4 tháng trước
Tình Yêu Không Bất Biến. Chúng Ta Phải Học Những Mẹo Giao Tiếp Trong Tình Yêu
442

5046
Lượt xem
200
Lượt chia sẻ
16
Lượt bình luận

Bạn có từng nhận ra mình đang phàn nàn về mối quan hệ lãng mạn với một người bạn. Bạn có từng nghe tiếng lòng của mình nói rằng:

“Anh ấy dường như không bao giờ lắng nghe mình!”

“Cô ấy toàn im lặng mỗi khi bực tức!”

“Tôi cảm thấy chúng tôi chỉ suốt ngày gây lộn mà thôi.”

Điều gì chúng ta nên nghĩ tới? Bạn hẳn cần phải cải thiện kỹ năng ứng xử với đối phương.

Không ai có thể luôn luôn hòa hợp với người khác

Một khi dành quá nhiều thời gian với một ai đó thì khả năng cao là hai bạn sẽ có sự bất đồng với đối phương. Hãy nhớ rằng, điều đó hoàn toàn bình thường. Không ai có thể luôn luôn hòa hợp với người khác. Nhưng những bất đồng có thể dễ dàng trở thành những cuộc cãi vã nếu như bạn không cải thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân.

Tất cả những vấn đề trong các mối quan hệ đều bắt nguồn tự sự yếu kém trong kỹ năng giao tiếp

Có kỹ năng giao tiếp tốt khiến bạn có nhiều cơ hội đạt được mối quan hệ hạnh phúc, viên mãn và thành công.[1] Nếu cả hai người trong số các bạn đều cùng nhau cải thiện khả năng giao tiếp, thì mối quan hệ đó sẽ phát triển mạnh mẽ vượt qua những gì bạn từng nghĩ. Hãy luôn nhớ rằng tất cả những vấn đề trong các mối quan hệ đều bắt nguồn tự sự yếu kém trong kỹ năng giao tiếp.[2]

Để bắt đầu thực hiện điều đó, hãy điểm qua những bẫy thông thường trong giao tiếp ở những mối quan hệ và những mẹo nhỏ mà bạn có thể thực hiện để cải thiện kỹ năng giao tiếp.

4 cạm bẫy giao tiếp nguy hiểm cần tránh

Để cảm xúc vượt quá tầm kiểm soát

Khi bạn bất đồng quan điểm với nửa kia của mình, rất dễ khiến chúng ta tranh luận, cãi vã. Susan Heitler, tiến sĩ và nhà nghiên cứu tâm lý học về những cặp đôi, nói rằng "Bạn càng nóng nảy, bạn sẽ càng nhanh chóng rơi vào con đường chỉ trích và đổ lỗi cho nhau."[3]

Đã bao lần một trong số những bất đồng của bạn lại khiến bạn đổ lỗi cho đối phương về điều gì đó.

Đổ lỗi

Khi nói chuyện với đối phương, nếu bạn luôn mở lời bằng câu "Anh/Em luôn", nó sẽ khiến cuộc nói chuyện trở thành tranh luận và khiến người nghe nghĩ rằng bạn không muốn hợp tác.[4] Đó là vì đối phương sẽ tự động có cảm giác phòng vệ, vì họ nghĩ là mình đang bị đổ lỗi vì điều gì đó.

Lắng nghe để phản ứng thay vì lắng nghe để hiểu

Nếu bạn cảm thấy mình luôn suy nghĩ về cách phản ứng lại những điều đối phương nói, bạn chắc hẳn sẽ cắt ngang lời nói của họ. Xen vào lời người khác khiến họ nghĩ rằng bạn không hề quan tâm điều họ nói.[5] Và lẽ dĩ nhiên điều đó thì không được hay ho chút nào.

Tránh những chủ đề gây khó khăn

Có lẽ luôn có một chủ đề mà cả hai không bao giờ có thể tranh luận mà không tránh khỏi cãi vã. Bạn hãy tin rằng điều tốt nhất cần làm đó là tránh những chủ đề khó khăn như vậy, và các bạn cũng sẽ tránh khỏi những trận cãi vã nảy lửa.

Chỉ với 4 cách cần thiết để tạo sự thay đổi

Dành một khoảng lặng cho bản thân

Nếu cảm thấy bản thân đang cáu giận hay nhận ra mình đang chỉ trích đối phương, thì hãy dừng cuộc đối thoại. Bạn cần không gian để suy nghĩ và thậm chí nên tránh xa khỏi đối phương một vài phút. Nếu không ai trong số hai người có thể bình tĩnh trở lại, hãy nghĩ tới việc đề cập vấn đề này vào một buổi nói chuyện khác. Những cảm xúc như vậy không phù hợp để giao tiếp lành mạnh.

Dùng đại từ " tôi" và ngôn ngữ " chúng ta" luân phiên

Rõ ràng trong cảm xúc và quan điểm, đồng thời thể hiện nó ra ngoài mà không chỉ trích bằng cách dùng từ chỉ bản thân "Anh/Em".[6]

Nói những điều như là "Anh/Em cảm thấy" hay "Anh/Em lo lắng rằng" sẽ tốt hơn so với việc "Em/Anh đã làm điều X". Cũng như vậy, nhắc nhở đối phương rằng bạn coi mối quan hệ của bạn như một nhóm bằng việc sử dụng ngôn ngữ "chúng ta" để trở nên bao hàm toàn bộ hơn.

Dừng việc cắt lời và để ý đến ngôn ngữ hình thể

Mặc dù, dễ dàng hơn cả khi chờ đợi tới lượt mình nói. Thay vì vậy hãy cố gắng dành thời gian để hiểu những điều họ đang nói đến.

Chú ý tới ngôn ngữ hình thể và cách thể hiện cảm xúc của họ, điều đó có thể giúp bạn hiểu được trọng tâm vấn đề mà đối phương cố gắng đề cập tới.[7]

Đề cập đến tất cả mọi điều. Theo nghĩa đen

Đối diện trước những cuộc đối thoại với những chủ đề khó khăn và dễ gây khó xử. Khi đó một mối quan hệ lành mạnh và bền lâu có nghĩa là họ sẽ biết cách cùng nhau giải quyết vấn đề, như là một đội.

Các bạn càng có những cuộc đối thoại khó khăn, thì bạn sẽ càng cảm thấy tự tin và tin tưởng vào mối quan hệ của mình.[8]

Cuối cùng, việc cố gắng cải thiện kỹ năng giao tiếp cùng đối phương khiến cho mối quan hệ của các bạn trở nên bền vững hơn. Đó là một mối quan hệ mà hai bạn có thể tập trung phát triển từng cá nhân riêng biệt, đồng thời cũng như một nhóm.

Tài liệu tham khảo