Ngày càng có nhiều người hơn thay đổi thói quen mua sắm từ cửa hàng sang trực tuyến trên mạng. Mặc dù đây là một phương thức mua hàng tiện lợi song vẫn hiện diện những rủi ro. Thế nhưng, miễn là bạn chú ý những cách thức đề phòng thích hợp thì không có gì phải lo lắng cả. Dưới đây là một số mẹo bảo mật trong sẽ giúp trải nghiệm mua hàng trực tuyến của bạn tuyệt vời hơn rất nhiều.
1. Cẩn thận với WiFi
Hãy cảnh giác mua sắm khi bạn đang dùng một mạng WiFi lạ. Bạn có thể chọn sản phẩm bỏ vào giỏ hàng, nhưng hãy đợi khi kết nối mạng được bảo mật rồi hãy xác nhận đặt đơn hàng. Đừng bao giờ điền thông tin cá nhân hoặc số thẻ tín dụng khi đang sử dụng mạng không được bảo mật.
2. Tìm hiểu nhà cung cấp
Đôi khi bạn mong muốn chọn một chương trình ưu đãi trực tuyến lớn từ một đại lý mà bạn không quen thuộc, dù sao thì chọn mua từ nhà cung cấp bạn đã biết rõ vẫn là tốt hơn. Nếu có khuyến mãi nào có vẻ là quá tốt để có thể là thật, khả năng cao là nó không có thật. Không cung cấp thông tin thẻ tín dụng cho các công ty mà bạn không biết gì về họ.
3. So sánh giá
Trước khi thực hiện bất cứ giao dịch nào, điều nên làm là dạo một vòng trên mạng để so sánh giá. Vào các trang và ứng dụng khác nhau tìm cùng các sản phẩm bạn muốn, xem nơi nào có ưu đãi tốt nhất và chi phí giao hàng thấp nhất. Bạn cũng có thể tiết kiệm tiền bằng cách sử dụng các mã giảm giá thông qua các dịch vụ như PassbeeMedia.
4. HTTPS
Nếu một trang mạng URL bắt đầu bằng HTTP mà không phải là HTTPS, đó không phải là một trang mạng được bảo mật. Chữ cái “S” viết tắt cho secured (nghĩa là bảo mật). Đồng thời bạn cũng nhìn xem có biểu tượng ổ khóa trên thanh địa chỉ không. Đó là cách kiểm tra rằng bạn có được kết nối bảo mật theo tiêu chuẩn an ninh công nghệ SLL (Secured Sockets Layer) hay không, và đó cũng là tiêu chuẩn của hầu hết các trình duyệt, như là Chrome, Firefox, và Explorer.
5. Kiểm tra báo cáo chi tiêu
Chúng tôi hết sức nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nắm rõ những chi trả qua thẻ tín dụng của bạn. Bất cứ khoản phí nào mà bạn không nhớ là do bạn thực hiện, hãy liên lạc với công ty chủ thẻ để báo cáo.
6. Mật khẩu và thiết bị di động
Luôn luôn dùng mật mã mở khóa cho điện thoại và máy tính bảng của bạn. Rất nhiều người không dùng mật mã, nhưng chỉ mất vài giây để cài đặt, và nó sẽ giúp bảo vệ thông tin của bạn đối với các mối đe dọa. Nếu thiết bị của bạn bị mất, không ai có thể truy cập mật khẩu hoặc thông tin cá nhân của bạn.
7. Lừa đảo qua mạng - Online Scams
Chúng đều biết có hàng ngàn vụ lừa đảo trên mạng ngoài kia. Rất nhiều vụ lừa đảo trông có vẻ rất thật. Ví dụ, rất nhiều kẻ lừa đảo tấn công giả mạo (“Phish”) để lấy cắp thông tin người dùng, chúng gửi những thư điện tử giả vờ là các công ty bạn đã biết, yêu cầu cập nhật mật khẩu. Luôn liên hệ đến các công ty thực tế trước khi làm bất cứ điều gì được yêu cầu qua thư điện tử, vì sự an toàn của bạn. Một thứ khác để bạn đề phòng nữa là SMiShing. Đây cơ bản là tấn công giả mạo (Phising) qua tin nhắn văn bản.
8. Thường xuyên thay đổi mật khẩu
Các tin tặc không ngừng tìm cách lấy thông tin từ các trang mạng, qua thời gian rồi chúng sẽ đánh cắp được thông tin trên các trang, truyền thông xã hội, và các nơi khác của bạn. Bạn càng thường xuyên thay đổi mật khẩu, càng giảm thiểu được khả năng bị lấy cắp thông tin.
9. Tín dụng, chứ không ghi nợ
Thẻ tín dụng nhận được nhiều bảo mật hơn thẻ ghi nợ. Hầu hết các công ty cung cấp thẻ tín dụng có chính sách bảo vệ người mua hàng, nên bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm cho các giao dịch không phải do bạn khi thẻ bị đánh cắp. Thẻ ghi nợ thì không có chính sách này, và kẻ cắp có thể quét sạch tài khoản của bạn.
10. Lưu bản sao đơn đặt hàng trực tuyến
Bất cứ khi nào bạn mua hàng trực tuyến, hãy lưu lại bản sao đơn hàng. Bạn sẽ có bằng chứng về đơn hàng trong trường hợp có vấn đề phát sinh. Trang xác nhận đơn hàng cần có hóa đơn và cả số đơn hàng. Hãy giữ những thông tin này cho đến khi bạn nhận được sản phẩm.
Nguồn ảnh bìa: Recrea HQ từ flickr.com