Tình hình tài chính của bạn có thể được cải thiện hoặc đi xuống tùy vào cách bạn lập ngân sách. Thật không may, phá vỡ kế hoạch luôn dễ hơn việc thực hiện nó. Sau đây là 6 lý do bạn không theo sát được kế hoạch chi tiêu — và các cách để thay đổi điều đó.
1. Bạn không thực tế
Chúng ta đều muốn có một số tiền khổng lồ không bao giờ hết; dù vậy, trừ khi bạn vừa mới bán được một công ty kinh doanh qua mạng đáng giá, không thì bạn sẽ phải sống cùng một thế giới thực với tôi thôi. Vậy nên, nếu bạn muốn theo sát được kế hoạch chi tiêu đề ra, bạn phải đảm bảo là nó có tính thực tế. Hãy nhìn lại tài khoản ngân hàng của mình và nghĩ về những hoàn cảnh thực tế xem bạn sẽ tiêu tiền như thế nào.
2. Bạn cho rằng việc lập kế hoạch chi tiêu quá phức tạp
Đừng sợ hãi. Lập kế hoạch chi tiêu cũng vui mà! Việc lập kế hoạch giúp bạn không cảm thấy tội lỗi khi tiêu tiền. Thậm chí nếu bạn tiêu vào một món đồ không thật cần thiết, bạn cũng đã lên kế hoạch cho nó rồi. Vì vậy đây chính là cách bạn sử dụng tiền đúng đắn. Hãy bắt đầu bằng việc phân loại những chi tiêu hàng tháng của bạn vào từng mục một. Một số người thích có nhiều khoản chi tiêu. Tôi không thế. Điều này khiến quá trình lên kế hoạch trở nên quá phức tạp. Tôi đơn giản hóa ngân sách của mình bằng việc phân ra một vài mục như: tiền nhà, tiền điện nước, những món quà, đồ ăn, tiền xăng xe và mua sắm. Những mục này kiểm soát toàn bộ ngân sách trong tháng cho bạn, và chỉ mất có vài phút để lập ra chúng thôi. Vậy nên hãy bắt đầu thật đơn giản, và bạn luôn có thể thêm những khoản chi tiêu khác vào một khi đã làm quen với việc bám sát ngân sách của mình.
3. Bạn tiêu pha quá nhiều
Đừng trở thành nước Mỹ! Hãy đảm bảo bạn không lâm vào "khủng hoảng nợ nần" tiêu nhiều hơn kiếm bằng việc so sánh những khoản bạn kiếm được và những khoản bạn đã tiêu. Nếu bạn đang tiêu tiền nhiều hơn kiếm tiền, hãy bắt đầu bằng việc nhận thức điều bạn đang làm sẽ không duy trì được lâu. Bạn muốn tạo ra một tương lai tươi sáng hơn, vậy nên hãy đảm bảo là ít nhất không vung tay quá trán ngay từ bước đầu tiên. Sau khi đã kiểm soát được ngân sách của mình, bạn có thể bắt đầu tiết kiệm tiền. Nhưng giờ hãy lo việc cắt giảm chi tiêu đi đã!
4. Bạn không chịu mất thời gian để tập làm việc này
Tôi và chồng tôi đã mất hàng tháng để tập được việc chi tiêu hợp lý. Chính xác là mất khoảng 6 tháng. Vậy nên đừng từ bỏ việc lập ngân sách ngay khi bị thất bại trong tháng đầu tiên. Phần lớn mọi người đều thất bại. Nếu bạn đang tập chạy ma-ra-tông, bạn không thể chạy được 26.2 dặm ngay trong ngày đầu tiên đúng không. Việc lên kế hoạch chi tiêu cũng vậy thôi. Bạn phải dành thời gian để tập làm điều này. Hãy xác định mình sẽ mất khoảng vài tháng đầu tập tành, và sớm thôi bạn sẽ trở thành một nhà lên kế hoạch "xịn" luôn.
5. Bạn không ghi lại kế hoạch chi tiêu
Nếu bạn không viết lại kế hoạch của mình, gần như bạn sẽ không thể thành công trong việc bám sát nó. Việc viết ra giấy giúp biến những kế hoạch của bạn từ ý tưởng sơ khai trở thành hiện thực. Thêm nữa, rất có khả năng trong tương lai bạn sẽ phải xem lại những bản kế hoạch cũ, vậy nên việc viết nó ra sẽ giúp ghi lại tiến trình thực hiện của bạn.
6. Bạn không thích làm việc này
Hãy thật thà với chính mình, nếu bạn không muốn làm gì đó, bạn rất có thể không có ý định bắt bản thân làm nó đúng không. Vậy nên hãy tập thích việc lập ngân sách đi! Lên kế hoạch chi tiêu cũng chính là cách bạn lên kế hoạch cho tương lai mình. Muốn trả hết nợ nần? Muốn mua nhà? Muốn mua cái túi xách bạn bạn vẫn hằng mơ ước ấy? Bằng cách lập ngân sách, bạn đã tiến một bước dài gần hơn đến đích. Đây chính là thứ mà không ai có thể lấy đi của bạn.
Bằng việc bám sát theo một ngân sách chi tiêu, bạn có thể thay đổi cuộc đời mình từ việc mất quyền kiểm sát trở thành nắm quyền làm chủ. Đồng thời, bạn cũng có thể theo đuổi những ước mơ. Hãy dùng sáu mẹo này để đảm bảo bạn vẫn đang theo sát kế hoạch và đến những nơi mà bạn muốn để.
Nguồn ảnh bìa: Money Whirlpool/Patrick Hoesly