9 tháng trước
Tại Sao Những Người Thành Công Đều Trưởng Thành Từ Những Lời Phản Hồi Tiêu Cực
556

5272
Lượt xem
337
Lượt chia sẻ
104
Lượt bình luận

Bạn đã bao giờ phạm những sai lầm mà bạn có thể tránh được giá như bạn chịu lắng nghe lời khuyên của người khác? Tất cả chúng ta đều trải qua điều đó. Ngay cả các tập đoàn lớn thỉnh thoảng cũng phạm phải những sai lầm.

Hãy theo dõi câu chuyện cảnh tỉnh của trang mạng xã hội Facebook. Ra mắt vào tháng 4 năm 2013, Facebook được quảng cáo là một ứng dụng sẽ thay đổi giao diện và cảm nhận của người dùng điện thoại. Cụ thể, nó được thiết kế dưới dạng một ứng dụng sẽ chuyển đổi màn hình điện thoại mặc định của người dùng thành một giao diện của Facebook. Ý tưởng này giúp người dùng sẽ có thể tương tác với Facebook bất cứ lúc nào mà không cần phải đăng nhập vào ứng dụng.[1]


Thật không may, những nhà thiết kế ứng dụng đã không nhận ra rằng điện thoại Android sử dụng rộng rãi các thư mục, widget và các thành phần khác mà nhóm Facebook bỏ qua.

Nhìn thì có vẻ ý tưởng này rất đáng ngạc nhiên. Bạn sẽ sẽ bỏ qua sai lầm này vì nghĩ rằng Facebook sẽ có kiến thức kỹ thuật cần thiết để xây dựng một ứng dụng hoạt động cho Android. Tuy nhiên, trên lý thuyết, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một sai lầm đáng xấu hổ không thể sửa chữa. Họ tập trung vào những ứng dụng sẽ hoạt động trên các thiết bị chạy hệ điều hành iOS, không phải Android, đơn giản là vì cá nhân nhóm đã sử dụng iPhone.[2] Nhận thức của họ bị giới hạn theo một hướng, có nghĩa là họ đã bỏ qua nhu cầu của nhiều khách hàng.

Nhận lời phản hồi không phải lúc nào cũng thú vị, nhưng rất quan trọng

Điều gì có thể ngăn chặn được thảm họa của Facebook? Có hai điều sẽ làm cho tất cả mọi thứ trở nên khác biệt. Đầu tiên, kiểm tra thường xuyên trên các hệ thống iOS và Android sẽ xác định được các vấn đề. Thứ hai, Facebook nên thu thập phản hồi của khách hàng khi họ phát triển ứng dụng.

Tuy nhiên, con người thường có ác cảm bẩm sinh với những lời chỉ trích. Chúng ta không muốn sai, và ngay cả khi những lời chỉ trích mang tính xây dựng, chúng ta có thể trải nghiệm nó như một sự công kích cá nhân. Trên thực tế, nỗi sợ bị chỉ trích có thể khiến chúng ta đổ lỗi cho các yếu tố bên ngoài và những người khác về những sai lầm của chúng ta. Nói cách khác, chúng ta có thành kiến với những lời chỉ trích từ bên ngoài. Chúng ta thà đổ lỗi cho may mắn, cho lỗi lầm của những người khác và cho hoàn cảnh đang nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta thay vì đối mặt với thực tế là chúng ta đã phạm sai lầm.



Trong một số trường hợp, mọi người thường thu mình lại khi đối mặt với những chỉ trích từ bên ngoài đến mức họ không còn xem xét đến bối cảnh của bất kỳ ai khác.[3] Điều này thường xảy ra với các nhà lãnh đạo đã đạt được một mức độ thành công nhất địnhvà kết quả là họ trở nên quá tự tin. Họ mạnh mẽ không có nghĩa là họ có thể áp đặt người khác, và sa thải những người không đồng ý với ý kiến và quyết định của họ. Họ từ chối những lời người khác phản hồi, và từ chối đưa ra lời chỉ trích trong công việc. Cái bẫy này được gọi là Bẫy Hubris. Nó có thể là trở ngại lớn nhất, nguy hiểm nhất đối với sự lãnh đạo hiệu quả.[4]

Cái giá phải trả đến từ việc tránh né những lời chỉ trích


Một số người tránh né những lời chỉ trích vì họ muốn giữ hình tượng cho bản thân khi một ai đó có nguy cơ sẽ kìm hãm sự phát triển cá nhân và chuyên nghiệp của họ. Khi chúng ta thoái thác trách nhiệm cá nhân và thay vào đó đổ lỗi cho các yếu tố bên ngoài dẫn đến những thất bại của mình, chúng ta đang đưa bản thân vào một cái bẫy. Nếu bạn không tin rằng thành công nằm trong tay bạn, bạn sẽ không có xu hướng nỗ lực để làm cho các dự án của bạn thành công.

Nếu bạn không tìm kiếm những lời chỉ trích và phản hồi, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có nguy cơ thất bại. Ngay cả khi sản phẩm có chất lượng cao, bạn sẽ không bao giờ có tiền lời nếu không có ai muốn mua nó. Dành nhiều tháng hoặc nhiều năm để phát triển một sản phẩm mới chỉ để thấy nó ế ẩm vì nó không có người mua. Hậu quả có thể là thảm họa.

Lấy Facebook làm ví dụ. Ban đầu, Facebook đã lên kế hoạch tính phí người dùng 99 đô la cho gói đăng ký hai năm, nhưng do không có nhu cầu, mức giá này đã giảm xuống chỉ còn 0,99 đô la trong vòng vài tuần kể từ khi phát hành. Công ty cũng phải tái cấu trúc. Nói tóm lại, nhóm nghiên cứu của Facebook đã mắc một sai lầm khiến công ty phải trả giá bằng một khoản tiền và công sức đáng kể.[5]

Tiếp thu những lời chỉ trích như một chuyên gia


Những người thành công thực sự biết cách chấp nhận những lời chỉ trích mà không coi đó là một cuộc công kích cá nhân. Sự tự tin giúp họ thoải mái đánh giá phản hồi từ người khác và quyết định có nên hành động theo nó hay không. Họ làm điều này mà không rơi vào cái bẫy giả định rằng việc nhận những lời chỉ trích là một trải nghiệm tiêu cực hoặc thất bại, điều này có nghĩa là chính họ vượt quá một cái bẫy vô phương cứu vãn.

Làm quen với việc dự đoán phản hồi tiêu cực

Sẽ luôn có một ai đó ngoài kia không thích công việc hay cách tiếp cận của bạn. Càng sớm làm quen với ý tưởng rằng mọi người đều phải chịu sự chỉ trích, bạn sẽ càng không bị tổn thương lòng tự trọng, nhờ đó bạn sẽ càng hạnh phúc hơn. Dù thất bại nhưng mọi việc vẫn ổn! Hãy để bản thân học cách chấp nhận những sai lầm hôm nay và mai sau.

Giữ bản ngã của bạn trong tầm kiểm soát là một thử thách khó khăn, nhưng nhìn một cách khách quan vào một phần của sự chỉ trích hoặc lời phản hồi sẽ có lợi cho bạn về lâu dài. Sau cùng, bạn phải biết mình nên bắt đầu từ đâu để cải thiện bản thân hoặc công việc? Nếu bạn nghĩ về những lời chỉ trích như là một sự hữu ích vì nó mang lại cho bạn những mục tiêu hành động. Ví dụ, câu "Bạn đã làm rất tốt!" ít tạo cho bạn động lực phấn đấu hơn so với câu: "Bài thuyết trình của bạn rất hay, nhưng giọng nói của bạn hơi quá cao.”

Chúng ta có thể ý thức được rằng một số lời chỉ trích là vô ích. Hãy xem hướng dẫn này để giúp bạn xác định xem ai đó phản hồi có hợp lý không.

Tiếp nhận những lời phản hồi một cách nhanh chóng

Bạn nên đặt mục tiêu nhận phản hồi về công việc và ý tưởng của bạn càng sớm càng tốt. Càng sớm nhận được phản hồi, bạn càng có thể sớm điều chỉnh mọi việc đi đúng hướng! Nhóm nghiên cứu của Facebook đã nhận được phản hồi, nhưng chỉ sau khi sản phẩm được ra mắt. Đến lúc đó thì đã quá muộn. Chỉ cần nghĩ về bao nhiêu tiền, thời gian và sự bối rối mà họ có thể đã không phải lãng phí chúng nếu họ để mọi người dùng thử sản phẩm trước khi tung nó ra thị trường.


Không có một ai thành công mà không nhận được những lời chỉ trích vào một lúc nào đó. Nếu bạn định dấn thân vào một dự án hoặc hợp tác kinh doanh, bạn cần chuẩn bị cho những phản hồi tiêu cực. Tuy nhiên, miễn là bạn biết cách chấp nhận nó, những lời chỉ trích sẽ không ngăn bạn tiến về phía trước. Trong thực tế, nó có thể là món quà tốt nhất bạn từng nhận được!

Nguồn hình ảnh: Freepik từ freepik.com

Tài liệu tham khảo