậm chí đến danh mục khác nhau trong cùng một nhà xuất bản. Theo lời khuyên ở trên và không gửi các lời đề xuất chưa được nghiên cứu hoặc không hay đến biên tập nào mà bạn tìm thấy. Bạn thực hiện việc tiếp cận tốt đến nhà xuất bản có liên quan và chất lượng cao càng nhiều, cơ hội thành công của bạn càng tốt.

7. Thực hành phương pháp trị liệu cho sự từ chối

Như tất cả chúng ta đều biết, bản thảo Harry Potter của JK Rowling bị từ chối bởi rất nhiều các nhà xuất bản trước khi được chấp nhận. Và thậm chí sau khi cô ấy trở nên cực nổi tiếng, bản thảo của cô được viết dưới tên R Galbraith cũng bị từ chối 12 lần. 

Tất nhiên, tất cả những điểm này là những hướng dẫn để thực hiện như thế nào và không có sự đảm bảo thành công. Thậm chí nếu bạn đã viết một cuốn sách tuyệt vời, tìm được một đại lý lớn và gửi lời đề xuất tuyệt vời của bạn đến nhà xuất bản hoàn hảo, và họ thích bản thảo, nó không có nghĩa là sách của bạn sẽ được xuất bản. Có rất nhiều điều nằm ngoài kiểm soát của bạn và thỉnh thoảng thậm chí kiểm soát của họ. Sau đây là vài ví dụ:

  • Nhà xuất bản có thể đã sử dụng tất cả ngân sách của họ trong năm.
  • Họ có thể đã đạt được mục tiêu đặt ra.
  • Đội ngũ trong nhà xuất bản có thể không có khả năng để nhận tác phẩm khác ngay lúc đó.
  • Sự ưu tiên của họ có thể thay đổi do công ty tái cơ cấu.
  • Nhà xuất bản có thể xem xét lại chiến lược của họ.
  • Họ có thể vừa mới kí với một tác giả khác có chủ đề tương tự.
  • Họ có thể đang tập trung vào danh sách đen trong năm (bạn có thể hiểu như "ngân sách của họ đã bị cắt")
  • Có thể có một nhóm khác trong cùng công ty phù hợp hơn để xuất bản bản thảo của họ.
  • Nhà xuất bản đơn giản có thể quá bận để hợp tác với bạn.

Tất cả điều này có thể hiểu là nhà xuất bản bỏ lỡ những cuốn sách tuyệt vời, và các tác giả bỏ lỡ các thỏa thuận xuất bản.

Bởi vậy bạn cần phải quen với sự từ chối. Đó không phải là cá nhân bạn, và bạn không được cho phép bản thân chán nản vì điều đó. Bạn có thể có một cuốn sách tuyệt vời trên tay. Bạn chỉ phải tiếp tục tìm kiếm đến khi bạn thấy nhà xuất bản tốt nhất cho nó.

Sự khác nhau giữa một cuốn sách được xuất bản và không được xuất bản thường dựa trên sự kiên trì của tác giả.

Hãy kiên trì.