2 tháng trước
Tại Sao Tôi Luôn Mệt Mỏi Kể Cả Sau Khi Nghỉ Ngơi
304

3701
Lượt xem
57
Lượt chia sẻ
4
Lượt bình luận

Tôi thường về nhà và nằm dài trên ghế sofa để nghỉ ngơi sau khi đi làm về. Sau này, tôi muốn dành nhiều thời gian hơn để phát triển bản thân. Thật không may lượng thời gian duy nhất tôi có thể cắt giảm chính là thời gian "nghỉ ngơi", thời gian mà tôi bắt đầu thay thế với những hoạt động như tập luyện và đọc sách. Thật ngạc nhiên vì tôi đã không thấy mệt mỏi nữa. Thật ra nó làm tôi thấy sảng khoái hơn! Khi tôi nhìn lại "nghỉ ngơi" thật sự là gì, tôi thấy rằng nó bị hiểu sai khá nhiều, và tôi hiểu tại sao nhiều người thường thấy mệt mỏi kể cả sau khi đã "nghỉ" rất nhiều.

Để tâm trí bạn lang thang tự do là cách nhanh nhất dẫn đến kiệt sức

Phần lớn mọi người định nghĩa nghỉ ngơi là:

  • Nằm dài trên sofa hoặc trên giường
  • Chẳng làm gì cả (liệu có thể không?)
  • "Netflix và thư giãn"
  • Không làm việc nhà

trong khi cơ thể bạn đang trong tư thế thư giãn thì tâm trí bạn không hề. Nghỉ ngơi là một hoạt động trí óc, không phải hoạt động thể chất. Khi bạn đang làm những hoạt động liệt kê ở trên, bạn thúc đẩy hoạt động trí óc phản tác dụng với việc nghỉ ngơi.

Xem TV không cần suy nghĩ, lướt mạng hoặc đọc những dòng tweets thật ra không phải không cần suy nghĩ. Loại hoạt động và kích thích trí óc này thật sự có thể làm bạn mệt mỏi hơn ban đầu nhiều. Não của bạn không những đang xử lý tất cả những thông tin bạn thu thập vào một cách im lặng, mà còn đang chuẩn bị và khuyến khích bạn giao tiếp[1]. Một nghiên cứu gần đây[2] tìm ra rằng khi bộ não không chủ động tham gia vào một hoạt động tỉnh táo, nó sẽ chuyển sang trạng thái chuẩn bị cho việc tương tác xã hội với người khác.

Một điều quan trọng khác cần xem xét là não bộ cần điều gì đó để tập trung vào để đạt được trạng thái nghỉ ngơi cộng sinh. Nó cần một mục đích. Hãy nghĩ về một hoạt động cần rất ít sự tập trung và chú ý – như là tắm chẳng hạn. Hầu hết thời gian bạn nghĩ đến việc khác và tâm trí bạn thì đang bận rộn giải quyết vấn đề và suy luận. Kiểu hoạt động trí óc này cần thiết và có lợi, nhưng nó không có chỗ cho nghỉ ngơi. Để tâm trí bạn lang thang tự do chính là cách nhanh nhất dẫn đến sự kiệt sức.

Cảm xúc con người không đáng tin cậy

Khi chúng ta tin cảm xúc của mình, khả năng cao ta chỉ nằm dài trên ghế sau một ngày làm việc, thậm chí nếu ta biết rằng nên tập luyện 30 phút vì sức khoẻ. Vào cuối tuần, ta thường ngủ nướng vì ta "cảm thấy" rằng ta cần ngủ thêm, mặc dù thật ra nó phá hỏng thói quen ngủ của ta. Cũng như nghỉ ngơi, việc là chính bản thân bạn không nhất thiết nghĩa là thư giãn. Khi chúng ta dựa vào cảm giác, thường kết thúc bằng việc mệt mỏi hơn.

Vậy nghỉ ngơi thực ra là gì?

Nghỉ ngơi là một hoạt động. Nó không phải trạng thái "không làm gì". Dưới đây là 2 cách quan trọng để khởi động não bộ của bạn vào việc chủ động nghỉ ngơi. Chúng đối lập trực tiếp với những gì xã hội thường coi là nghỉ ngơi và thư giãn nhưng tôi thách thức bạn thử một lần.

Thay đổi giữa những hoạt động trái ngược nhau

Nếu bạn đang làm việc với máy tính, sau vài giờ hãy chuyển sang hoạt động chân tay nào đó, hoặc đi dạo hay chạy bộ. Nếu bạn đang làm một dự án đầy tính kĩ thuật và chi tiết, hãy chuyển qua làm gì đó đòi hỏi sự sáng tạo. Sau khi ngồi họp cả ngày hoặc vừa thuyết trình, làm việc gì đó yên tĩnh một mình mà không liên quan đến người khác như là kiểm tra tài khoản hoặc chuẩn bị bữa tối. Khi bạn làm những hoạt động này, hãy chắc rằng bạn đang tĩnh tâm — hoặc hoàn toàn tập trung vào hiện tại — khi bạn làm mỗi hoạt động.

Chìa khóa ở đây là nhớ rằng não bộ cần và thích sự tập trung. Sau khi làm một số việc ở trên, bạn thường cảm thấy muốn "nghỉ". Làm theo cảm giác này sẽ làm cạn sạch năng lượng còn lại của bạn.

Tập luyện nhẹ nhàng

Tập luyện là cách chữa những gì làm ta mệt mỏi. Tập luyện điều độ giảm stress [3], tăng năng suất, sức khoẻ và tinh thần nói chung đồng thời kéo dài tuổi thọ. Nghiên cứu cho thấy thường xuyên hoạt động nhẹ là một trong những cách điều trị tốt nhất cho những ai bị kiệt sức và mệt mỏi [4].

Điều này đúng cả với những người ngồi làm việc nhiều hoặc những việc cần dùng chân tay. Dù bạn ngồi cả ngày ở bàn làm việc hay làm ở bến tàu bốc dỡ hàng hoá nặng, nghiên cứu cho thấy rằng tập luyện nhẹ nhàng bên cạnh những công việc hàng ngày đó giúp tâm trí và cơ thể bạn được nghỉ ngơi.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại đại học Georgia[5] đã tìm ra rằng luyện tập điều độ với cường độ thấp làm tăng năng lượng xúc cảm.

“Rất nhiều người đang làm việc quá sức", theo Patrick O'Connor, đồng quản lý của phòng thí nghiệm tập luyện tâm lý của trường. "Tập luyện là cách để mọi người thấy nhiều năng lượng hơn. Có nền tảng khoa học cho điều này, và nó có những lợi thế khi so sánh với những thứ như caffeine và nước uống tăng lực."

Trong nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu được chia thành ba nhóm. Một nhóm được yêu cầu tập aerobic với cường độ vừa phải ba lần một tuần trong sáu tuần. Nhóm thứ hai tập aerobic cường độ thấp trong cùng khoảng thời gian và nhóm thứ ba – nhóm kiểm soát – không tập luyện gì hết. Cả hai nhóm tập luyện đều nhận thấy mức năng lượng đã tăng 20 phần trăm so với nhóm không tập gì. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng tập với cường độ lớn ít hiệu quả trong việc giảm mệt mỏi hơn là tập cường độ thấp. Nhóm cường độ thấp giảm 65 phần trăm ở các mức mệt mỏi, trong khi nhóm cường độ cao hơn chỉ giảm 49 phần trăm. Quan trọng bạn hãy nhớ là bất kì bài tập luyện nào cũng tốt hơn là không tập.

Để thật sự nghỉ ngơi và thấy sảng khoái, đã đến lúc phát triển một chuẩn mực mới và hãy cho tâm trí và cơ thể chúng ta cái chúng thật sự cần để nghỉ ngơi.

Tài liệu tham khảo